Trọn bộ thực đơn hấp dẫn 30 ngày ăn dặm đầu tiên của mẹ Sài thành, con ăn thun thút không biết chán là gì
Trước khi cho bé Gia Phúc ăn dặm, chị Thoa đã tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm rồi mới áp dụng cho con. Với chị áp dụng phương pháp nào không quan trọng bằng việc phương pháp đó có phù hợp với con hay không và con có hợp tác hay không.
Hành trình ăn dặm của con chắc hẳn là quãng thời gian để lại cho các bà mẹ trẻ nhiều kỉ niệm nhất. Khi được hỏi về cuộc hành trình nhiều niềm vui nhưng cũng không ít vất vả này, nhiều mẹ tâm sự: “ Đó là quãng thời gian đáng nhớ nhất”. Chị Nguyễn Thị Kim Thoa (sinh năm 1991, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) cũng là một ngươời mẹ như vậy. Chị cũng chia sẻ, khoảng thời gian tập ăn cho con trai – bé Trần Gia Phúc (15/2/2018) đã để là nhiều dấu ấn khó phai với chị.
Chị kể: “ Mình cho bé ăn dặm vào lúc 6 tháng theo phương pháp ăn dặm kiểu nhật. Khi mới bắt đầu ăn mình cho bé ăn riêng từng loại rau củ quả để bé dễ cảm nhận mùi vị riêng của rau, củ, quả. Nhờ đó mà mình biết được bé thích ăn món gì và không thích ăn món gì. Khi bé đã quen mùi vị thì mình chuyển sang kết hợp các loại rau củ quả với nhau để giúp con làm quen với cách ăn dặm truyền thống cũng như để tiết kiệm thời gian hơn“.
Trước khi cho bé Gia Phúc ăn dặm, chị Thoa đã tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hiểu rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm rồi mới áp dụng cho con. Với chị áp dụng phương pháp nào không quan trọng bằng việc phương pháp đó có phù hợp với con hay không và con có hợp tác hay không.
Trước khi con bước vào thời kì mới, chị Thoa cũng hồi hộp, lo lắng đủ thứ chuyện, nào là con có chịu ăn hay không, mẹ có biết nấu ngon để con hợp tác hay không… Nhưng tất cả đã dần trôi qua một cách nhẹ nhàng nhất có thể với 2 mẹ con. Tuy nhiên, khi được hỏi về những khó khăn, chị Thoa kể: “Cái khó nhất với mình là còn bỡ ngỡ nhiều điều, tất cả đều rất mới mẻ với 1 bà mẹ bỉm sữa lần đầu. Mình phải học từ những điều nhỏ nhất, đơn giản nhất để làm cho con những mong con mình sẽ nhận được những điều tốt nhất và phát triển một cách toàn diện nhất”.
Vì vợ chồng chị Thoa không ở cùng ông bà nên việc chăm con là do hoàn toàn chị ấy đảm trách, một sự chủ động mà nhiều mẹ mong muốn. Vì như thế sẽ không có những ý kiến trái chiều trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Nhưng đó cũng là 1 điều hạn chế với chị. Bởi: “Nhiều lúc muốn hỏi kinh nghiệm của người đi trước nhưng cũng chẳng có ai để hỏi, thế nên mình đành phải đăng kí làm thành viên của những nhóm hội ăn dặm để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm của những mẹ đi trước”.
Một kinh nghiệm mà chị Thoa muốn chia sẻ với các mẹ khác trong việc “đối phó” với chứng biến ăn ở trẻ, đó là sự thay đổi thực đơn cho con mỗi ngày. Chị nói: “Mình nghĩ thay đổi thực đơn cho con hàng ngày sẽ kích thích giúp con ăn ngon miệng hơn và mình đã thử và có hiệu quả thật”.
Vậy là, hàng ngày chị Thoa đã tìm hiểu những món ăn mới phù hợp với độ tuổi của con để chế biến cho con ăn. Những món chị làm đều rất thơm ngon, bổ dưỡng, được làm từ những thực phẩm sạch, được lựa chọn kĩ càng. Có lẽ với chị, từ khi lấy chồng và có con thì việc trở thành đầu bếp riêng của con là quan trọng nhất.
Mỗi bữa ăn của con bao giờ cũng phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, vitamin, đạm, chất béo. Và đặc biệt, chị không nêm gia vị vào các món ăn của con khi con dưới 1 tuổi. Chị nói: “Dưới 1 tuổi, mình không cho con ăn gia vị để đảm bảo hệ tiêu hóa, chức năng gan thận còn non nớt của con”.
Chị đã chăm con bằng cả tình yêu thương và sự tâm huyết của một người mẹ trẻ. Thế nhưng không có nghĩa là chị Thoa chiều chuộng con, chị luôn có ý thức rèn con trong mọi việc để con sẽ trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và nề nếp. Ngay cả trong việc ăn uống cũng vậy, bé Gia Phúc được mẹ tập thói quen ăn ngoan ngay từ những ngày đầu tiên. Chị chia sẻ: “Quy tắc bàn ăn được mình áp dụng ngay từ khi con tập ăn:
Ngồi vào ghế khi ăn
Chỉ ăn trong vòng 30p, nếu con ăn không hết sẽ dẹp đi
Không điện thoại, ipad khi ăn, không ăn rong
Giao lưu cùng bé, giữ không khí vui vẻ trong bữa ăn…”
Với quan điểm nuôi con rất rõ ràng, chị chỉ cần con cứng cáp, khỏe mạnh, nhanh nhẹn là được chứ không quan trọng là con phải mập ú, rồi hàng tháng cân xem con tăng bao nhiêu, nếu đạt chuẩn thì hoan hỉ mà không thì lại thêm áp lực nặng nề.
Dưới đây là thực đơn 30 ngày ăn dặm của con mà chị Thoa đã lưu lại, các mẹ cùng tham khảo:
Video đang HOT
Mẹ Khoai
Theo emdep
Mẹ 9X bật mí kinh nghiệm nấu cháo truyền thống cực thơm ngon, con ăn không biết chán là gì
Con biếng ăn cỡ nào mẹ cũng không được nhân nhượng, mềm lòng mà chiều theo ý thích của con. Nếu mẹ không kiên quyết thì sau thời gian khủng hoảng đó, con cũng sẽ được đà mà không ngoan ngoãn nghe lời mẹ như trước.
Giai đoạn ăn dặm là một trong những bước ngoặt đáng nhớ và nhiều kỉ niệm đối với các bà mẹ bỉm sữa trong hành trình nuôi con nhỏ. Chị Vi Mộc Trà - một bà mẹ 9X còn rất trẻ cũng vậy. Hiện giờ bé Đậu Đậu - con trai của chị đã hơn 2 tuổi nhưng khi được hỏi về quá trình ăn dặm trước đó của con, chị Trà vẫn không khỏi bồi hồi.
Chị kể lại: " Bé nhà mình bắt đầu ăn dặm từ hồi 6 tháng. Sau khi tìm hiểu các phương pháp ăn dặm hiện nay, mình quyết định cho con ăn dặm theo kiểu 3in1. Tức là mình cho con ăn kết hợp giữa ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và BLW. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, và Đậu Đậu nhà mình ngày đó đều rất thích thú với cả 3 phương pháp này nên con rất hợp tác với mẹ".
Gia đình của chị Trà - một gia đình nhỏ - một hạnh phúc to. Ảnh: NVCC
Nói vậy không có nghĩa là bữa ăn nào của Đậu cũng được diễn ra suôn sẻ. Chị nói: " Cũng có những ngày con biếng ăn, rơi vào tuần khủng hoảng nên có khi cả tuần không chịu ăn uống gì. Cứ bón cho con là con mím chặt miệng, quấy khóc nhất quyết không ăn. Những ngày như thế, mình cũng chẳng biết làm gì ngoài kiên nhẫn chờ đợi".
Không vì thương con không ăn được mà chị Trà ép con, quát mắng con hoặc chiều chuộng con để con ăn. Với chị, sẽ không bao giờ có chuyện con không ăn mà dỗ dành vừa ăn vừa xem tivi, ipad hoặc bế đi ăn rong ruổi khắp xóm.
Cứ như thế, chị Trà đã rèn con có được nếp ăn ngoan từ nhỏ, bí quyết chị muốn chia sẻ đến các mẹ khác là: "Con biếng ăn cỡ nào mẹ cũng không được nhân nhượng, mềm lòng mà chiều theo ý thích của con. Nếu mẹ không kiên quyết thì sau thời gian khủng hoảng đó, con cũng sẽ được đà mà không ngoan ngoãn nghe lời mẹ như trước. Mình luôn niệm thần chú "mặc kệ con!" mỗi khi đấu tranh tư tưởng hoặc đang có ý định mềm lòng!".
Trong nhật kí chị Trà có lưu lại một số công thức nấu món cháo truyền thống cho Đậu ăn thời kì ăn dặm, các mẹ cùng tham khảo cách nấu cháo và kinh nghiệm của chị ấy nhé!
Cách nấu chung:
Đến bữa mẹ lấy 1 phần cháo và chút nước dùng dashi ninh từ củ quả hoặc tảo bẹ cà bào. Khuấy cháo nóng cho sánh. Tiếp đó, cho thức ăn đã chuẩn bị sẵn vào rồi cho rau vào khuấy đều 5-7 phút cho chín. Cuối cùng, tắt bếp và nêm dầu oliu vào là con đã có 1 bát cháo thơm ngon đủ dinh dưỡng.
- Nấu trước 1 nồi cháo trắng để ăn cả ngày.
- Thức ăn tùy từng bữa, xay nhỏ hoặc băm tùy theo độ thô mà con ăn được. Sau khi sơ chế thức ăn, mẹ có thể hấp, xào để tăng hương vị cho bát cháo của con.
- Rau củ mẹ có thể trần qua cho bớt mùi hăng rồi băm nhỏ hoặc bào nhỏ.
Những lưu ý khi nấu cháo truyền thống cho bé
- Bé hơn 10 tháng, mẹ cho con làm quen với hải sản 1 lượng rất ít
- Bé 1 tuổi có thể ăn nội tạng động vật như tim cật gan.
- Dưới 1 tuổi không nên nêm gia vị. Mẹ cố gắng tạo độ ngọt tự nhiên cho mỗi bát cháo của con bằng rau củ quả. Nếu có dùng gia vị mẹ cần lưu ý dùng gia vị dành riêng cho bé đã được tách muối để đảm bảo sức khỏe cho con.
- Mẹ nên làm một số loại ruốc để cho bé ăn kèm cháo vào những ngày mẹ bận hoặc để con đổi bữa.
1. Cháo bí đỏ ruốc cá song
Nguyên liệu
Cháo trắng, bí đỏ, ruốc cá, gia vị
Cách chế biến
Bí đỏ hấp chín dằm nát nấu cùng cháo trắng cho sôi. Cho 1 thìa ruốc cá và gia vị khuấy thêm 2 phút thì tắt bếp. Nêm dầu là hoàn thành.
2. Cháo yến mạch mướp hương thịt bò giá đỗ
Nguyên liệu
Yến mạch, thịt bò, mướp hương, giá đỗ
Cách chế biến
Yến mạch ngâm nước cho nở, rửa sạch rồi đem đun sôi cùng nước. Thịt bò băm nhỏ xào thơm cùng hành rồi đun cùng yến mạch. Mướp thái hạt lựu. Giá đỗ thái nhỏ đem đun cùng cháo. Sau cùng đun thêm 2-3 phút tắt bếp nêm dầu là con đã có bát cháo thơm ngon.
3. Cháo sườn non, rau muống phô mai
Nguyên liệu
Sườn non, rau muống, cháo trắng, phômai.
Cách chế biến
Sườn non rửa sạch. Trần qua nước sôi đem hầm 10 phút cho mềm thơm rồi gỡ lấy thịt. Phần nước đem đun cùng cháo trắng cho sôi. Bỏ sườn vào khuấy đều. Rau muống băm nhỏ rồi cho vào sau cùng, đun thêm 3 phút rồi tắt bếp thêm phô mai.
4. Cháo thịt băm cà rốt
Nguyên liệu
Thịt nạc thăn, cháo trắng, cà rốt
Cách chế biến
Thịt nạc thăn rửa sạch. Băm nhỏ xào thơm đem đun sôi cùng cháo trắng. Cà rốt mài nhỏ hoặc thái hạt lựu đem đun cùng cháo đến khi cà rốt chín mềm tắt bếp nêm dầu là có thể cho bé ăn.
5. Cháo trứng gà bột chùm ngây
Nguyên liệu
Cháo trắng, nước dashi, lòng đỏ trứng gà, bột chùm ngây
Cách chế biến
Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ dằm nhỏ. Nước dashi đun sôi cùng cháo trắng vài phút tắt bếp nêm dầu. Trộn trứng gà và bột chùm ngây lên là hoàn thành.
6. Cháo ruốc cá hồi rau muống
Nguyên liệu
Rau muống, cháo trắng, ruốc cá hồi
Cách chế biến
Cháo trắng đun sôi. Rau muống bằm nhỏ đảo đều đến chín tắp bếp nêm dầu trộn ruốc cá là xong.
7. Cháo lươn cà rốt
Nguyên liệu
Lươn, cà rốt, cháo trắng
Cách chế biến
Lươn bỏ vào chậu hoặc túi bóng. Cho thêm 1 nắm muối tinh cho lươn nhả sạch nhớt. Rửa sạch lại bằng ít dấm hoặc chanh. Đem hấp hoặc luộc chín gỡ thịt bỏ da. Phần thịt lươn đem xào thơm cùng hànhrồi đun sôi cùng cháo. Cà rốt hấp chín nghiền nhỏ trộn đều đun thêm 1-2 phút, tắt bếp nêm dầu là dùng được.
8. Cháo ruốc cá song rau mồng tơi
Nguyên liệu
Cháo trắng, ruốc cá song, rau mồng tơi
Cách chế biến
Ruốc cá song
Cá song rửa sạch hấp chín cùng gừng xả hành khô cho thơm dậy mùi cá. Gỡ thịt bỏ xương và da
Ướp chút nước tương và nêm rong biển 15 phút cho ngấm gia vị, sau đó đem đun cho cạn nước dằm nhỏ hoặc xay. Tiếp đó sao khô thơm vàng là được.
Cháo trắng đun sôi cùng 2 thìa ruốc. Bỏ tiếp rau mồng tơi đun chín 2-3 phút, tắt bếp nêm dầu là xong.
9. Cháo yến mạch, gà ngồng cải
Nguyên liệu
Yến mạch,ức gà, ngồng cải
Cách chế biến
Yến mạch ngâm nước cho nở. Đun sôi cùng nước luộc gà cho ngon. Thịt ức xé hoặc băm nhỏ đem đun sôi. Sau cùng cho rau cải đun chín tắt bếp nêm dầu.
11. Cháo thịt băm rau ngót, cà rốt
Nguyên liệu
Cháo trắng, thịt thăn, rau ngót, cà rốt
Cách chế biến
Thịt thăn rửa sạch bằm nhỏ vừa ăn đem ninh cùng cà rốt cho ngọt thơm rồi bỏ cháo vào đun cho sánh. Sau đó, cho rau ngót sau cùng tắt bếp nêm dầu là hoàn thành.
12. Cháo tôm rau ngót
Nguyên liệu
Tôm, cháo trắng. rau ngót
Cách chế biến
Tôm rửa sạch luộc cùng sả cho thơm (vì là đồ biển hải sản có lượng muối mặn nên mình luộc cho nhạt bớt) các bé lớn có thể hấp. Băm nhỏ đun cùng cháo trắng bỏ thêm rau ngót đun chín tắt bếp nêm dầu.
13. Cháo cá bớp cà rốt rong biển
Nguyên liệu
Cá bớp, cà rốt, rong biển
Cách chế biến
Cá bớp làm sạch luộc chín cùng gừng. Gỡ lấy phần thịt. Bỏ da và lựa kĩ xương. Đem xào thơm cùng chút hành và gừng.
Rong biển ngâm nước cho mềm thái nhỏ. Cà rốt bằm. Đun cháo trắng cùng cà rốt cho mềm. Tiếp đấy bỏ thêm rong biển đun chín. Sau cùng cho cá đã xào thơm vào cháo trộn đều là xong.
14. Cháo ngao mồng tơi
Nguyên liệu
Cháo trắng, ngao, mồng tơi
Cách chế biến
Ngao ngâm nước muối cho sạch nhả bớt sạn. Đem luộc chín gỡ phần thịt. (Lưu ý bóp sạch phần phân ngao trong mỗi con) bằm nhỏ xào thơm. Mồng tơi thái nhỏ. Phần nước ngao đem đun cùng cháo trắng và ngao xào thơm. Bỏ rau sau cùng đun chín tắt bếp là hoàn thành.
15. Cháo cua, khoai tây, cà rốt bí ngòi
Nguyên liệu
Cua biển, cà rốt, khoai tây, bí ngòi, bột bắp, nước dashi
Cách chế biến
Cua biển hấp chín gỡ thịt. Xào hành cho thơm. Đem đun cùng nước dashi cho ngọt nước. Cà rốt, khoai tây. Bí ngòi thái hạt lựu vừa ăn đem ninh chín mềm. Pha 1 thìa bột bắp cùng chút nước lạnh đổ từ từ để tạo độ sánh cho súp và nêm gia vị rong biển. Nêm mùi tắt bếp là bé có bát cháo thơm ngon.
Mẹ Khoai
Theo emdep
Bật mí công thức nấu nước dùng từ các loại rau củ thơm ngọt cho bé ăn dặm Chén cháo ăn dặm của bé sẽ thơm ngọt, giàu dinh dưỡng hơn nhờ nồi nước dùng mẹ nấu theo cách này. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ có thể bắt đầu ăn dặm từ sau 6 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Mẹ hãy bắt đầu cho bé tập làm quen với các loại thực phẩm...