Trong 6 năm qua, cả nước giảm 2.704 trường phổ thông
Năm 2015, số trường phổ thông là 28.951 trường, năm 2021 giảm còn 26.247 trường. Trong vòng 6 năm, số trường phổ thông trên cả nước giảm 2.704 trường.
Căn cứ vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tại Niên giám Thống kê năm 2021 (tính đến thời điểm 30/9/2021), Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam so sánh dữ liệu các năm trong giai đoạn 2015-2021 để thấy rõ sự biến động về số lượng trường học những năm qua.
Trong giai đoạn 2015-2021, số lượng trường học (bao gồm các trường mẫu giáo, các trường phổ thông) có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể, trong vòng 6 năm, giảm từ 43.464 trường xuống còn 41.669 trường (giảm 1.795 trường học).
Theo số liệu thống kê, số lượng trường học mẫu giáo năm 2015, 2018, 2019, 2020, 2021 lần lượt là 14.513, 15.463, 15.033, 15.485, 15.422.
Số trường học mẫu giáo trong giai đoạn 2015-2021 (đơn vị:trường). Đồ họa:Trần Lý
Trong giai đoạn 2015-2021, số lượng trường mẫu giáo có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2015 có 14.513 trường, năm 2021 tăng lên thành 15.422 trường. Như vậy, trong 6 năm, ngành giáo dục được bổ sung thêm 909 trường mẫu giáo.
Số trường học phổ thông
Video đang HOT
Số trường học phổ thông giai đoạn 2015-2021 (đơn vị:trường). Đồ họa: Trần Lý
Đối với các trường phổ thông (gồm trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông cơ sở (liên cấp tiểu học – trung học cơ sở), trung học (liên cấp trung học cơ sở – trung học phổ thông)) trong giai đoạn 2015-2021, số lượng trường có xu hướng giảm mạnh.
Năm 2015, tổng số trường phổ thông là 28.951 trường, năm 2021 còn 26.247 trường. Như vậy, trong vòng 6 năm, số trường phổ thông giảm 2.704 trường học.
Tổng thể số trường phổ thông giảm, nhưng với từng loại hình riêng rẽ lại có sự tăng, giảm không đồng nhất.
Trong khi nhóm các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2021 (giảm mạnh nhất ở cấp tiểu học giảm 2.727 trường tiểu học) thì nhóm các trường liên cấp, bao gồm (trường phổ thông cơ sở và phổ thông) có xu hướng tăng khá mạnh. Cụ thể, trong vòng 6 năm, tăng 1.438 trường phổ thông cơ sở (năm 2015 là 597 trường, năm 2021 tăng lên 2035 trường) và tăng 172 trường phổ thông.
Theo Tổng cục Thống kê, năm học gần đây nhất 2021-2022, con số tăng, giảm theo loại hình trường cũng không đồng đều. Cụ thể:
Cả nước có 15.422 trường mẫu giáo, giảm 63 trường so với năm học trước;
26.247 trường phổ thông (giảm 100 trường so với năm học 2020- 2021) bao gồm:
12.527 trường tiểu học, giảm 138 trường;
8.744 trường trung học cơ sở, giảm 76 trường;
2.380 trường trung học phổ thông, tăng 7 trường;
2.035 trường phổ thông cơ sở, tăng 74 trường;
Và 561 trường trung học, tăng 33 trường.
Thiếu 36 trường, học sinh quận Hoàng Mai ngồi 48 em/lớp
Theo báo cáo, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) hiện thiếu 36 trường phổ thông, toàn quận thiếu 951 cán bộ, giáo viên.
Theo báo cáo ngày 30/8 của UBND quận Hoàng Mai, quận này đang chịu áp lực rất lớn bởi trên địa bàn hiện có 227 nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng và 202 đơn nguyên nhà chung cư cũ. Riêng phường Hoàng Liệt, có 85 tòa chung cư và đang xây dựng thêm 5 tòa chung cư.
Năm học tới, quận có 89 trường (mầm non 48, tiểu học 23, THCS 18), với 2.048 lớp học, tăng 79 lớp so với năm ngoái. Tổng số học sinh của quận Hoàng Mai hiện có 98.558 em, trong đó khoảng 79.618 học sinh học công lập, tăng gần 3.800 so với năm ngoái.
Cụ thể, ở cấp mầm non, toàn quận có 22 trường công lập và 26 trường ngoài công lập; 370 nhóm, lớp mầm non độc lập. Với số trẻ mầm non khoảng 31.300, bình quân một lớp ở các trường công lập có 38,5 học sinh.
Cấp tiểu học, toàn quận có 20 trường công lập, 3 trường ngoài công lập. Tổng số học sinh khoảng 43.600 học sinh (tăng 1.847 học sinh). Đối với các trường Tiểu học công lập bình quân số học sinh/lớp là 48 em.
Với cấp THCS, quận hiện có 17 trường công lập và một trường tư thục. Với số học sinh gần 24.000 em, trong đó hơn 23.700 học công lập, bình quân một lớp có 46 học sinh.
Để đảm bảo đúng quy định về số học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường Tiểu học, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, toàn ngành Giáo dục quận Hoàng Mai hiện còn thiếu 36 trường (Mầm non: 22 trường, Tiểu học: 13 trường, THCS: 01 trường).
Cũng theo báo cáo của UBND quận Hoàng Mai, năm học 2021 - 2022, quận này đã xây mới, đầu tư, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 18 trường (10 trường Mầm 3 trường non, Tiểu học, 5 trường THCS) với tổng mức đầu tư trên 900 tỷ đồng; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng 04 trường (Tiểu học Hoàng Mai, Tiểu học Linh Đàm, THCS Hoàng Mai, THCS Linh Đàm).
Báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn, UBND quận Hoàng Mai cho biết, trong những năm qua, quận đã đầu tư trọng điểm các dự án trường học, bao gồm các dự án đầu tư xây dựng tại các ô đất mới theo quy hoạch và các dự án cải tạo sửa chữa, mở rộng quy mô trường học.
Quận cũng rà soát các ô đất quy hoạch trường học, báo cáo đề xuất thành phố loại hình đầu tư và phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2021 2025: Có 56 ô quy hoạch (công lập: 40, ngoài công lập: 16); giai đoạn 2026 2030: Có 79 ô quy hoạch (công lập: 60, ngoài công lập: 19).
Qua rà soát, các quỹ đất quy hoạch trường học trên địa bàn quận Hoàng Mai còn nhiều, đã được Thành phố giao chủ đầu tư tuy nhiên các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng thời gian xây dựng trường kéo dài trong nhiều năm. Số ô đất đã giao chủ đầu tư nhưng chưa được đầu tư xây dựng là 59 ô quy hoạch trường học.
Riêng phường Hoàng Liệt, hiện có 33 ô đất quy hoạch có chức năng trường học (mầm non 20, tiểu học 5, THCS 5, THPT 3) trong đó đã đầu tư 15, hiện còn 18 ô chưa được đầu tư xây dựng.
Một số ô quy hoạch trường học trên bản đồ khác so với cơ sở hiện trạng thực tế (quy hoạch vào ao làng, nghĩa trang, đình chùa...). Các ô quy hoạch chưa giao chủ đầu tư có công trình kiên cố, khó giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tính khả thi để đề xuất đầu tư.
Về đội ngũ giáo viên, theo quận Hoàng Mai, năm học 2022 - 2023, khối trường Mầm non, Tiểu học, THCS công lập tăng 71 lớp so với năm học trước. Căn cứ đội ngũ viên chức chuyên môn hiện có 3 và trên cơ sở số lớp, số học sinh trong các trường công lập, năm học 2022-2023 khối trường công lập còn thiếu nhiều giáo viên và cán bộ.
Cụ thể, nếu so với chỉ tiêu biên chế được giao năm 2022: Toàn quận thiếu 214 người (169 giáo viên, 45 nhân viên). Nếu so với quy định tại các văn bản: Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thì còn thiếu 951 (trong đó thiếu 790 giáo viên và 161 nhân viên).
Riêng phường Hoàng Liệt có tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện trên địa bàn Phường có 85 tòa chung cư cao tầng, và đang xây tiếp theo 05 tòa chung cư. Đa số hộ dân tại đây là các gia đình trẻ, có con nhỏ. Với tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 2.000 trẻ độ tuổi mầm non hàng năm, nên sức ép về trường học nói chung, trường mầm non nói riêng tại phường Hoàng Liệt là rất lớn.
Trước sức ép dân số như vậy, năm học 2022 - 2023, Trường mầm non Hoàng Liệt phải chuyển 7 phòng chức năng để làm 7 lớp học, trang bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện để có thể tiếp nhận thêm trẻ mầm non ra lớp. Tổng số lớp hiện nay là 27 lớp học, vượt 7 lớp so với quy định của bộ GD&ĐT).
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường có 73 người. Năm học 2022- 2023, trường đã ký hợp đồng lao động với 6 giáo viên để đảm bảo đủ giáo viên cho 27 lớp và tối thiểu 2 giáo viên/lớp.
Điểm chuẩn khối B có thể giảm từ 0,25 - 1 điểm Phổ điểm khối B00 có xu hướng giảm so với năm ngoái, điểm chuẩn khối này sẽ như thế nào? Theo phân tích từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT, với khối B00, phổ điểm có sự tụt giảm đáng kể từ mốc 20-21 điểm trở đi. Số thí sinh đạt mốc 29-30 điểm giảm từ 73 năm 2021 xuống còn 11....