Trò cảm nhận hạnh phúc ở “ngôi nhà thứ hai”
Với học sinh vùng cao trường học là “ngôi nhà thứ 2″. Do đó, tạo nên môi trường giáo dục văn hóa, thân thiết không chỉ góp phần nâng “chất” giáo dục mà học sinh cảm nhận hạnh phúc nơi trường lớp.
Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Quản Bạ, Hà Giang).
Giáo dục từ học đường văn hóa
Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận (Quản Bạ, Hà Giang) với hơn 500 học sinh, 100% thuộc thành phần dân tộc. Dù điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế tuy nhiên ý thức xây dựng môi trường học đường văn hóa để nâng cao chất lượng giáo dục luôn được nhà trường, thầy cô quan tâm.
Cô Đinh Loan Vân, Hiệu trưởng chia sẻ: Mới nhận công tác tại trường đã nhìn ra hàng loạt công việc để thầy cô giáo chung tay thay đổi diện mạo ngôi trường. Ngay sau đó những góc văn hóa, thư viện ngoài trời, vườn hoa cây cảnh, nhà xe… đều được thiết kế bố trí lại và tự tay thầy cô cùng nhau xây dựng, trang trí, cải tạo đất trồng hoa cây cảnh.
Sau thời gian ngắn khuôn viên học đường sáng đẹp hiện ra trong nỗ lực của cả tập thể nhà trường. Điều thấy ngay từ những nỗ lực ấy chính là học sinh có thư viện ngoài trời sạch đẹp để đọc sách, truyện giờ giải lao;
Những góc văn hóa được khai thác hiệu quả cho các tiết học thực tế ngoài trời; vườn hoa cây cảnh ngoài tạo cảnh đẹp còn được thầy cô linh hoạt ứng dụng vào dạy kiến thức liên quan tới hoa, cây cảnh, cây thuốc…
Từ môi trường học tập văn hóa, thân thiện chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng nâng lên. Học sinh yêu trường lớp, tình trạng bỏ học trốn học cơ bản không còn.
Điều cũng dễ nhận thấy tại ngôi trường vùng cao biên giới này là việc giữ gìn vệ sinh được quan tâm và tạo thành nền nếp. Học sinh khi tới trường vào lớp đều thay dép sạch, tránh tình trạng mang bùn vào lớp. Tình trạng đất bùn lấm lem sàn, tường lớp học, sân trường được cải thiện đáng kể.
Hành lang, sân trường sáng đẹp sạch sẽ. Nhà vệ sinh, phòng bán trú học sinh được thầy và trò dọn dẹp vệ sinh thường xuyên theo lịch. Một không gian học tập và sinh hoạt sạch sẽ, văn hóa được hình thành cũng góp phần nâng cao ý thức của học sinh vùng cao trong việc vệ sinh trường lớp và sinh hoạt. Học sinh được giáo dục toàn diện từ kiến thức tới kỹ năng cuộc sống…
Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố luôn sạch đẹp để giáo dục và giúp học sinh thêm hạnh phúc khi tới trường.
Video đang HOT
Học trò hạnh phúc ở “ngôi nhà thứ 2″
Xây dựng học đường sạch đẹp, tiện ích… không những giúp học sinh gắn bó trường lớp, mang lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục… đang được nhiều trường vùng cao xây dựng hiệu quả.
Tới trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà, Lào Cai) không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện như bước vào công viên thu nhỏ. Khắp các hành lang tầng lớp học, các chậu hoa phong lữ kép nở đỏ thắm, khu tiểu cảnh trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú…
Thầy Nguyễn Văn Lục, Hiệu trưởng chia sẻ, từ năm học 2017-2018 toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân của trường đã bắt tay vào xây dựng mô hình trường học du lịch. Mục tiêu quan trọng trước tiên được đặt ra khi thực hiện đó là lấy khung cảnh sư phạm trường lớp sạch đẹp để thu hút học sinh tới trường.
“Chỉ khi nào duy trì được tỉ lệ chuyên cần cao, học sinh thích tới trường, chủ động học tập, thích và tự tin hòa mình trong không gian trường lớp… thì khi ấy nhà trường mới có thể nâng “chất” giáo dục toàn diện”, thầy Lục chia sẻ.
Với suy nghĩ đó, nhà trường đã không ngừng chú trọng đầu tư khuôn viên trường lớp sạch đẹp cho tất cả các điểm trường, đặc biệt ở điểm trường chính. Trang bị nhiều đồ dùng, thiết bị trong học tập và sinh hoạt hàng ngày cho học sinh.
Các thầy cô và phụ huynh còn cùng nhau làm lại tường rào, trang trí khung cảnh trường lớp bằng cách đặt hàng trăm chậu hoa tại tất cả hành lang lớp học, dựng hòn non bộ, trang trí lớp học có góc văn hóa dân tộc độc đáo…
Với những nỗ lực hàng năm và đặt học sinh là trung tâm của mọi thay đổi… tới nay chất lượng giáo dục nhà trường đã nâng lên đáng kể. Đặc biệt, học sinh luôn hạnh phúc, tự tin khi học tập sinh hoạt tại trường.
Con đường thổ cẩm do giáo viên tự thiết kế và xây dựng tại Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào (thị xã Sa Pa, Lào Cai)
Tại Trường PTDTBT TH&THCS Hầu Thào (thị xã Sa Pa, Lào Cai), ban giám hiệu đã lên ý tưởng thiết kế và xây dựng chòi đọc sách cho học sinh. Trên cơ sở đó bố trí thành thư viện ngoài trời để khuyến khích văn hóa đọc trong học trò. Với một không gian đọc sách thoáng mát, thân thiện cũng dã thu hút được học sinh vui chơi, thư giãn đọc sách truyện và nâng cao khả năng tiếng Việt.
Thầy Liễn Tiến Sơn, Hiệu trưởng trao đổi: Công trình đang được triển khai nhanh, đẹp bởi có tới gần 20 thầy cô tình nguyện tham gia, trong đó lực lương nòng cốt là giáo viên chuyên biệt mỹ thuật, âm nhạc…
Bên cạnh xây dựng chòi đọc sách, công trình con đường thổ cẩm cũng được thầy cô nhà trường thiết kế trang trí. Hình ảnh đẹp mắt, màu sắc rự rỡ từ cổng trường đã tạo cảnh quan sạch đẹp, học sinh hứng thú tới trường…
“Tất cả thầy cô đều chủ động, tình nguyện và hạnh phúc với công việc trường lớp bởi ai cũng hiểu rằng khi học sinh gắn bó và hạnh phúc ở ngôi nhà thứ 2 thì các em sẽ yên tâm và hứng thú với học tập. Qua đó nhà trường có cơ hội nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học…” – Thầy Sơn nói.
Cô giáo Đỗ Diệu Hương, người lên ý tưởng và trực tiếp trang trí mỹ thuật chòi đọc sách bày tỏ: Ngoài kiến thức, các thầy cô đều muốn mang tới những không gian văn hóa học đường sạch đẹp, đáp ứng đủ nhu cầu học tập sinh hoạt… của các em. Mang hạnh phúc đến cho học trò đòi hỏi thầy cô thay đổi tư duy giáo dục và bắt đầu từ những việc làm thiết thực…
Thầy giáo hơn 20 năm "gieo mầm xanh" trên đỉnh núi đá Hà Giang
Thương những đứa trẻ vùng cao khát chữ, hơn 20 năm qua, thầy giáo Bùi Hồng Định đã miệt mài cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" với mong muốn về sự đổi thay ở vùng đất đá Yên Minh, Hà Giang.
Thầy giáo Bùi Hồng Định trong buổi nhận quà từ thiện cho học sinh tại điểm trường lẻ
Tận tâm gieo chữ
Xã Ngam La, huyện Yên Minh (Hà Giang) địa hình cách trở, dân cư sinh sống thưa thớt trong những ngôi nhà thấp lè tè, nằm cheo leo trên đỉnh núi. Đến Ngam La chúng tôi đã chứng kiến tận mắt sự khó nhọc, vất vả của đội ngũ các thầy, cô giáo "cắm bản" dạy chữ. Nơi đây, sự có mặt của các thầy, cô giáo được ví như là những người "ươm mầm xanh" cho tương lai.
Thầy giáo Bùi Hồng Định, sinh năm 1980 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, 41 tuổi đời thì đã có hơn 20 năm tuổi nghề. Cũng là từng đó thời gian thầy tham gia dạy học ở các địa bàn khó khăn nhất của huyện vùng cao Yên Minh.
Thầy Định kể, trở thành thầy giáo có lẽ là do cái duyên đã định trước. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp sư phạm, thầy xung phong lên công tác tại huyện vùng cao Yên Minh và được phân công giảng dạy tại xã biên giới Phú Lũng, cách trung tâm huyện khoảng 40km. Lúc đó, đường vào xã lởm chởm đất đá nên khi nào muốn ra thị trấn chỉ có cách đi bộ luồn rừng, thời gian cho một lượt đi hoặc về cũng khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Thầy giáo Bùi Hồng Định trong buổi vận động phụ huynh đưa con về học tại trường chính
"Lúc mình vào công tác tại Phú Lũng, cả trường mới có 11 giáo viên, thậm chí còn chưa có hiệu trưởng. Lớp học lúc đó thì tạm bợ và chưa có điện. Mỗi lớp khoảng 20 học sinh, chủ yếu là con em dân tộc Mông. Trên điểm trường thì 2 thầy giáo phụ trách 3 lớp học, tự phân công nhau. Một người dạy 2 lớp phổ thông, người còn lại dạy 1 lớp phổ thông thì tối dạy thêm 1 lớp xóa mù chữ nữa. Công tác thiếu thốn, vất vả nhưng cũng có niềm vui riêng", thầy Định nhớ lại.
Những ngày đầu nhận công tác, cảm nhận đầu tiên của thầy Định là các trường ở vùng cao vô cùng khó khăn, đặc biệt là các điểm trường còn khó khăn hơn gấp bội. Các học sinh ở đây là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp giữa thầy và trò cũng gặp khó, phải dùng cử chỉ, động tác mô phỏng. Mặc dù đôi lúc cũng nản lòng, nhưng tiếp xúc với các em lâu ngày, thầy Định lại cảm thấy có một tình cảm rất đặc biệt.
"Dạy học tại lớp xóa mù chữ buổi tối, lớp học rất đông, chủ yếu là người trung và cao tuổi, chưa nói được tiếng phổ thông. Ngược lại, mình cũng chưa thạo tiếng của đồng bào. Do vậy, lúc đó mình vừa dạy chữ cho bà con cũng là tự học tiếng nói địa phương cho bản thân. Đến khi kết thúc lớp học, đồng bảo biết đọc, viết còn mình có thể tự giao tiếp cơ bản với bà con. Sau vài lớp thì mình nói tiếng Mông giỏi không khác gì tiếng phổ thông cả. Có lúc tâm sự vui với đồng bào, khi nào lên lớp nói chuyện với thầy giáo thì nói tiếng phổ thông, thầy đến nhà học sinh thì chúng ta nói tiếng địa phương", thầy Định cười nói.
Nhờ gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều đồng bào nên khả năng nói tiếng dân tộc của thầy Định cũng khá tốt, tất cả những trường hợp bỏ học, ngay khi có ý định đều được anh tới tận nhà động viên kịp thời.
Mong một sự đổi thay
Năm 2001, thầy Định được phân công về công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La. Điểm trường chính chủ yếu là nhà cấp 4, các điểm trường thì đều là nhà tranh, vách đất do đồng bào tự nguyện chung tay góp công sức xây dựng lên, người tấm ván, người bó gianh để làm nơi cho thầy và trò sinh hoạt học tập.
Lúc mới về, thầy Lợi xung phong đi các điểm trường khó khăn nhất, đặc biệt là có nhiều năm gắn bó với điểm trường Pờ Chừ Lủng, nơi cách điểm trường chính 2 giờ đi bộ xuyên rừng. Đến năm học 2010-2011, sau 10 năm giảng dạy, thầy Định được phân công nhiệm vụ làm Phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La.
Vợ chồng thầy giáo Bùi Hồng Định đang công tác tại Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La
Thầy Định tâm sự, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên tiểu học phải có là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì... Bởi lẽ, học sinh ở lứa tuổi tiểu học các con còn nhỏ, hiếu động, tinh nghịch và chưa tập trung được lâu. Đối với học sinh vùng núi lại càng khó khăn bởi sự tiếp cận bài chậm hơn so với học sinh dưới xuôi rất nhiều.
Với nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, trong quá trình công tác, thầy Định luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công. Thầy được đồng nghiệp đánh giá là một trong những cán bộ đi đầu trong việc vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục, quản lý mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Thầy Định chia sẻ: Tình cảm thân thiết của người dân và các thế hệ học sinh giúp tôi có thêm động lực vượt qua những khó khăn. Đặc biệt, vùng đất Ngam La cũng là nơi tô thắm hạnh phúc của cá nhân tôi. Tôi tự nhận thấy mình may mắn hơn một số đồng nghiệp bởi có vợ công tác cùng trường, có thể hỗ trợ tôi nhiều trong công tác chuyên môn và cuộc sống.
Năm 2011, Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La được đầu tư xây dựng nhà bán trú, tạo điều kiện cho học sinh ở các bản vùng sâu, vùng xa ở lại học tập. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là khó khăn. Thuận lợi là các em được sống, học tập tại trường, khó khăn cho các thầy cô là phải lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Do vậy, thầy Định cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định mình vừa là thầy, cô giáo dạy văn hóa, đồng thời còn là người cha, người mẹ dạy bảo và uốn nắn để hình thành nhân cách sống cho các em, chăm sóc các em từ bữa ăn, giấc ngủ.
Lớp học của học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La
Với sự cố gắng và sự nhiệt huyết với nghề của cán bộ giáo viên nhà trường, hằng năm, số học sinh đi học chuyên cần ở trường và các điểm trường của Trường PTDT bán trú Tiểu học xã Ngam La đều tăng.
Thương mến đồng bào vùng cao, hiểu được sự vất vả, thiệt thòi của trẻ em nơi đây với các địa phương khác, thầy Định luôn trăn trở: "Mình vất vả quen rồi, chỉ tội cho học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu thốn. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của mình là Nhà nước tiếp tục có thêm chính sách phát triển kinh tế vùng núi còn khó khăn cho bà con, đặc biệt là phủ sóng điện thoại đến các điểm trường để thầy cô và học sinh có điều kiện tốt hơn trong học tập, nhất là phải dạy - học trực tuyến".
Đại sứ quán Israel trao tặng thư viện thân thiện cho học sinh Hà Giang Hôm 18/1, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam khai trương thư viện thân thiện tặng các học sinh của trường tiểu học xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Thư viện thân thiện theo mô hình Room to Read, do Đại sứ quán Israel và Hoa hậu Hoàn vũ H'Hen Niê tài trợ, nằm trong dự án kéo dài 3...