Trộm cắp cuối năm “hành” SV
Những ngày cuối năm, nạn trộm cắp hoành hành ở khu trọ làm nhiều sinh viên cũng như người thuê trọ tại TPHCM phải sống trong bất an, lo lắng. Sự đề phòng cảnh giác của người thuê trọ không dễ qua nổi thủ đoạn táo tợn của phường trộm cắp.
Trộm đột nhập táo tợn
Đi học về, Ngân, SV trường ĐH Công nghiệp, thuê trọ ở đường Dương Quảng Hàm (Q. Gò Vấp) hớn hở cảm ơn người bạn cùng phòng vì đã đưa giúp mấy chiếc quần jean vào. Cô bạn trả lời: “Đâu có, tớ cũng vừa về đến nhà, nào đã kịp ra vào gì”. Lúc đó, cả hai mới tá hỏa biết bị mất quần áo. Người bạn kia cũng mất chiếc sơ mi và áo khoác.
Ngoài một số đồ cũ, có 2 chiếc quần jean trị giá hơn 400.000 đồng Ngân tích cóp mãi mới mua được để dành về quê mặc Tết. Bây giờ coi như mất sạch nên cô không khỏi bần thần. Ngân khẳng định từ trước đến giờ xóm trọ rất khi có tình trạng mất đồ vì lối ra vào chung có cửa rất kín đáo, chủ nhà ở ngay đầu hẻm. Từ lâu mọi người vẫn phơi quần áo ở ngoài, đêm mới đưa vào vì trong phòng rất ẩm thấp. Hóa ra, không chỉ phòng Ngân mà có phòng gần đó cũng bị mất chăn mềm đang phơi ngay giữa ban ngày ban mặt.
Phòng trọ của Hoài bị trộm cạy cửa sổ lấy đồ đạc tối 7/1/2012.
“Chiếc túi xách mẹ em gửi mua treo trên giá đã bị chúng lấy đi. Tài sản mất không lớn nhưng em thật sự hoảng vì sợ liều lĩnh của chúng. Cửa sổ như vậy mà còn gỡ ra để thò vào lấy đồ cho bằng được”, Hoài vẫn chưa hết run khi kể lại.
Cảnh giác hết sức
Kiểm tra lại cửa sổ phòng trọ của Hoài đã bị cạy hơn nửa, ông Nguyễn Văn Sáu – chủ nhà trọ cho hay chỉ cách đây hai hôm, trong buổi họp tổ dân phố, công an phường đã lưu ý chủ nhà có phòng trọ nhắc người thuê trọ phải cảnh giác cao độ trước nạn trộm cắp tung hoành cuối năm.
“Tôi đã về phổ biến, nhắc nhở mọi người, đêm đi ngủ phải dùng ổ khóa khóa cửa từ bên trong. Không được cho người lạ tiếp cận hay vào phòng. Đây là lần đầu tiên dãy trọ này bị phá cửa sổ nên cũng không ngờ đến. Ai cũng lo trước nạn trộm cắp rất táo tợn trong tháng “củ mật”, ông Sáu nói.
Video đang HOT
Theo ông Sáu, trước khi ra tay, bọn trộm đã “do thám” kỹ tình hình về tài sản, thói quen của người thuê trọ. Chúng thường hoạt động từ 1 đến 4 giờ sáng, lúc mọi người ngủ say nhất và nhằm vào những phòng có xe máy, máy tính.
“Phòng có gác xép nên mọi người ngủ ở trên nên khi ngủ say ở dưới chúng làm gì cũng rất khó phát hiện. Vì thế, nếu không ngủ dưới để trông chừng thì mọi đồ đạc phải để thật xa tầm với từ những kẽ hở”, ông Sáu nhắc nhở SV.
Thời điểm này, hầu hết SV và người dân sống trọ phải thấp thỏm trước nạn trộm cắp. Do đặc điểm như đông người sống trong không gian chật hẹp, phức tạp, nhà cửa không kiên cố… nên các khu trọ luôn là “địa bàn” bị dân trộm cắp nhòm ngó. Trong khi đó, người thuê trọ cũng rất hay sơ hở như dựng xe ngoài phòng; phơi quần áo đồ đạc bên ngoài; sạc điện thoại, máy tính ở gần cửa… mà không lường đồ đạc có thể “biến mất” trong tích tắc.
Ngọc Anh, thuê trọ ở đường Phạm Văn Chiêu (Q. Gò Vấp) cho hay, dãy trọ của bạn vừa có người vừa bị mất xe và tiền nên cô bất an vô cùng. Theo Ngọc Anh, những người thuê trọ chủ yếu là SV và công nhân thì chiếc xe, máy tính, điện thoại là tài sản lớn vô cùng.
Theo Dân Trí
Tháng củ mật sinh viên liên tiếp mất đồ
Bước vào tháng giáp Tết Âm Lịch( tháng củ mật), sinh viên lại liên tiếp "chịu trận" mất đồ. Những đồ đạc có giá trị như: laptop, điện thoại, xe đạp, xe máy, thậm chí tiền bạc, quần áo...cứ không cánh mà bay. Địa điểm để cánh "đạo chích" hoạt động là những khu xóm trọ sinh viên.
Đột kích xóm trọ
Hầu hết các vụ mất trộm đều xảy ra ở những xóm trọ sinh viên. Nhiều xóm trọ xây đã lâu, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, tường rêu ẩm mốc hoặc nhiều chỗ bị nứt, cửa bằng gỗ đã bị mối ăn mòn... Mặc dù biết an ninh không tốt nhưng nhiều bạn sinh viên vẫn quyết định thuê phòng ở đây vì giá phòng rẻ hơn những nơi khác. Nhất là đối với những bạn sinh viên trọ một mình hay những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Hình ảnh xóm trọ tồi tàn, không đảm bảo an ninh. Ảnh: Baomoi.com
Các xóm trọ thường chung nhau phòng vệ sinh nên sinh hoạt không mấy thỏa mái. Đây cũng chính là điều kiện để " đạo chích" thực hiện mưu đồ khi các bạn sinh viên sơ ý.
Vũ Thu Trang, sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền buồn bã chia sẻ : " Mình đi tắm nên chỉ khép cửa bỏ đấy, ai ngờ khi vào phòng đã không thấy chiếc laptop đâu, kiểm tra mới biết đã mất ví, trong đó có hơn 800 ngàn và nhiều giấy tờ khác. Chỉ có chiếc điện thoại mình để dưới gối là không bị mất."
Do thiếu cẩn trọng, không khóa cửa phòng nên Trang đã bị " khoắng" laptop. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên dù đã cẩn thận khóa phòng song vẫn bị cánh đạo chích "dòm".
"Biết là bây giờ trộm cắp nhiều, nhất là giáp Tết này, thế nên trước khi đi học mình đã khóa phòng cẩn thận, cất laptop trong hòm rồi dùng khóa khóa lại. Thế mà khi đi học về, thấy phòng không còn khóa nữa, cái laptop thì đã " không cánh mà bay". Nguyễn Hùng, sinh viên Đại học Công Nghiệp bùi ngùi kể lại.
Không chỉ tập kích riêng lẻ từng đối tượng, cánh đạo chích còn thực hiện "chiến dịch" tập kích cả xóm trọ.
Một xóm trọ ở làng Nguyên Xá, nằm sau Đại học Công Nghiệp đã bị mất 3 chiếc xe đạp, 1 xe máy Wave và 1 xe Air Blade chỉ sau một đêm. Nguyên nhân là do xóm trọ này chưa từng bị mất trộm, có tường cao bao quanh nên các bạn sinh viên chủ quan bỏ phương tiện ở ngoài mà không cho vào trong phòng.
Do tâm lý chủ quan, không đề phòng kẻ trộm đột nhập ăn cắp đồ; cư ngụ ở những phòng trọ rẻ tiền an ninh không tốt nên nhiều sinh viên chỉ biết kêu trời khi đánh mất những đồ dùng, vật phẩm có giá trị như: xe máy, điện thoại, laptop...
Phùng Xuân Đức, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội tâm sự: " Mình học ngành Sư phạm tin học nên rất cần đến máy tính. Kỳ vừa rồi bố mẹ ở quê tích cóp mãi được hơn 10 triệu để mua cho mình chiếc laptop Acer. Cuối cùng bị trộm lấy mất, bây giờ mình không biết ăn nói thế nào với bố mẹ."
Nghi phạm
"Đang đêm nằm ngủ, thấy có tiếng động lạ nên mình thức dậy, bật điện mở cửa ra ngoài xem thế nào. Đúng lúc đấy mình soi đèn sang phòng bên cạnh, thấy có người đàn ông đang phá khóa cửa phòng. Mình hô hoán mọi người "Trộm! Trộm!", nhưng tiếc tên trộm đã nhanh chân trèo qua tường và biến mất." - Doãn Tuấn hồi hộp kể lại.
Bất cẩn để xe ở ngoài khi vắng người. Ảnh: VTC
Đối tương thực hiện hành vi ăn trộm ở xóm trọ sinh viên rất đa dạng. Thường là những nhóm trộm cắp chuyên nghiệp, một số thành phần nghiện ngập, cần tiền hút chích. Số khác là những kẻ ăn trộm vặt... Để bắt được quả tang hành vi ăn trộm không phải là việc đơn giản bởi chúng thường nhằm những lúc xóm trọ vắng vẻ hoặc lúc nửa đêm để hoạt động.
Tuy nhiên, thành phần ăn trộm đồ đạc của các sinh viên không phải lúc nào cũng do bọn côn đồ này thực hiện. Thật đáng tiếc là nhiều khi chính các bạn sinh viên lại ăn trộm đồ của nhau.
Kí túc xá Đại học Giao Thông là nơi đã từng xẩy ra rất nhiều vụ ăn trộm mà thủ phạm được xác định, không ai khác chính là các bạn sinh viên.
Bạn Nguyễn Thị Thủy đã từng bị người bạn cùng phòng của mình ăn trộm 2 chiếc điện thoại mang đi bán, rồi dùng số tiền đó để mua quà sinh nhật tặng bạn trai. Khi việc vỡ lở, hai bạn đã không thể tiếp tục làm bạn với nhau.
Thủy cho biết : " Mình để hai chiếc điện thoại trong vỏ gối, mình đi giặt quần áo vào thì không thấy nữa, trước đấy chỉ có mình H ở phòng. Tối về mình đã cố tình hỏi khéo H về 2 chiếc điện thoại, cuối cùng H đã nhận tội, H ôm mình khóc và kể lể về hoàn cảnh của bản thân. Tuy vậy mình quyết định không chơi với H nữa vì H đã có hành vi này nhiều lần trước đó với các bạn khác.
Một số sinh viên có sở thích " sắm đồ" trong khi điều kiện không cho phép. Nhiều người trong số đó đã chọn cách ăn trộm đồ của bạn cùng phòng rồi mang đi cắm, bán...Chính bởi vậy, những sinh viên này bị các bạn coi thường vì hành vi thiếu đạo đức này.
"Chiến dịch" bảo vệ đồ
Chứng kiến cảnh bạn mình liên tiếp mất đồ, nhiều sinh viên đã thực hiện chiến dịch bảo vệ đồ đạc của mình.
Hầu hết các bạn sinh viên khi bị mất đồ thì chuyển phòng đến những khu trọ có an ninh tốt hơn. Nhiều bạn mách nhau đến ở trọ với nhà dân, mặc dù không được thoải mái lắm nhưng an toàn.
Ngoài ra, khi đi học hoặc có việc phải đi ra ngoài, các bạn thường gửi những đồ có giá trị, dễ bị ăn trộm sang phòng bên cạnh hoặc gửi bạn bè, những người thân cận, có thể tin tưởng được.
Để an toàn, nhiều bạn đã kì công luôn mang theo những thứ có giá trị bên mình. Hoàng Lâm, sinh viên Học viện Ngoại Giao chia sẻ: "Mình luôn mang laptop trong balo, cả máy ảnh và máy nghe nhạc, như thế là an toàn nhất để kiểm soát đồ đạc của mình, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra".
Theo VietNamNet
Cuối năm sinh viên nhậu... thả cửa Ngày nay nhiều khi một sinh viên được "vị nể" trong khu trọ không phải bởi bảng điểm chói lòa hay thành tích hoạt động phong trào mà bởi "tửu lượng" đong bằng lít. Nhậu kiểu sinh viên 11h đêm, dãy quán nhậu ốc nóng, mực nướng, chân gà vỉa hè đầu đường Lê Đức Thọ dẫn vào sân vận động quốc gia...