Trò nhọc vì nắng nóng, giáo viên cũng vất vả gấp đôi
Đi học lại là mong muốn của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh, nhưng thực tế đã phát sinh nhiều bất cập cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Háo hức ngày trở lại trường “bốc hơi” vì nắng nóng
Trong những qua, dư luận, các phụ huynh và cả học sinh đã có không ít những ý kiến, thậm chí là phản đối việc cho học sinh đeo cả khẩu trang và mũ chắn giọt bắn trong giờ học, nhất là khi điều kiện thời tiết mới đầu Hè đã rất oi bức. Riêng việc nhiều trường thực hiện không bật điều hòa trong lớp học để phòng, chống dịch Covid-19 cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Theo đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí… như đề xuất của ngành giáo dục.
Học sinh chống nắng khi trở lại trường.
Song, khi học sinh trở lại trường có nhiều vấn đề thực tế mới nảy sinh. Nhiều trường những ngày qua đón và đo nhiệt độ cho học sinh ngay tại cổng trường, ở sân trường trước khi vào lớp học. Sau ít phút chờ đợi, khi ánh nắng bắt đầu lên cao, một số em đã tỏ ra mệt mỏi. Với ca học buổi chiều, việc đo nhiệt độ này lại rất bất cập hơn, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh vừa dẫn đến chỉ số đo không chính xác.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Hoan, Hiệu trưởng Trường phổ thông cơ sở Xã Đàn, quận Đống Đa nêu thực tế: “Học sinh được chia ca đi học buổi chiều thì nắng nóng, cho nên hầu hết đo thân nhiệt trên 37 độ, lại phải ngồi nghỉ một lúc đo lại thì mới đủ nhiệt độ để vào trường”.
Trước tình trạng này, nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra lo ngại về việc xếp hàng ngoài trời ảnh hưởng đến sức khoẻ các em học sinh, nhất là khi tiết Hè ngày càng oi bức. Chị Quỳnh Hoa, phụ huynh một học sinh đang theo học tại trường THCS Ba Đình, quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, các phụ huynh đều rất hoanh nghênh việc nhà trường có những biện pháp bảo vệ sức khoẻ học sinh trong mùa dịch, nhưng chị cũng không khỏi lo lắng khi nhìn con mình đứng xếp hàng chờ đo thân nhiệt dưới trời nắng.
“Tôi rất mong là các ban phụ huynh có ý kiến đóng góp với nhà trường, nếu đo thân nhiệt thì phải giãn cách các cháu ra. Thời tiết thì lại thế này ảnh hưởng đến các cháu rất nhiều. Hy vọng nhà trường tạo điều kiện, chọn khu vực thật mát và thoáng để đo thân nhiệt cho các con thì sẽ ổn hơn”, chị Hoa nói.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, một số trường đành phải cho học sinh xếp hàng ở hành lang lớp học sau đó mới tổ chức đo nhiệt độ.
Hiện nay, các trường đều không tổ chức học bán trú để tránh tập trung đông học sinh nên các phụ huynh cũng gặp khó khăn trong việc đưa đón con em, chưa kể việc giờ tan học của ca sáng và giờ đi học của ca chiều đều vào đúng thời điểm nắng gắt cao điểm trong ngày.
Trò khổ, cô cũng vất vả gấp đôi
Số lớp học tăng gấp đôi nhưng số giáo viên của các trường không đổi, nên phải xếp dạy tăng tiết đối với giáo viên hiện có. Trung bình một tuần các giáo viên đều phải tăng tiết từ 1,5 đến 2 lần so với quy định. Cô Đinh Thị Thu Trang, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa cho biết: “Khi chia lớp, mỗi lớp chia đôi thì các thầy cô giáo đã phải tăng thời gian dạy gấp đôi số tiết thông thường mà các thầy cô phải đảm nhiệm cho nên các thầy cô cũng khó khăn.
Ngoài việc lên lớp thì các cô vẫn làm các bài giảng trực tiếp đồng bộ với việc các con quay trở lại. Khi mà các con quay trở lại học chính rồi thì các thầy cô vẫn tiếp tục dạy trực tuyến song song để bảo đảm phần kiến thức cho các con”.
Lớp học chia đôi, học 2 ca công việc của thầy cô giáo cũng tăng gấp đôi.
Dù các giáo viên đều khẳng định sẽ nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học, nhưng lãnh đạo của nhiều trường cũng băn khoăn về việc có thực hiện chi trả thù lao dạy thêm giờ cho giáo viên hay không. Nếu tình trạng tăng tiết kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe giáo viên và không có thời gian để rèn luyện, ôn tập thêm cho các học sinh cuối cấp.
Ngoài bất cập khi tổ chức dạy học thì việc thực hiện đo nhiệt độ cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trước khi vào trường và lớp học theo hướng dẫn của ngành chức năng cũng gây khó khăn cho cả học sinh và giáo viên./.
Giáo viên bị đuổi việc vì nói ông già Noel không có thật
Một giáo viên tại trường công lập 321, Brooklyn, New York, Mỹ bị sa thải vì nói với học sinh rằng ông già Noel và cô tiên răng không tồn tại.
Theo Fox News, sự việc xảy ra ngày 2/11. Một giáo viên nói với các học sinh lớp 1 rằng ông già Noel không tồn tại. Đồng thời, người này cũng "lật tẩy" sự thật về cô tiên răng, cho rằng nhân vật này không hề có thật như lời bố mẹ các em nói.
Điều này khiến học sinh bị tổn thương tâm lý, nhiều em đã khóc và kể lại câu chuyện với bố mẹ.
Nhiều học sinh lớp 1 tại trường công lập 321 đã khóc khi nghe giáo viên nói rằng ông già Noel không tồn tại. Ảnh: Daily Mail.
Các phụ huynh bày tỏ sự không đồng tình với giáo viên. Bà Allison Meyerham, mẹ của một học sinh, cho rằng việc bóc trần sự thật về những nhân vật cổ tích khiến trẻ cảm thấy bị lừa dối. Đó là điều tai hại.
Bà Liz Phillips, hiệu trưởng trường công lập 321, cho biết bà đã tìm hiểu vụ việc và sẽ gặp giáo viên. Danh tính của giáo viên vẫn chưa được tiết lộ.
Trong lá thư gửi đến các phụ huynh, bà Liz cho biết giáo viên có lời nói gây tranh cãi này chỉ là người dạy thay. Nữ hiệu trưởng cam kết người này sẽ không bao giờ được dạy các em nữa.
Tháng 12 năm ngoái, một giáo viên giấu tên tại Trường Tiểu học Cedar Hills, bang New Jersey, Mỹ cũng bị sa thải vì nói với các học sinh rằng những nhân vật cổ tích như ông già Noel, Thỏ Phục sinh và cô tiên răng không có thật.
Theo Zing
Sông Thương - Cô hiệu trưởng như người bạn của giáo viên Để động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cô Sông Thương chủ động làm "tấm gương" cho mọi người. Với học sinh tốt nghiệp Tiểu học, được vào Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh là mơ ước của rất nhiều em ở thành phố biển Vũng Tàu; một ngôi trường đã từng nhận Huân chương...