Trở thành cô giáo với 20 ngàn đồng/tháng
Đang học lớp 11, ba đột ngột qua đời, gia cảnh rơi vào khó khăn, nhưng cô gái Pacô Lê Thị Thúy Hằng vẫn vượt qua để trở thành cô giáo, mang cái chữ về gieo lại cho quê hương.
Hồng Vân là một xã biên giới, cách trung tâm thị trấn huyện miền núi A Lưới hơn 30 km. Cách đây hơn 10 năm, đời sống người dân còn lắm cơ cực. Thế nhưng, khi nói đến chuyện học tập ai cũng trầm trồ kể về tấm gương của cô giáo Hằng, một người con của dân bản ở xã Hồng Vân.
Cô Hằng (ngồi giữa) cùng đồng nghiệp đang trao đổi bài vở – Ảnh: Tuyết Khoa
“Ngày ấy không như bây giờ, cái ăn còn khó, từ già đến trẻ đều lên rẫy. Đi học cái chữ là điều không hề đơn giản. Lớp học đầu năm có chưa đến 15 người nhưng đến cuối năm thì chỉ còn một nữa. Học sinh tụi mình chỉ học ở A Lưới từ lớp 1 đến lớp 7, đến lớp 8 là phải về học ở trường nội trú ở dưới thành phố, cách A Lưới khoảng 70km. Xa xôi, nhiều người nản chí, bỏ học nửa chừng. Bạn bè rủ mình về quê, nhưng mình không đi”, Hằng nhớ lại.
Hằng kể, năm lớp 11, ba đột ngột qua đời do bệnh nặng, một mình mẹ phải nuôi bốn anh em, không lo nổi. Nhiều lần, mẹ muốn Hằng nghỉ học, ở nhà phụ mẹ làm rẫy. Lên bản, nhưng nhớ trường nhớ lớp, Hằng lại năn nỉ mẹ cho khăn gói về đồng bằng học tiếp. Hằng quyết định chọn trường Đại học Sư phạm Huế để tiếp tục ước mơ trở thành cô giáo của mình.
“ Nhà nghèo, mỗi tháng, mẹ chỉ cho 20 ngàn đồng. Để có thể sống được với số tiền ít ỏi ấy, mỗi lần về Huế, mình phải gùi theo cả một bao to, nào ngô, khoai, sắn, rau, cá… để ăn cả tuần”, Hằng tâm sự. Sau khi ra trường, dù có nhiều cơ hội chờ đón nhưng Hằng quyết định trở về A Lưới, nơi chôn rau cắt rốn và cũng là nơi đã ươm mầm ước mơ của Hằng. Năm 2004, ước mơ trở thành sự thật khi Hằng chính thức trở thành cô giáo của trường THPT A Lưới.
Cô Đàm Thị Hoa, Hiệu trưởng trường THPT A Lưới, đánh giá : “Cô Hằng là một giáo viên trẻ tiêu biểu nhiều năm qua. Ngoài công tác giảng dạy, cô Hằng còn là người tiên phong trong các phong trào đoàn thể của nhà trường, tham gia các hoạt động xã hội… Nhiều năm liền, cô được mọi người tín nhiệm, bầu làm phó bí thư đoàn trường”.
Video đang HOT
Đa số các học sinh vẫn còn hạn chế về vốn từ vựng tiếng Việt, nên cô giáo Hằng có thuận lợi khi có thể giao tiếp bằng tiếng địa phương với các em. Không chỉ nói tiếng Pa- cô, Hằng còn tìm hiểu và biết nói tiếng Cơ Tu, Pa Hy… . để có thể gần gũi và nói chuyện cùng các em. Thầy giáo Trần Nguyễn Khánh Phong, nói: “Các học sinh rất gần gũi và tìm được sự đồng cảm ở cô Hằng. Cô thường không ngại đường xá xa xôi, đi tới các bản sâu xa để vận động gia đình và học sinh trở lại trường. Đôi khi chỉ một lời động viên, khích lệ, cũng đã thay đổi một số phận con người. Cô Hằng đã làm được điều đó”.
Nhiều cô thầy giáo tại trường vẫn nhớ câu chuyện cô giáo Hằng đã giúp một học sinh dân tộc vượt qua khó khăn và bây giờ đã học năm thứ 4 của ĐH Kinh tế Huế. Em học sinh đó tên là Ra Giờ, người Pa-cô, ở cách trường hơn 30 km. Nhà không có ai lên rẫy nên em buộc phải nghỉ học. Cô Hằng đã đến nhà thuyết phục, rồi về trường vận động, quyên góp tiền để giúp em đi học lại. Năm 2010, trong hội thi Tìm hiểu Anh bộ đội Cụ Hồ do Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên- Huế và các ban ngành liên quan tổ chức, đội văn nghệ của nhà trường do cô Hằng dìu dắt giành được giải nhất.
Theo thanh niên
Cậu học trò nghèo học giỏi, mơ ước làm nhà thơ
Nhà nghèo, học giỏi, thành tích 6 năm liền đạt danh hiệu học sinh khá giỏi nhưng cậu học trò Lương Hữu Khoa, học sinh lớp 7A1, Trường PTDT Nội trú Vân Canh (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) lại có sở thích làm thơ và ước mơ trở thành nhà thơ nổi tiếng.
Theo giới thiệu của cô Huỳnh Thị Kim Cúc, hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú Vân Canh, chúng tôi trò truyện với Khoa ngay tại phòng ký túc xá của trường. Cậu học trò có dáng người mảnh khảnh, người hơi ốm, khuôn mặt hiền khô.
Khoa sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở khối Tịnh Văn 1, thị trấn Vân Canh, cả ba và mẹ em đều đi làm thợ hồ. Khoa là con đầu, sau em còn có một người em trai 6 tuổi nhưng chẳng may bị mắc bệnh Down nên không thể đến trường đi học.
Hoàn cảnh gia đình nghèo, bố mẹ chỉ biết lo làm ăn không có nhiều thời gian kèm cặp học hành nhưng Khoa luôn tự nỗ lực vươn lên học giỏi. Điểm trung bình các môn học của em khá cao, điểm thấp nhất là môn Văn thì cũng hơn 8,1 điểm điểm trung bình cao nhất trên 9,3. Đặc biệt, các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Khoa đều đạt điểm tổng kết cuối năm trên 9,0. Vì vậy, 6 năm học liền, Khoa đều là học sinh khá giỏi và là một trong những tấm gương học tốt tiêu biểu nhất của trường.
Cậu học trò nghèo Lương Hữu Khoa chăm chỉ học bài.
Học giỏi các môn tự nhiên và không quá say mê học Văn nhưng Khoa lại có sở thích làm thơ và mơ ước trở thành nhà thơ nổi tiếng.
Lý giải về ước mơ, Khoa hồn nhiên chia sẻ: "Em hay đọc thơ và rất thích cách gieo vần của thể thơ lục bát nên từ cấp một em đã tập làm thơ và em muốn sau này làm nhà văn, nhà thơ".
Được biết, Khoa rất thích làm thơ lục bát. Em cùng 5 bạn khác trong lớp đã thành lập ra nhóm CLB thơ lục bát. Trên những trang giấy trắng học trò là những bài thơ đầu đời do Khoa sáng tác. Những vần thơ mộc mạc nhưng chứa chang tình yêu về thầy cô, bạn bè, trường lớp tình yêu ba mẹ, khóm rau ngọn cỏ... của miền thôn quê em đang sống. "Mẹ làm khó nhọc quanh năm / Tay chân thô rát mỗi năm một nhiều..." Hay: "Bóng thầy như bóng của cha / Gian nan vất vả đưa ta vào đời...".
Không chỉ học giỏi, Khoa còn mê làm thơ và mơ ước trở thành nhà thơ nổi tiếng.
Trong những bài thơ Khoa viết có nhiều bài thể hiện lòng tự hào về quê hương đất nước Việt Nam: "Việt Nam đất nước tuyệt vời / Bao nhiêu đặc sản gọi mời bạn vô / Nào nem, chả cá, bún khô / Bún khô rau sống trộn vô tuyệt vời...". Đó là những món ăn dân gian và là đặc sản của vùng quê Bình Định.
Tuy có những câu thơ chưa thật hoàn chỉnh về luật thơ bằng trắc nhưng bằng ngôn từ giản dị, Khoa đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc, bình dị về cuộc sống xung quanh.
Có lẽ, vì sống trong một gia đình nghèo, thương ba mẹ làm lụng vất vả, hàng ngày nhìn đứa em trai ngây dại với chứng Down nên tâm hồn Khoa sâu lắng hơn và em muốn dùng những vần thơ để nói lên cảm xúc của mình. Những vần thơ bình dị rất đỗi lạc quan, tràn đầy ước mơ và hy vọng của em như hòa vào giai điệu cuộc sống muôn màu.
Chia tay cậu học trò nghèo học giỏi, cùng chúc cho ước mơ của em sẽ thành hiện thực để cuộc sống quanh ta có thêm những vần thơ ngọt ngào đầy thi vị.
Doãn Công
Theo dân trí
Cô giáo trẻ dân tộc Khơ Mú tâm huyết với nghề Năng động, sáng tạo, luôn nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảng dạy cũng như các phong trào khuyến học của xã nhà - đó là điều dễ dàng nhận thấy khi tiếp xúc với cô giáo trẻ Cụt Thị Bích, giáo viên Trường Mầm non xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An. Cô Cụt Thị Bích ở rẻo cao biên...