Trình phương án không thi THPT quốc gia
Ngày 14/4, Bộ GD&ĐT trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của Thủ tướng trước đó. Hai kịch bản thi được Bộ đưa ra, trong đó có cả tình huống không tổ chức kỳ thi này.
Vẫn chờ đợi “số phận” của kỳ thi THPT quốc gia 2020Ảnh: Như Ý
Học sinh yên tâm học, ôn thi
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho biết: trong tính toán của Bộ, nếu học sinh (HS) có thể đi học trước ngày 15/6 thì vẫn có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào giữa tháng 8/2020. Vì sau khi kết thúc năm học, ngày 15/7, HS cuối cấp còn gần 1 tháng để ôn tập trước khi thi, như thời gian HS được ôn năm 2019. “Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có thi THPT quốc gia, là điều cần thiết để duy trì động lực học tập của HS”, ông Độ thông tin.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, nếu thi, phương thức cơ bản như năm 2019, nhưng xem xét giảm số m ôn thi phù hợp. Hiện nay, chương trình học kỳ 2 của lớp 12 đã được tinh giản. Nội dung phần tinh giản sẽ không có trong đề thi. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh. Bộ cũng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu đối với HS. Ông Độ phân tích thêm: học kỳ 2 có 18 tuần, HS đã học được 2 tuần trước Tết; sau khi tinh giản, chương trình có thể hoàn thành trong khoảng 10 tuần đến khi kết thúc năm học, trước 15/7.
Trong hơn hai tuần từ khi có hướng dẫn dạy học trực tuyến và dạy qua truyền hình của Bộ (từ 25/3 đến nay), các cơ sở giáo dục đều dạy – học theo phương thức này. Nếu tính từ 15/4 là mốc thời gian các trường dạy học trực tuyến, trên truyền hình (một số nơi làm sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi HS quay lại trường (muộn nhất là 15/6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.
Nhưng ông Nguyễn Hữu Độ cũng khẳng định vì lý do bất khả kháng, Bộ cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với Luật Giáo dục.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo trường THPT vùng khó khăn chỉ ra rằng tính toán của Bộ phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để “áp” cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15/6 trở lại trường thì quá gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho HS theo đúng quy định hiện hành.
Video đang HOT
Thi chung hay thi riêng?
Tính đến hôm qua, có thêm trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố phương án tuyển sinh riêng nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 không được tổ chức. PGS.TS Bùi Quốc Triệu, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, nếu kỳ thi THPT quốc gia 2020 diễn ra như dự kiến thì nhà trường vẫn giữ nguyên phương án tuyển sinh như công bố.
Trong trường hợp, Bộ GD&ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020, nhà trường dự kiến tổ chức thi riêng và sẵn sàng kết hợp với các trường ĐH khác để lập nhóm thi chung nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế. Phù hợp với tình hình theo PGS. Bùi Đức Triệu là thi theo những gì mà từ trước đến nay thí sinh đã được học và chuẩn bị.
Ông Triệu cho hay, hình thức và nội dung của kỳ thi riêng này cũng sẽ tương tự như kỳ thi THPT quốc gia hiện nay bởi nhà trường đã có kinh nghiệm tổ chức thi trong kỳ thi “3 chung” trước đây. Nhưng đề thi sẽ được rút gọn hơn. Mục đích tổ chức kỳ thi này nhằm đảm bảo chất lượng và không gây xáo trộn cho HS. Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ sẵn sàng đứng ra lập nhóm với các trường đại học để cùng tổ chức thi. Về môn thi, nhà trường tổ chức thi theo các môn tổ hợp mà nhà trường xét tuyển là 8/9 môn của kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó, môn duy nhất không tổ chức thi là môn Giáo dục công dân.
Lý giải vì sao không xét học bạ, PGS. Bùi Đức Triệu cho rằng hình thức này không công bằng với tất cả các thí sinh và thậm chí không xét được. Các trường top đầu xét học bạ vỡ trận ngay lập tức vì không có sự khác nhau giữa các thí sinh. Nên phương án này không khả thi. Thực tế, nếu không thi THPT quốc gia, các trường ĐH vẫn chủ động được phương án tuyển sinh. Theo tính toán của PGS.TS Bùi Đức Triệu thì hiện đã có khoảng 2/3 số trường ĐH xét tuyển bằng học bạ. Những trường còn lại là những trường ĐH lớn nên các phương án tuyển sinh đều được tính toán, chủ động.
GS.TS. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo, ĐH quốc gia Hà Nội cho rằng năm nay, dịch bệnh là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến việc học tập và tuyển sinh. Một số nước đã đóng cửa trường học, nhiều nước cho HS, sinh viên nghỉ học, nhưng chưa có trường nào tuyên bố thay đổi phương thức tuyển sinh. Điều đó có nghĩa là họ chấp nhận “chậm dần đều”, năm học có thể lùi lại, và tuyển sinh cũng có thể lùi lại. “Tại sao Việt Nam không đi theo trào lưu đó? Chất lượng phải là tiêu chí hàng đầu. Về nguyên tắc, việc giảng dạy trực tuyến là giải pháp tình thế và thậm chí năm học có thể kéo dài và dạy bù, nhưng không có nghĩa chúng ta đánh đổi về mặt chất lượng”, GS. Nguyễn Đình Đức băn khoăn.
Theo GS, Nguyễn Đình Đức, năm nay, phương án lý tưởng là hy vọng bệnh dịch sớm kết thúc và vẫn kịp tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia như kỳ vọng. Hoặc là, đành phải chấp nhận giải pháp tình thế, xét học bạ như là sơ tuyển, có thể tuyển thẳng với các em HS giỏi các trường chuyên, đoạt giải quốc gia, quốc tế, sau đó các trường cần chủ động có phương án tổ chức các kỳ thi tuyển. Tuy nhiên đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với từng ngành, trường. Các trường nhỏ, chưa có điều kiện tổ chức kỳ thi riêng có thể lấy điểm thi đầu vào của các trường này làm căn cứ xét tuyển.
Nghiêm Huê
Bộ GD-ĐT có tính đến phương án không thi THPT quốc gia
Dự kiến hôm nay (14.4), Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh Covid-19, trong đó có cả tình huống không tổ chức kỳ thi này.
Học sinh lớp 12 hiện đang học trực tuyến nội dung chương trình học kỳ 2 - Đậu Tiến Đạt
Hai kịch bản thi và không thi
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: trong tính toán của Bộ, nếu học sinh (HS) có thể đi học trước ngày 15.6 thì vẫn có thể tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào giữa tháng 8.2020. Vì sau khi kết thúc năm học (ngày 15.7), HS cuối cấp còn gần 1 tháng để ôn tập trước khi thi, như thời gian HS được ôn năm 2019. "Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì vẫn có thể tổ chức được các kỳ thi, trong đó có thi THPT quốc gia, là điều cần thiết để duy trì động lực học tập của HS", ông Độ nêu quan điểm.
Nếu thi, phương thức cơ bản như năm 2019, nhưng xem xét giảm số môn thi phù hợp. Hiện nay, chương trình học kỳ 2 của lớp 12 đã được tinh giản. Nội dung phần tinh giản sẽ không có trong đề thi. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh. Bộ cũng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu đối với HS.
Ông Nguyễn Hữu Độ cho biết vì lý do bất khả kháng, Bộ cũng tính toán một kịch bản cho việc không tổ chức kỳ thi mà giao cho các địa phương xét tốt nghiệp THPT. Bộ sẽ xin ý kiến Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép việc này để phù hợp với luật Giáo dục.
Một tháng đi học, phải làm 39 bài kiểm tra trong 27 buổi!
Đại diện Bộ phân tích: học kỳ 2 có 18 tuần, đã học được 2 tuần trước tết, sau khi tinh giản, chương trình có thể hoàn thành trong khoảng 10 tuần đến khi kết thúc năm học, trước 15.7.
Trong hơn hai tuần từ khi có hướng dẫn dạy học trên internet và dạy qua truyền hình của Bộ (từ 25.3 đến nay), các cơ sở giáo dục đều dạy - học theo phương thức này. Nếu tính từ 15.4 là mốc thời gian các trường dạy học qua internet, trên truyền hình (một số nơi làm sớm hơn), cộng với thời gian dạy học trực tiếp khi HS quay lại trường (muộn nhất là 15.6) thì vẫn đủ thời gian để hoàn thành chương trình năm học.
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo trường trung học chỉ ra rằng tính toán của Bộ phải dựa trên bình diện quốc gia chứ không thể nhìn vào một số trường hoặc một số địa phương làm tốt để "áp" cho đại trà. Nếu lấy mốc muộn nhất là ngày 15.6 trở lại trường thì quá gấp gáp, thậm chí không đủ thời gian cho việc tổ chức các bài kiểm tra định kỳ cho HS theo đúng quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Marie Curie (Hà Nội), phân tích: lớp 12 có 13 môn học. Từ đầu tháng 3 dạy trực tuyến và truyền hình 12 môn, còn môn thể dục chưa dạy. Số bài kiểm tra tối thiểu của 13 môn ở học kỳ 2 theo quy định là 76 bài. Dạy trực tuyến có thể 37 bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng và 15 phút), còn 39 bài kiểm tra định kỳ phải chờ HS đến trường.
Nếu trường học phải đóng cửa cho đến hết ngày 14.6 (chủ nhật), từ 15.6 HS lớp 12 được đến trường. Như vậy, từ 15.6 - 15.7, HS lớp 12 có 27 buổi đến trường (trừ chủ nhật), cả 27 buổi này phải kiểm tra để có 39 đầu điểm, bình quân 1,4 bài/buổi. Suốt 1 tháng, cứ đến trường là làm bài kiểm tra, không môn này thì môn khác, chưa kể cần thời gian để hoàn thiện hồ sơ sổ sách, các thủ tục để kết thúc năm học. "Như vậy gần như các trường không có thời gian nào dạy học... HS có chịu nổi không? Giáo viên có đủ sức và thời gian chấm bài không?", ông Khang đặt câu hỏi.
Cần có thay đổi, điều chỉnh về kiểm tra, đánh giá
Lãnh đạo các nhà trường cũng chỉ ra rằng, việc Bộ tính toán thời gian 1 tháng có thể hoàn thành chương trình học kỳ 2 nghĩa là Bộ đã "tin" vào kết quả, chất lượng của học trực tuyến, học trên truyền hình trên cả nước, dù thực tế có rất nhiều bất cập như hiện nay.
Nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Báo Thanh Niên, thậm chí còn dùng từ "cầu xin" Bộ không tính thời gian học trực tuyến để thay thế dạy học chính thức. Trong đó rất nhiều ý kiến của HS, giáo viên vì họ thấy hiệu quả không thể đáp ứng được một cách đại trà.
Phóng viên Thanh Niên ghi nhận, lãnh đạo, giáo viên các trường ở Hà Nội như Marie Curie, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo... đều cho rằng nếu HS được đến trường trước 15.5 thì vẫn có thể thi THPT quốc gia vì thời gian còn khá nhiều. Nhưng đến cuối tháng 5 HS mới đi học trở lại thì thời gian còn quá ít. Hoặc nếu thi thì chỉ nên gói gọn nội dung kiến thức của học kỳ 1.
Bên cạnh đó, Bộ cần có thay đổi, điều chỉnh về thực hiện kiểm tra, đánh giá với HS trung học để áp dụng trong học kỳ 2 của năm học này cho phù hợp, không áp dụng quy định cứng như các năm trước.
Tuệ Nguyễn
Chuẩn bị nhiều phương án tuyển sinh đại học Đến nay, Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án thi THPT quốc gia 2020, do vậy các trường ĐH chuẩn bị sẵn phương án tuyển sinh để chủ động trong mọi tình huống. Thí sinh thi THPT quốc gia 2019Ảnh: Như Ý Hiện tại, phần lớn các trường ĐH bên cạnh phương thức xét tuyển lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2020...