Trông đáng sợ và xấu xí nhưng loại bắp này lại là món ngon nổi tiếng, được săn đón với giá cao
Nhìn bắp ngô nổi đầy những “khối u” màu đen, trông như bị mốc hoặc bị hỏng, khiến nhiều người sợ hãi nhưng đó lại là một món ngon hiếm có.
Bắp ngô bị nhiễm nấm có ăn được không?
Huitlacoche là tên của một loại nấm mốc chuyên gây ra “bệnh than ngô”, thường phát triển mạnh trên thân bắp ngô. Đây là một loại bệnh gây hại cho cây trồng, phổ biến ở những vùng trồng bắp ngô trên thế giới.
Khi nấm sống ký sinh trên cây ngô, nó lây nhiễm vào tất cả các bộ phận, khiến hạt ngô sưng phồng giống như khối u, chứa đầy bột màu đen. Loại bệnh này phổ biến ở ngô, còn được gọi là bệnh xì mủ ngô.
Nhìn bên ngoài, quả ngô có hình dáng xấu xí, đáng sợ, trông giống như có độc, nhưng nó hoàn toàn không độc, thậm chí còn là một món ăn tuyệt vời ở một số nơi như Mexico và miền đông bắc Trung Quốc. Ở Mexico, Mỹ và châu Âu, người ta gọi loại ngô này là “nấm cục đen Mexico”.
Người Mexico thường chế biến loại ngô này thành các món ăn khác nhau, chẳng hạn như làm nhân các món tamale, món hầm, súp và burrito, đôi khi còn ăn sống.
Video đang HOT
Ở miền đông bắc Trung Quốc, người ta thường trộn những bắp ngô bị nấm này với các loại rau củ như khoai tây, đậu, bí xanh và cà tím, hương vị được cho là rất ngon.
Loại bắp này chứa nhiều khoáng chất cần thiết, trong đó hàm lượng cao nhất là kali, đạt 5.000mg/kg. Kali có thể duy trì sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể, hỗ trợ một số enzym trong việc vận chuyển và sử dụng năng lượng, tổng hợp protein và chuyển hóa carbohydrate.
Hơn nữa, hàm lượng selen trong loại bắp ngô này khá cao, đạt 0,23mg/kg. Cơ thể người không tự tổng hợp được selen mà phải nạp từ bên ngoài vào. Vì thế, ăn bắp ngô bị nhiễm nấm này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch, chống lão hóa, chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ thị lực…
Bắp ngô cũng rất giàu protein và axit amin. Tùy thuộc vào giống được trồng, hàm lượng protein trong ngô nhiễm nấm chiếm từ 10% đến 14,5%.
Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, ngô chứa 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hàm lượng lysine trong vi khuẩn gây bệnh cho ngô khá cao, chiếm từ 6,3% đến 7,3% tổng lượng protein.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một loạt các hợp chất trong bắp ngô có đặc tính chống ung thư, chẳng hạn như hợp chất cinnamoylphenethylamine có thể chống lại các tác nhân gây bệnh bạch cầu. Trong các nghiên cứu trước đây, một trong những loại tyramine này đã được chứng minh là có thể điều trị bệnh tiểu đường type 2.
Bắp ngô bị nhiễm nấm từng bị nông dân vứt bỏ
Trước đây, khi phát hiện ngô bị nấm xâm nhiễm như thế này, những người nông dân rất lo sợ vì có thể làm giảm sản lượng ngô. Họ không biết nó có thể ăn được nên vứt bỏ hết tất cả.
Trong quá khứ, tình trạng ngô bị nhiễm nấm đã làm giảm năng suất trên các cánh đồng ngô của Mỹ khoảng 10%. Chính phủ Mỹ và nông dân đã đầu tư hàng triệu đô la vào nghiên cứu để cố gắng diệt trừ căn bệnh này và phát triển các giống ngô kháng bệnh.
Nhưng kể từ khi phát hiện ra loại ngô bị nấm này có thể ăn được, các chuyên gia đã chuyển sang sáng chế ra các loại bột ăn được từ nó.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison cũng phát hiện ra rằng, trong khi ngô bình thường chỉ mang lại lợi nhuận vài xu cho mỗi bắp, bắp ngô bị nấm có thể đạt được lợi nhuận tới 80 xu. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Mỹ bắt đầu tiến hành các thử nghiệm khuyến khích nông dân ở các bang như Florida chuyển hướng sang trồng và sản xuất ngô bị nhiễm nấm.
Tại Trung Quốc, việc trồng loại ngô này vẫn có nhưng ít do khả năng kháng bệnh của nó ngày càng cao nên sản lượng rất hiếm. Giá loại ngô này trên thị trường dao động 50-60 tệ (167-200 nghìn đồng)/0,5 ký.
Bún nước lèo - một hương vị rất riêng ở Sóc Trăng
Miền Tây sông nước không chỉ nơi du lịch yên bình mà còn là nơi sản sinh ra vô vàn món ngon độc lạ không lẫn vào đâu, và trong số đó chính là bún nước lèo.
Mùi thơm của sả, ngải bún, chút mằn mặn của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, hăng hăng của rau thơm đã tạo nên tô bún nước lèo đặc biệt của Sóc Trăng.
Nếu các loại bún nước lèo của miền Tây như bún nước lèo Trà Vinh, Kiên Giang, bún cá Châu Đốc thường được chế biến từ mắm cá linh, mắm cá sặc... thì bún nước lèo Sóc Trăng được chế biến từ mắm bò hóc, một loại mắm đặc biệt của người của người Khmer.
Là loại mắm khá đặc trưng về mùi vị, màu sắc, thế nhưng cách chế biến nước lèo của món bún này đơn giản đến khó tin. Cụ thể, người ta chỉ cần nấu mắm với nước sôi. Khi thịt mắm rã hết thỉ lọc bỏ xương. Phần nước được cho lại vào nồi, thêm gia vị là có thể dùng.
Ngãi bún làm cho nồi nước dùng không lẫn vào đâu được
Đơn giản như thế nhưng để bật lên hương vị chuẩn của món ăn thì không thể thiếu ngãi bún, một loại gia vị có nguồn gốc từ Campuchia. Chính ngãi bún tạo ra một thứ hương vị "bí ẩn" khiến nồi nước lèo có mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Cá lóc được lượt bỏ hết phần da đầy ắp thịt cá
Không chỉ mê hoặc thực khách với loại nước lèo có mùi thơm của sả, của ngãi bún, mằn mặn của mắm, tô bún nước lèo Sóc Trăng còn "quyến rũ" với miếng cá lóc luộc đã bỏ hết xương trắng phau, mực tươi xắt con chì, tôm tươi lột vỏ, thịt heo quay cắt thành từng miếng. Đi cùng món ăn là đĩa rau đa dạng về màu sắc, hương vị như rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau húng, rau quế, chanh, ớt và chén muối ớt thơm đậm.
Thưởng thức món bún nước lèo thơm lừng cùng với một dĩa rau nhiều màu sắc hấp dẫn
Nhờ vào sự kết hợp hài hòa, tinh tế trong cách dùng nguyên liệu và thực phẩm, có thể nói bún nước lèo Sóc Trăng ăn rất ngon, không nhầm lẫn với bún nước lèo ở địa phương khác. Chỉ người dân chính gốc ở Sóc Trăng mới nấu được món bún thơm, ngon này.
Mẹ đảm 8X mách thực đơn cả tuần toàn món ngon, tham khảo ngay để đỡ phải nghĩ 'hôm nay ăn gì' Đối với chị Trang, nấu ăn là đam mê nên việc vào bếp không phải là nhiệm vụ mà là niềm vui thật sự và chị muốn truyền cảm hứng này đến với các chị em nội trợ. Đới với người Việt Nam, cơm gia đình chính là bữa cơm kết nối yêu thương giữa các thành viên trong một nhà. Bữa cơm...