Trổ tài làm cá lóc nướng bằng nồi chiên không dầu, vàng ươm, thơm nức
Cá lóc (hay còn gọi là cá quả, cá tràu) là loại cá nước ngọt được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Ngoài nấu canh, kho, nấu cháo…bạn có thể thử món cá lóc nướng để đổi vị.
Cá lóc nướng là món ăn có thể chinh phục khẩu vị của những người khó tính nhất.
Cá lóc (hay còn gọi là cá quả, cá tràu) là loại cá nước ngọt được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Ngoài nấu canh, kho, nấu cháo…bạn có thể thử món cá lóc nướng để đổi vị.
Tuy nhiên, các bà nội trợ khá ngại vì làm món cá lóc nướng không đơn giản, nướng không khéo dễ cháy khét hoặc còn mùi tanh khó ăn.
Hiện nay, các bà nội trợ cũng rất thích dùng nồi chiên không dầu để chế biến món ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặt nhiệt độ để nướng cá chín tới, vàng ươm.
Do đó, Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm món cá lóc nướng bằng nồi chiên không dầu vô cùng tiện dụng, dễ làm.
Sự kết hợp cá quả với riềng, sả, ớt cùng cách chế biến vô cùng đơn giản với sự hỗ trợ của nồi chiên không dầu mang lại món ăn vô cùng thơm ngon.
Món cá lóc nướng vàng ươm, thơm nức.
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 1 kg
- Riềng: 100 g
- Sả: 3 củ
Video đang HOT
- Ớt, tiêu, bột nghệ, gia vị
Playvolume00:00/01:22Minh Thư ngậm ngùi hái bưởi trong vườn nhà do không được đi du lịch | Báo Dân ViệtTruvid
Cá lóc nướng có thể quấn với rau, bún, ngon “nuốt lưỡi”
Cách làm:
- Cá quả làm sạch lọc thịt thái miếng vừa ăn (bạn có thể thay thế bằng nhiều loại cá khác nhau như cá trắm, cá chép, cá trê…)
- Riềng, sả, ớt rửa sạch xay nhỏ
- Cho cá vào âu sau đó thêm riềng, sả, ớt và các loại gia vị vào trộn đều để ngấm khoảng 30 phút.
- Cho cá vào nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 trong 15 phút, vàng đều hai mặt là được.
- Ăn nóng kèm nước chấm chua ngọt rất ngon.
Chúc các bạn thành công với món cá lóc nướng thơm ngon!
Đổi món với cháo cá lóc rau đắng đậm vị miền Tây cho ngày mưa lạnh
Nếu ai đã về miền Tây, chắc hẳn không quên hương vị rất riêng của món cháo cá lóc rau đắng của vùng sông nước nếu được thưởng thức một lần.
Bằng cách chế biến độc đáo, món cháo cá lóc rau đắng miền Tây đã trở thành món đặc sản được nhiều người yêu thích.
Khi cơn gió lạnh đầu mùa ập đến, xì xụp tô cháo cá nóng hổi miếng cá thơm dai chắc thịt ngọt mềm đầu lưỡi chấm thêm chút nước mắm ngon nữa thì còn gì bằng.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cá lóc rau đắng chuẩn vị miền Tây để bạn có thể chế biến ngay tại nhà:
Nguyên liệu:
- 1 con cá lóc (tìm mua được cá lóc đồng là ngon nhất)
- 1 chén gạo dẻo thơm
- 1/3 chén đậu xanh cà (còn vỏ)
- Nấm rơm
- Rau đắng
- Gừng, hành lá, ngò, hành tím
Cách làm:
- Gạo vo sạch, rang trên bếp đến khi vàng thơm.
- Cá sơ chế chà xát muối, rửa qua với rượu cho sạch nhớt và hết mùi tanh. Có thể khứa vài khoanh (không tách rời) rồi để nguyên cho vào nấu, khi ăn gấp cả con ra ăn chung cả nhà.
Nếu thích lọc hết xương, cắt từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp vào ít muối và mắm ngon.
- Bắc nồi nước (với lượng gạo và đậu bên trên thì khoảng 3.5 - 4 lít nước, tuỳ thích ăn đặc hay loãng), cho vào vài lát gừng, hành tím đập dập đầu hành lá đập dập vào.
- Nêm thêm muối, bột ngọt. Nước sôi cho hết thịt cá xương cá to ở trên vào luộc. Cá rất nhanh chín do đó cần canh để cá vừa chín tới là vớt ra ngay để thịt cá giữ được độ dai ngọt.
- Sau khi vớt hết cá ra thì cho đậu xanh và gạo đã rang ở trên vào nồi nước, nấu đến khi gạo và đậu nở bung.
- Cho nấm rơm đã xào sơ với hành tím vào nồi cháo, thêm đầu hành lá cắt khúc vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Thưởng thức:
Múc cháo ra tô, rắc thêm hành- ngò cắt nhuyễn, ít gừng cắt sợi, ớt băm, hành phi, tiêu xay. Ăn kèm rau đắng ít giá.
Cháo nấu bằng gạo rang rất thơm, vị gừng âm ấm, nấm rơm giòn giòn cùng vị béo bùi của đậu xanh...cắn thêm miếng cá vừa chín tới thơm dai ngọt thịt, cuối cùng chốt hạ bằng vị đắng thanh mát nữa thì quả là một sự kết hợp tuyệt vời.
Đặc điểm nồi cháo của miền Tây là rất loãng, gạo rang làm nên món cháo có đặc trưng khác biệt không đặc sệt, không chảy nhựa.
Cá lóc nướng trui - nghe thôi đã thèm! Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã, thơm ngon đặc trưng khó cưỡng đã trở thành "thượng phẩm" trong các bữa ăn họp mặt gia đình và tiệc tùng. Người dân miền Tây xưa nay nổi tiếng là thân thiện, hiếu khách. Bất cứ ai đến đây cũng mở lòng yêu mảnh đất và con người nơi này. Cứ mỗi độ...