Trọn bộ đề thi thử THPT quốc gia 2018 của Trường Lương Thế Vinh
Trong 2 ngày 13-14.1, hàng trăm học sinh lớp 12 Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội đã bước vào Kì thi thử THPT quốc gia 2018, lần 1.
Thí sinh Bùi Thị Thu Hà – lớp 12D5, Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, cơ sở 1 (Tân Triều, Hà Nội) trong phòng thi. Ảnh: Hải Nguyễn
Em Nguyễn Trung Kiên lớp 12I1, Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1-Tân Triều cho biết, em đã chuẩn bị kĩ càng, ôn tập các môn để chuẩn bị đi thi. Kiên đã tập trung ôn kĩ môn Toán, Văn và tiếng Anh. Đó cũng là 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đại học của em. Ngoài ra, Kiên cũng ôn tổ hợp Khoa học tự nhiên để thi tốt nghiệp.
về kì thi thử, bà Văn Liên Na – Phó Hiệu trưởng Trường Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1-Tân Triều cho biết việc tổ chức các cuộc thi thử trước khi có 1 cuộc thi chính thức là điều nhà trường đã làm từ rất nhiều năm nay. Mỗi năm, trường thường trường tổ chức 3 đợt thi. Mục đích giúp cho các em học sinh nắm được yếu điểm của mình qua các bài thi, đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian làm bài, hạn chế được sai sót kĩ thuật và tâm lí phòng thi để tránh những lỗi đáng tiếc. Bên cạnh đó, qua các bài chấm, giáo viên có thể xây dựng được kế hoạch phù hợp hơn đối với các em cho kì thi chính thức.
Kì thi có sự tham gia đông đảo của học sinh trong và ngoài trường. Ảnh: Hải Nguyễn
Bà Na : Kì thi lần 1do trường tổ chức đã có 100% học sinh của trường tham gia và có sự tham gia của gần 200 học sinh trường ngoài. Do đợt 1 lịch thi vẫn trùng với chương trình học của các trường nên số lượng học sinh ngoài đăng kí là ít hơn. Các năm trước, ở đợt sau sẽ có số lượng thí sinh trường ngoài lớn hơn rất nhiều. Phó Hiệu trưởng nhà trường , đợt thi thử lần 2 sẽ dự kiến là tháng 3.
Theo bà Na, vấn đề khó nhất của các kì thi thử chính là ra đề thi. Đề thi thử phải phù hợp, sát với nội dung đề thi chính thức thì càng tốt. Đề thi nếu không cẩn thận quá khó hay quá dễ thì đều ảnh hưởng không tốt tới tâm lí học sinh. Qua nhiều năm thì đề thi đều được đánh giá tương đối tốt.
Nhà trường cũng đang mong chờ đề thi minh hoạ của Bộ để biết được khối lượng kiến thức lớp 11 và 12 sẽ được phân bổ như thế nào từ đó, bám sát vào phân bổ đó để có kế hoạch ôn tập cho các em cho phù hợp.
Video đang HOT
Báo Lao Động xin giới thiệu trọn bộ đề thi thử THPT quốc gia 2018, lần 1 của Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội.
Môn Toán
Môn Ngữ văn
Môn Tiếng Anh
Môn Địa Lý
Môn Giáo dục Công dân
Môn Lịch sử
Môn Vật lí
Môn Hoá học
Môn Sinh học
Theo Laodong.vn
Bộ GDvàĐT đề xuất cho trường "hot" thi tuyển khi tuyển sinh lớp 6
Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, Bộ dự kiến cho phép một số trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực, thay vì cấm thi tuyển vào lớp 6 dưới mọi hình thức như hiện nay.
Học sinh Trường Amsterdam Hà Nội- một trong những trường "hot" khi tuyển sinh lớp 6
Trường "hot" được kiểm tra, đánh giá năng lực
Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 4 của thông tư hiện hành.
Cụ thể, thông tư hiện hành quy định: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển", thì dự thảo mới bổ sung: "Tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển. Trường hợp cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh".
Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng bổ sung để nhấn mạnh quy định: "Việc tuyển sinh THCS phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn". Như vậy, chỉ những trường không thực hiện nhiệm vụ phổ cập, tuyển sinh học sinh theo đúng tuyến tuyển sinh được phân công thì mới được phép có hình thức tuyển sinh kiểm tra, đánh giá năng lực.
Về quy định tuyển thẳng và chế độ ưu tiên, ngoài những đối tượng được nêu trong quy định hiện hành, đối với học sinh đạt giải các cuộc thi, nếu quy định hiện hành chỉ yêu cầu: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học", thì dự thảo sửa đổi quy định chặt hơn, đó là: "Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT". Như vậy, chỉ tuyển thẳng những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay.
Quy định về tuyển thẳng và chế độ ưu tiên trong dự thảo cũng bổ sung thêm điều 4: "Sở Giáo dục - Đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên. Mức chênh lệch điểm cộng thêm thang 10 điểm, giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10".
Chấm dứt tình trạng "mưa" giải thưởng
Trao đổi với PV Báo vào mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay, lãnh đạo một số trường THCS "hot" trên địa bàn Hà Nội cho biết, họ nhận được hàng nghìn hồ sơ tuyển sinh, trong khi chỉ tiêu chỉ mấy trăm. Vì vậy, nhà trường phải "đẻ" ra tiêu chí phụ.
Lãnh đạo Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, hiện tượng nhà trường tiếp nhận đến khoảng 1.000 hồ sơ đạt điểm tuyệt đối (đặc biệt ở môn Toán và Tiếng Việt) suốt 5 năm tiểu học bắt đầu xuất hiện từ năm 2015 khi Bộ GD&ĐT cấm tổ chức thi vào lớp 6.
Phụ huynh chờ nộp hồ sơ xét tuyển tại Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội)
Đặc biệt, mùa tuyển sinh 2015-2016 và 2016-2017, mỗi năm, trường THCS Lương Thế Vinh nhận được khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 nhưng có đến 1.000 hồ sơ đạt điểm 10 ở cả 2 môn Toán và Tiếng Việt suốt 5 năm tiểu học. Điều đó khiến hội đồng tuyển sinh nhà trường ngạc nhiên và bối rối bởi lẽ hồ sơ nào điểm cũng "đẹp", cũng "xuất sắc", cũng "hoàn hảo".
Chưa hết, vì cả nghìn hồ sơ nộp vào đạt điểm tuyệt đối mà chỉ tiêu tuyển sinh chỉ có 600 nên nhà trường buộc phải đưa ra tiêu chí phụ là các giải thưởng văn hóa, thể thao để chọn lọc. Nhưng nhà trường lại rơ vào tình trạng nhà trường gặp "mưa" giải thưởng bởi cứ 10 thí sinh đăng ký vào trường, 3 em có giải thi học sinh giỏi cấp trường, cấp quận, thi Toán, tiếng Anh qua mạng, thể dục thể thao, giấy chứng nhận ngoại khóa...
Do đó, với đề xuất mới tại Dự thảo này của Bộ GD&ĐT, sẽ "cởi trói" cho các trường "hot". Về phía phụ huynh, các giải thưởng được siết chặt hơn, tức chỉ tuyển thẳng những học sinh đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh như hiện nay sẽ hạn chế tình trạng trường "đau đầu" vì "mưa" giải thưởng.
Theo Dân Trí
Những hình ảnh đẹp về PGS Văn Như Cương Sau hơn ba năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư, ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) đã qua đời, thế nhưng những dấu ấn ông để lại khiến bao thế hệ học trò của trường không thế nào quên. Trước những xót xa, tiếc thương của hàng...