Trớ trêu học sinh đến lớp học trực tuyến vì giáo viên… F0

Theo dõi VGT trên

Giáo viên nhiễm nCoV phải dạy online tại nhà, trong khi học sinh vẫn học trực tiếp ở trường là thực tế đang diễn ra tại nhiều nơi.

Nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2 sau khi kết thúc 5 tiết học buổi sáng 18/2, cô Nguyễn Quỳnh Chi (39 tuổi), giáo viên một trường THCS quận Đống Đa, Hà Nội vội vàng thông báo lên nhóm lớp chủ nhiệm và các lớp khác để phụ huynh, học sinh biết.

Ngôi trường nơi nữ giáo viên làm việc đang tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ cho giáo viên sau 2 tuần mở cửa trở lại. Cô Quỳnh Chi không rõ nguồn lây nhiễm COVID-19 từ đâu. “Tôi không hoảng loạn khi bản thân là F0 nhưng lại thấy buồn và áy náy vì việc này vô tình liên luỵ đến học sinh, đồng nghiệp. Rất may họ động viên tôi sớm chiến thắng COVID-19 để quay trở lại trường”, cô Chi nói.

Giáo viên F0 dạy online

Hiện sức khoẻ của cô Chi ổn hơn, chỉ thỉnh thoảng bị ớn lạnh. Các tiết dạy học của cô vẫn diễn ra đúng theo thời khoá biểu của nhà trường, nhưng là dạy trực tuyến tại nhà cho học sinh học trực tiếp tại lớp.

Trớ trêu học sinh đến lớp học trực tuyến vì giáo viên... F0 - Hình 1

Một tiết học online đặc biệt, khi học sinh đến trường. (Ảnh minh hoạ: N.A)

Hình thức dạy học trực tuyến không quá lạ lẫm vì cả cô và trò từng trải qua gần học kỳ. Nhưng cảm giác cô dạy online cho học sinh ở lớp lại rất khác biệt. Việc dạy trực tuyến của cô gặp khó khăn về kết nối và đường truyền. Một tiết học diễn ra với 3 điểm cầu. Điểm cầu thứ nhất là tại nhà cô giáo. Cô thuần thục các kỹ năng dễ dàng kết nối thiết bị, phần mềm Zoom. Điểm cầu thứ 2 ở trường phải nhờ đến sự hỗ trợ từ giáo viên, cán bộ tin học khác vì các em chưa thể tự sắp xếp, mở máy tính, máy chiếu ở lớp. Điểm cầu thứ 3 là những học sinh F1 đang tự cách ly ở nhà. Vì vậy, mỗi tiết học đều phải mất 10 – 15 phút đầu giờ để kết nối.

“Cùng với đó, đường truyền mạng ở trường khá chập chờn, nhiều khi trong tiết dạy cô giáo hăng say nói, thấy lớp im lặng tưởng học sinh đang nghe giảng, nhìn lại mới biết mạng quay mòng mòng bị đứng hình từ lâu mà không biết. Hay nhiều khi do hệ thống loa phát trong phòng học quá bé, cô phải cố gắng nói thật to như hét vào mic và lớp phải thật im lặng mới có thể nghe hết bài giảng”, cô Chi nói và hy vọng bản thân sẽ sớm khoẻ lại để có thể đến trường dạy học trực tiếp, đảm bảo chất lượng, tiến độ học tập.

Tương tự, cô Phạm Trần Thanh Huyền, giáo viên THPT Hoàng Cầu không may là F0 từ thứ Tư tuần trước. Các tiết dạy của cô bất đắc dĩ chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến tại nhà, còn học sinh thì vẫn đến trường học như bình thường. “Thiệt thòi nhất là học sinh, muốn đến trường để học trực tiếp nhưng nay cô giáo lại ở nhà dạy online. Tôi luôn động viên học sinh cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn này. Đây cũng là kỷ niệm đặc biệt không phải ai cũng được trải qua”, cô Huyền tâm sự.

Video đang HOT

Các tiết học tại lớp vẫn diễn ra bình thường. Cô tập trung dạy hết những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn lại sẽ giao bài tập về nhà. Để tránh thiệt thòi cho học sinh khi không có người hướng dẫn trực tiếp tại lớp, cô quay video bài giảng, giải thích cặn kẽ từng mảng kiến thức rồi đăng lên nhóm lớp để các em tiện theo dõi lại sau các giờ học. Đây chỉ là giải pháp tình thế, trong hoàn cảnh dịch bệnh, số học sinh và giáo viên F0, F1 vẫn tiếp tục tăng. Việc bao quát học sinh qua màn hình khó đảm bảo.

Trở ngại lớn nhất là đường mạng nhà cô và trường chưa thật sự ổn định khiến việc học thường xuyên bị ngắt quãng. “Với những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, việc dạy gặp khó khăn vì khi các em lên bảng trả lời sẽ phụ thuộc vào camera nét hay không, vị trí đặt gần hay xa. Đặt xa thì bao quát được bảng nhưng cô sẽ không nhìn rõ bài làm của các em. Bất cập hiện này chưa tìm được cách tối ưu khắc phục”, cô Huyền cho hay.

Bị mắc COVID-19 nhưng may mắn sức khoẻ của cô không bị ảnh hưởng nhiều. Nữ giáo viên cố gắng dành tối đa thời gian nghỉ ở nhà để giải đáp các thắc mắc của học sinh. Cô còn gọi điện thoại riêng đgiải thích cho từng em những kiến thức còn mơ hồ. “Thời gian học kỳ 2 không còn nhiều, tôi lo nhất là học sinh lớp 12 đang ở giai đoạn chạy nước rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học 2022 nên cố gắng bù đắp kiến thức nhiều nhất có thể cho các em”, cô nói và hy vọng dịch sớm hạ nhiệt, cô trò trở lại nhịp học bình thường.

Thiếu giáo viên dạy học

Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, khi học sinh đi học trở lại, nhà trường tổ chức mỗi khối 1 lớp học trực tuyến dành cho học sinh F0, F1. Tuy nhiên, sau 1 tuần số học sinh là F0, F1 tăng, nhiều giáo viên và học sinh F0 nên trường phải chuyển phương án tổ chức các lớp học “2 trong 1″, vừa dạy trực tiếp vừa trực tuyến theo từng lớp vì nếu lớp trực tiếp riêng, lớp trực tuyến riêng sẽ thiếu giáo viên trầm trọng.

Trớ trêu học sinh đến lớp học trực tuyến vì giáo viên... F0 - Hình 2

Thầy giáo vừa dạy trực tiếp tại lớp kết hợp dạy online cho học sinh tại nhà. (Ảnh minh hoạ: N.A)

Ông Hà cho biết, hiện nhiều lớp chỉ khoảng 1/2 sĩ số học sinh đến trường, 4 giáo viên F0 phải ở nhà dạy online và toàn trường có 3 lớp phải chuyển sang học trực tuyến 100%. Để đảm bảo chương trình học, đặc biệt là học sinh lớp 9 – cuối cấp, trường yêu cầu giáo viên tập trung vào nội dung cốt lõi theo đúng hướng dẫn dạy học thích ứng với dịch bệnh của Bộ GD&ĐT, giảm mức độ yêu cầu.

Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng trường Lômônôxốp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, một số khối lớp, bộ môn đang thiếu người dạy dạy do giáo viên mắc COVID-19. Nhà trường đang lo lắng, nếu tình hình dịch căng thẳng, số học sinh, giáo viên mắc COVID-19 tăng cao, việc học nguy cơ trở về gần như trạng thái chủ yếu học trực tuyến.

Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh (Q.Đống Đa) chia sẻ, giáo viên dạy học thời điểm này là cực kỳ áp lực và vất vả. Nhà trường không ngại về giải pháp công nghệ khi phải dạy hỗn hợp nhiều hình thức nhưng nỗi lo lắng nhất lúc này là học sinh và giáo viên bị F0 tăng theo các ngày, cũng dẫn đến việc không có giáo viên dạy thay cho đồng nghiệp.

Với những giáo viên F0, nhà trường sẽ giảm số tiết dạy để họ có thời gian được nghỉ ngơi, điều trị. Tuy nhiên, các giáo viên khác sẽ bị tăng số tiết dạy học. Việc này được sắp xếp trên tinh thần tự nguyện giúp đỡ giữa các giáo viên. “Trường cố gắng không để việc học của học sinh bị gián đoạn khi các giáo viên không may mắc COVID-19″, ông nói và hy vọng phụ huynh, học sinh đồng lòng và sớm có phương án tốt hơn, chấp nhận sống chung với dịch bệnh trong thời gian tới.

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh 'đến giới hạn chịu đựng' học online

"Khi dạy online, giáo viên không nên nóng vội "chạy chương trình", mà hãy xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn; có nhiều tương tác với học sinh để tiết học ngắn lại, đồng thời nên giao ít bài tập hơn...".

Có thể co ngắn kỳ nghỉ hè

Dịch Covid-19 bùng phát khiến học sinh ở nhiều địa phương chưa thể đến trường trong thời gian dài. Nhiều trường đã phải hoàn tất chương trình năm học 2020 - 2021 và khai giảng năm học mới bằng hình thức trực truyến. Điều này khiến các giáo viên lo lắng, việc dạy online quá lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện chương trình.

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, trong tình huống học sinh vẫn phải tiếp tục ở nhà để học online do việc đến trường chưa thật sự an toàn, giáo viên cũng không nhất thiết phải nóng vội, "chạy chương trình".

"Theo dự kiến, vào tháng 11, học sinh Hà Nội có thể được đi học trở lại. Như vậy, cô trò còn khoảng 7 tháng để hoàn thành chương trình năm học. Với tinh thần chương trình đã được tinh giản, chỉ tập trung vào nội dung cốt lõi, thời gian còn lại vẫn đủ để bù đắp, củng cố chương trình.

Còn đối với những địa phương như TP.HCM, phải đến tháng 1 năm sau, học sinh mới có thể quay trở lại trường học trực tiếp. Như vậy, các em đã mất hẳn một học kỳ. Nếu cần thiết, tôi cho rằng Bộ GD-ĐT có thể kéo dài thời gian năm học sang tháng 6 thay vì kết thúc vào cuối tháng 5 như thường lệ để có thêm 1 tháng học trực tiếp. Đồng thời, thời gian nghỉ hè cũng nên được co ngắn lại. Giờ đây, học sinh đã dừng đến trường trong nhiều tháng, cho nên nhu cầu nghỉ học cũng không còn quá lớn nữa", thầy Khang kiến nghị.

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh đến giới hạn chịu đựng học online - Hình 1

Một tiết học thể dục online của Trường Marie Curie.

Bên cạnh đó, để việc học online thực sự hiệu quả, thầy Khang cho rằng, giáo viên cần phải xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn, có nhiều tương tác với học sinh. Điều này cũng đảm bảo việc học sinh không phải ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình máy tính.

"Ai cũng biết, nhìn nhiều vào màn hình điện thoại, máy tính nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến mắt, thị lực bị suy giảm. Mới đây, tôi có hỏi một lớp 8, trong số 31 học sinh thì có đến 21 con thường xuyên đeo kính (chiếm khoảng 68%).

Sau nhiều tháng học online, rất có thể số học sinh phải đeo kính sẽ tăng lên; số học sinh phải đi thay kính do tăng độ cận thị cũng sẽ nhiều hơn", ông Khang dẫn chứng, đồng thời cho rằng thời gian của cả buổi học ấy cũng nên được rút ngắn hơn so với học trực tiếp; giáo viên cũng nên giao ít bài tập về nhà hơn.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên hỏi han học sinh và phụ huynh để điều chỉnh cách thức giảng dạy cho phù hợp cũng là điều giáo viên cần chú trọng khi dạy học online.

"Mỗi người nên cố gắng một chút"

Khi thời gian "tạm dừng đến trường" quá lâu, việc học phải chuyển sang hình thức online cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề đối với bố mẹ và con cái. Do đó, theo thầy Nguyễn Xuân Khang, không chỉ giáo viên, mà phụ huynh và học sinh cũng phải cố gắng thay đổi.

"Lúc bình thường, sáng sớm hàng ngày, cả nhà thức dậy, bố mẹ chuẩn bị đi làm, con cái chuẩn bị đi học. Suốt cả ngày, công việc, học hành cuốn theo mọi người trong gia đình. Vì thế, sau một ngày làm việc và học tập, cuối chiều, cả nhà đoàn tụ trong bữa tối ấm áp, vui vẻ.

Nhưng đến khi dịch bệnh bùng phát, phải giãn cách xã hội, bố mẹ, con cái đều phải ở nhà, cả ngày "ra đụng vào chạm" nên dễ phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Phòng, chống dịch bệnh đã áp lực, công việc trở nên khó khăn, thu nhập giảm sút... khiến tâm lý của phụ huynh luôn căng thẳng, lo lắng. Cộng thêm việc phải chăm sóc, kèm cặp con học online đã khiến nhiều phụ huynh đã đến giới hạn chịu đựng.

Còn với trẻ con vốn hiếu động, bị "nhốt" nhiều tháng trong nhà, không được giao lưu với bạn bè nên cảm thấy bức bí, khó chịu. Trong khi đó, việc học online với đường mạng phập phù, bài giảng của thầy cô lại khó tiếp thu, ít có cơ hội để trao đổi,... khiến mọi thứ dường như đảo lộn".

Trước những khó khăn ấy, về phía phụ huynh, thầy Khang cho rằng, mỗi cha mẹ cần phải kiên trì hơn, chịu khó hơn, bình tĩnh hơn nữa trong việc chăm sóc, giúp đỡ các con học hành ở nhà.

Còn về phía học sinh cũng cần phải quan tâm và thông cảm cho bố mẹ nhiều hơn. Bên cạnh việc học, các em cũng có thể tranh thủ làm một số việc nhỏ trong nhà để đỡ đần cho bố mẹ.

Trước tình hình học online có thể sẽ phải kéo dài thêm một thời gian nữa, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho rằng, cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đều phải chuẩn bị tinh thần vững vàng; mỗi người cần phải cố gắng hơn một chút để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"

Netizen

11:25:09 18/11/2024
Ở giữa thời đại mua hàng online, nhiềutình huống dở khóc dở cười xoay quanh niềm đam mê này luôn lôi cuốn cư dân mạng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

Sức khỏe

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.