Trợ giá điện thoại 4G để thúc đẩy sử dụng Internet
Người dùng điện thoại 2G sẽ được hỗ trợ để chuyển sang điện thoại 4G, sẵn sàng kết nối Internet vào năm 2023.
Kế hoạch này được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ trong sự kiện ITU Digital World 2021 tối 12/10. Buổi thảo luận bàn về các giải pháp để tăng tốc chuyển đổi số. Trong đó, tạo điều kiện để người dân có thể truy cập Internet là một trong những yếu tố tiên quyết cho quá trình này.
Theo Bộ trưởng, đến năm 2023, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. “Chính phủ và các nhà mạng sẽ trợ giá thiết bị 4G cho những người dùng 2G còn lại, chiếm dưới 5%”, ông Hùng nói. “Có nghĩa từ năm 2023, 100% người dùng di động tại Việt Nam sẽ sẵn sàng sử dụng Internet”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trong Hội nghị Bộ trưởng tại ITU Digital World 2021.
Theo số liệu của Cục Viễn thông đến cuối năm 2020, Việt Nam có 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao đi động. Trong 24 triệu thuê bao này có những số được sử dụng cho máy phụ thứ hai của người dùng đã có smartphone. Ước tính còn khoảng 12,4 triệu người chỉ sử dụng duy nhất một điện thoại “cục gạch” và là những người cần hỗ trợ để chuyển sang điện thoại 4G. Con số này trong 2 năm tới dự kiến có thể giảm xuống còn 5-7 triệu, tức chiếm khoảng 5%.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng nhấn mạnh về vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trong chuyển đổi số, đặc biệt là kết nối 5G. Ông cho biết, trong giai đoạn đầu tiên của 5G, Việt Nam triển khai giải pháp là mỗi nhà mạng trong số bốn nhà mạng sẽ phủ sóng 25% đất nước và thực hiện roaming. Cách làm này được nhận định sẽ giúp giảm chi phí đầu tư.
Tại hội nghị, ông Houlin Zhao, Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU đánh giá Việt Nam là một mô hình đáng chú ý để các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm.
Ông Zhao cho biết, một nửa thế giới đã được kết nối nhờ công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, nửa còn lại cũng cần được kết nối. Việt Nam đã chung tay cùng nhiều nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ – Latinh trong việc phát triển ngành viễn thông, dù đó là những nơi thu được ít lợi nhuận và thường bị các nhà đầu tư khác bỏ qua.
“Tôi đánh giá cao cách làm của Việt Nam và mong Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với các quốc gia khác”, Tổng thư ký ITU nói.
Video đang HOT
Việt Nam sẵn sàng dẫn dắt trong hợp tác quốc tế, xây dựng thế giới số
Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021, được khai mạc tối 12/10, là cơ hội để Việt Nam cho thấy sự sẵn sàng về hợp tác quốc tế, chung tay xây dựng thế giới số.
Tối 12/10, Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm trực tuyến Thế giới số 2021 (ITU Digital World 2021) sẽ được khai mạc tại Hà Nội.
Tiền thân là Triển lãm Viễn thông Thế giới, đây là sự kiện quan trọng nhất hàng năm của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), nơi các doanh nghiệp trong ngành mang tới những thành tựu mới nhất về viễn thông, công nghệ số.
Tham gia ITU giúp Việt Nam khẳng định vai trò quốc tế
Từ năm 2020, hội nghị được đổi tên thành Triển lãm trực tuyến Thế giới số, theo sáng kiến của Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp hội nghị được tổ chức tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến.
Từ năm 2020, hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, giúp diễn giả, đại biểu có thể tham gia sự kiện dù đang ở đâu.
Chia sẻ về sự kiện năm nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng đây là cơ hội cho doanh nghiệp ICT Việt Nam cũng như đất nước thể hiện sự sẵn sàng, năng lực đóng vai trò tích cực, dẫn dắt hợp tác quốc tế về sáng kiến toàn cầu, xây dựng thế giới số.
Trong bài nói chuyện trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng đại dịch Covid-19 đã giúp nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhận ra vai trò của ứng dụng công nghệ số trong phòng, chống dịch bệnh cũng như đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.
Qua việc tổ chức ITU Digital World 2021 theo hình thức trực tuyến, Việt Nam và ITU muốn tiếp tục khẳng định vai trò của công nghệ trước những thách thức toàn cầu.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Việt Nam đã nhận được nhiều hỗ trợ của ITU trong công tác xây dựng chính sách, cũng như nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành.
"Các chính sách, sáng kiến, mô hình hợp tác... trong thúc đẩy chuyển đổi số mà các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước thảo luận và chia sẻ sẽ rất hữu ích với Việt Nam, khi chúng ta đã đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030", Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ.
Ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU tham gia sự kiện năm 2020 dưới hình thức trực tuyến.
Bên cạnh đó, ITU cũng là diễn đàn quốc tế để Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và sự bình đẳng trong sử dụng tài nguyên viễn thông.
"Việc tham gia ITU góp phần giúp Việt Nam khẳng định vai trò là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết.
Là một thành viên của ban tổ chức, ông Houlin Zhao, Tổng thư ký ITU cho biết việc chuyển đổi sang hình thức họp trực tuyến giúp mọi diễn giả, đại biểu có thể tham gia sự kiện dù đang ở đâu. Đây không chỉ là một biện pháp nhằm ứng phó với đại dịch toàn cầu, mà còn thúc đẩy hợp tác hiệu quả trên toàn thế giới.
"Phiên bản năm 2020 là sự kiện trực tuyến lớn đầu tiên của chúng tôi. Đây là một thành công tốt đẹp nhờ sự hợp tác, chuyên môn và nỗ lực của các đối tác tại Việt Nam", ông Zhao chia sẻ.
Vượt qua các rào cản để chuyển đổi số
Chuyển đổi số đã là chủ đề được nhắc đến nhiều năm, nhưng chỉ thực sự tăng tốc khi đại dịch Covid-19 khiến nhiều hoạt động thông thường không thể tiếp diễn.
Tuy nhiên, không phải quốc gia, khu vực nào cũng có thể dễ dàng chuyển đổi số. Riêng việc tiếp cận công nghệ, Internet đã có những khác biệt rất lớn. Do đó, tiếp cận công nghệ với chi phí thấp chính là chủ đề được đưa ra bàn luận ở phiên đầu tiên của ITU Digital World diễn ra tối 12/10.
Theo dữ liệu của ITU, hơn 90% dân số thành thị và hơn 70% dân số nông thôn trên toàn cầu đã được phủ sóng 4G, vệ tinh hoặc các công nghệ khác vào năm 2020. Tuy nhiên, nhưng chỉ 51% dân số thế giới đang sử dụng Internet.
Tiếp cận Internet vẫn là một rào cản ở nhiều khu vực, khiến tốc độ chuyển đổi số chậm lại.
Do đó, các khách mời và diễn giả sẽ cùng bàn luận để tìm ra cách vượt qua các rào cản về tiếp cận Internet, bao gồm chi phí, năng lực công nghệ, nhận thức của cộng đồng.
Ở những phiên thảo luận tiếp theo, các chủ đề được đưa ra là thúc đẩy phát triển hạ tầng và số hóa cuộc sống thường nhật. Tại đây, những diễn giả sẽ bàn đến giải pháp từ vĩ mô, quản lý nhà nước tới doanh nghiệp để mang những thành tựu công nghệ tới với mọi người dân.
Tôi kỳ vọng rằng Hội nghị Bộ trưởng trong vài ngày tới sẽ quy tụ những đại diện hàng đầu của khu vực công và tư nhân để xem xét vai trò của chính phủ trong cắt giảm chi phí băng thông rộng, mở rộng kết nối băng thông rộng và thúc đẩy xã hội số", ông Houlin Zhao cho biết.
Theo thông tin từ ban tổ chức, sẽ có 14 sản phẩm công nghệ của Việt Nam được giới thiệu tại các gian hàng ở ITU Digital World 2021. Bên cạnh những sản phẩm chống dịch, bảo vệ sức khỏe như nền tảng PC-Covid, Viettel Telehealth, các hệ thống kết nối thương mại điện tử như Postmart, Vỏ Sò cũng được mang tới.
Các gian hàng trong triển lãm năm nay đều được trưng bày dưới hình thức trực tuyến. Thời gian triển lãm kéo dài một tháng, từ ngày 12/10-12/11.
Internet ở Mỹ đắt nhưng chậm hơn quốc tế Theo CNBC, cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 7% người dân Mỹ khó có thể truy cập vào internet băng thông rộng vì cước phí đắt đỏ. "Người dân Mỹ trả nhiều tiền hơn, nhưng internet lại chậm hơn nước ngoài. Đối với người tiêu dùng, chi phí bây giờ quá cao và quá phức tạp" - Claire...