Trở thành lập trình viên ứng dụng ôtô sau 30 tuần học trực tuyến
Học chuyên sâu ngôn ngữ C tại FUNiX, sinh viên có cơ hội thành lập trình viên ứng dụng ô tô với mức lương khởi điểm từ 10 triệu đồng.
Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên 4.0, công nghệ Automotive ứng dụng trên ô tô đang trở thành xu hướng của tương lai. Ông Ngô Sỹ Việt Phú – Phó Giám đốc FPT Global Automotive Đà Nẵng (FPT Software) dự báo, đến khoảng năm 2025, 60% tổng lượng việc làm liên quan đến lĩnh vực ôtô sẽ liên quan tới làm phần mềm.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp lớn như Vinfast, FPT, Viettel và nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đang nhanh chóng nắm bắt tiềm năng này, kéo theo nhu cầu nhân lực trong ngành tăng lên, mở ra cơ hội lớn cho các lập trình viên phần mềm ôtô.
Các chuyên gia dự báo, đến khoảng năm 2025, 60% tổng lượng việc làm liên quan đến lĩnh vực ô tô sẽ liên quan tới làm phần mềm.
Đại diện Đại học trực tuyến FUNiX cho biết, trước nhu cầu thực tế từ các doanh nghiệp, trường đã ra mắt khóa học Lập trình ứng dụng ôtô. Đây đồng thời là một lĩnh vực tiềm năng trong kỷ nguyên số mà nhiều sinh viên muốn theo đuổi, nhưng chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu và tập trung hướng nghiệp.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế
Video đang HOT
Khóa học Lập trình ứng dụng ô tô là một trong những nội dung đào tạo thuộc chương trình xSeries của FUNiX. Gói trọn trong 6 tháng – 30 tuần học, học viên sẽ học cùng mentors là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành. Song song với việc học trực tuyến, sinh viên cũng được học thông qua làm dự án, tiếp xúc với các yêu cầu thực tế của công việc.
Đại diện FUNiX cho biết, mục tiêu của khóa học là trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng phân tích, thiết kế và cài đặt ứng dụng theo phương pháp hướng đối tượng bằng ngôn ngữ C , theo định hướng phát triển ứng dụng cho ô tô. Học viên cũng được trang bị nền tảng vững chắc để phát triển ứng dụng nhúng và những kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của bộ phận phát triển phần mềm ô tô của Công ty phần mềm FPT (FPT Software).
Theo ông Nguyễn Vũ Hạnh, kiến trúc sư giải pháp của FGA, C là kiến thức quan trọng với bất kỳ lập trình viên nào muốn theo đuổi ngành Automotive. Lập trình viên thông thạo C có nhiều cơ hội trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa tại các doanh nghiệp công nghệ lớn như FGA, Vinfast, các trung tâm R&D về phần mềm ôtô của các hãng Huyndai, LG, Samsung ở Việt Nam, hoặc làm phần mềm nhúng ở các công ty Viettel, VNPT, FPT…
Là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ ba trên thế giới chỉ sau Java và C, C có những ưu điểm như chạy nhanh, kích thước chương trình nhỏ, thư viện lập trình mạnh phù hợp cho các máy tính trên ôtô (điều khiển động cơ, hệ thống an toàn, hệ thống thông tin giải trí…). Học viên lập trình tốt C sẽ dễ dàng chuyển sang lập trình C cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành phần mềm nói chung.
C là kiến thức quan trọng với bất kỳ lập trình viên nào muốn theo đuổi ngành Automotive.
Cam kết đầu ra với mức lương cạnh tranh
“Một trong những điểm thu hút của khóa học là học viên có cơ hội được tuyển thẳng vào làm việc tại FPT Global Automotive (FGA) – đơn vị chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ thông minh, đặc biệt trong lĩnh vực xe ô tô tự lái”, đại diện FUNiX khẳng định.
Ngoài ra, những học viên cam kết vào làm việc tại FGA sau khi hoàn thành chương trình còn được đơn vị này tài trợ tới 30% học phí khóa học. Trực thuộc FPT Software (công ty phần mềm FPT), FPT Global Automotive (FGA) là đơn vị chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ thông minh, nhất là trong lĩnh vực xe ô tô tự lái, với khách hàng từ nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc, Singapore…
Theo đại diện FUNiX, đây là chương trình đào tạo có sự hợp tác giữa FUNiX và FGA. Trong quá trình đào tạo, học viên sẽ được tiếp cận với các dự án phần mềm để có thể đi vào thực tế công việc ngay sau khi tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm cho học viên khóa học lập trình viên ứng dụng ô tô của FUNiX tại FGA là từ 10 triệu đồng một tháng.
Theo VNE
230 thí sinh Việt tranh tài ở Junction- cuộc thi phần mềm lớn nhất EU
Junction, cuộc thi lập trình được tổ chức vào tháng Mười một hàng năm tại Phần Lan, là sự kiện lớn nhất châu Âu của cộng đồng quốc tế dành cho các lập trình viên, nhà thiết kế và nhà kinh doanh trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới Hackathon, đã lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
(Ảnh minh họa: Zing)
Đơn vị đứng ra thực hiện là Đại học Hà Nội đã tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện chiều nay, ngày 12/10.
Theo đó, điều kiện dự thi là thí sinh phải dưới 25 tuổi, không phân biệt trình độ học vấn, tối thiểu cần có khả năng đọc hiểu tiếng Anh.
Cách thức thi là các thí sinh sẽ tập hợp lại và làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có từ ba đến 5 thành viên. Lựa trong chọn một trong số các đề tài cho trước, mỗi nhóm sẽ sử dụng công nghệ để chuyển đổi ý tưởng của mình thành sản phẩm thực tế trong vòng 48 giờ đồng hồ liên tục, cùng một lúc tại sảnh chính tòa nhà A1, Đại học Hà Nội. Sản phẩm hoàn thành có thể là website hoặc ứng dụng di động, hoặc kết hợp cả hai hình thức.
Đề tài do các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại được ban tổ chức cuộc thi chọn đối tác tài trợ đưa ra. Mỗi đối tác chỉ được đưa ra một đề tài và số lượng thí sinh tham dự đề tài đó phụ thuộc vào mức tài trợ. Ban cố vấn cuộc thi sẽ tư vấn cho đối tác để đưa ra nội dung thi đấu phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu của đối tác.
Các đội thi bắt buộc phải thuyết trình và giới thiệu sản phẩm của mình bằng tiếng Anh. Đội dự thi và đối tác của đề tài mà đội tham gia sẽ cùng giữ bản quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm được tạo ra trong sự kiện.
Ban tổ chức sẽ trao một giải nhất trị giá 16 triệu đồng cho mỗi đề thi. Đội thắng cuộc trong từng đề thi do đơn vị đối tác và ban cố vấn chuyên môn của chương trình cùng quyết định. Các đối tác không có quyền tham gia vào quyết định đội thắng cuộc của đề thi không phải do mình đưa ra.
Một giải nhất chung cuộc sẽ được trao cho đội xuất sắc nhất, trị giá 15 triệu đồng. Khác với giải nhất cho từng đề tài, tất cả các đơn vị đối tác và ban cố vấn chuyên môn đều có quyền quyết định như nhau để chọn đội thắng chung cuộc.
Đội thắng chung cuộc sẽ tham dự Hack/Talks và Hackathon Junction tại Phần Lan từ ngày 22 đến 25/11.
Đại học Hà Nội cho biết đã có 230 thí sinh đăng ký tham dự và cuộc thi sẽ bắt đầu ngay trong tối nay, 12/10, kéo dài liên tục 48 giờ và kết thúc ngày 14/10. Trong số này có 68% là sinh viên đến từ các trường đại học và 32% là người đã đi làm.
Theo ban tổ chức cuộc thi, 48 giờ đồng hồ là chưa đủ thời gian để các thí sinh có thể làm ra một sản phẩm công nghệ hoàn hảo, nhưng sẽ đưa ra được các ý tưởng mới để có thể phát triển hoàn thiện sau này. Mục tiêu của cuộc thi cũng không phải là tìm kiếm một sản phẩm hoàn hảo mà là tạo sân chơi để những người trẻ đam mê công nghệ có thể trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, phát huy thế mạnh của mỗi người để dùng công nghệ cùng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống./.
Theo vietnamplus
GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng về chương trình Công nghệ giáo dục GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của chương trình Công nghệ giáo dục, sáng nay 8-9 đã có những chia sẻ về công nghệ giáo dục đang dẫn tới những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận. GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD), sáng 8-9 đã có cuộc trò chuyện diễn ra tại Hà...