Trình độ tiếng Anh thăng hạng là điều lý giải được
Theo báo cáo của tổ chức EF(Thụy Sĩ) về chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu năm 2013, lần đầu tiên Việt Nam được lọt vào danh sách các nước có khả năng nói tiếng Anh ở mức trung bình, với vị trí cao hơn cả Thái Lan, Đài Loan. Trao đổi với Tiền Phong, ông Minh Trần, Giám đốc Dự án Chuyên trách của EF cho rằng sự thăng hạng của Việt Nam là điều có thể lý giải được.
Ông Minh Trần cho biết:
Trước khi báo cáo chỉ số thông thạo tiếng Anh EPI của tổ chức EF (Education First – Thụy Sĩ) ra đời, trên thế giới chưa từng có một bản báo cáo tương tự để nhìn vào đó người ta có thể đánh giá chung về khả năng sử dụng tiếng Anh của các khu vực trên thế giới.
Điều này sẽ là một rào cản nếu như các quốc gia muốn đánh giá việc đầu tư cho hoạt động đào tạo tiếng Anh của mình có thật sự hiệu quả! Mặt khác, họ không có căn cứ để so sánh khả năng tiếng Anh của người dân nước mình với quốc gia láng giềng. Sự ra đời của EF EPI đã trả lời được các câu hỏi này.
Lần đầu tiên EF tổ chức thực hiện báo cáo chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu là năm 2007. Từ đó, hằng năm chúng tôi đều làm báo cáo EF EPI. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm những thành viên đến từ nhiều nước khác nhau. Tôi là thành viên trẻ nhất và đến từ Hồng Kông.
Ông Minh Trần trong buổi thuyết trình báo cáo chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu cuối tuần qua ở Hà Nội
Lần đầu lên hạng trung bình
Kết quả báo cáo chỉ số thành thạo tiếng Anh 2013 thế nào, thưa ông?
Năm 2013, chúng tôi thực hiện kiểm tra trên mạng internet với 750.000 người đến từ 60 vùng, lãnh thổ. Như từ trước đến nay, châu Âu vẫn là khu vực có chỉ số thành thạo tiếng Anh cao nhất thế giới, ngoại trừ Pháp.
Nhiều nước châu Á đạt sự tiến bộ vượt bậc về khả năng sử dụng ngoại ngữ, trong đó có Việt Nam. Khu vực Mỹ La tinh là nơi có khả năng thành thạo tiếng Anh tương đối thấp. Nhưng khu vực có khả năng tiếng Anh kém nhất trên toàn thế giới là Bắc Phi và Trung Đông.
Video đang HOT
Trong bảng xếp hạng của chúng tôi trong báo cáo EF EPI 2013, chúng tôi chia thành các nhóm: rất thông thạo, thông thạo, trung bình, thấp, rất thấp. Nhóm rất thông thạo mà đứng đầu là Thụy Điển đều là những nước châu Âu. Nhóm thông thạo, ngoài các nước châu Âu đã xuất hiện thêm hai nước châu Á là Malaysia và Singapore.
Trong nhóm trung bình có khá nhiều quốc gia châu Á: Ấn Độ thứ 21, Hàn Quốc 24, Indonesia 25, Nhật Bản 26 và Việt Nam – lần đầu tiên trong lịch sử của EF EPI được đẩy lên mức độ cao hơn chỉ số trung bình – thứ 28.
Trong nhóm thông thạo tiếng Anh thấp có Nga xếp thứ 31, Đài Loan 33, Trung Quốc 34. Tuy nhiên họ còn cao hơn cả Pháp. Trong 6 năm mà chúng tôi thực hiện bảng nghiên cứu EF EPI thì Pháp đã có chỉ số không những không tăng mà còn giảm. Nhóm có chỉ số thông thạo tiếng Anh rất thấp là nhiều nước Bắc Phi, Trung Đông. Tuy nhiên có một quốc gia châu Á trong nhóm rất thấp là Thái Lan.
… Điểm mới của bảng đánh giá EF EPI lần này là chỉ ra mối liên hệ giữa việc thông thạo tiếng Anh của lực lượng lao động và sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Chẳng hạn chúng tôi đưa ra chỉ số thu nhập bình quân đầu người.
Các nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh càng tốt thì thu nhập của người lao động càng cao. Một chỉ số khác, đó là tỉ lệ thuận giữa chỉ số xuất khẩu bình quân/ đầu người với chỉ số thành thạo tiếng Anh. Chúng tôi cũng chỉ ra được, khả năng tiếng Anh ở đâu càng cao thì ở đó càng có nhiều quốc gia muốn kết hợp cùng trong hoạt động thương mại.
Tôi tin người Việt giỏi tiếng Anh hơn người Thái
Nhiều người thấy khó tin khi mà chỉ số tiếng Anh của một số nước trong khu vực, chẳng hạn Thái Lan, còn thấp hơn cả Việt Nam?
Tôi cho rằng có thể nhận xét của dư luận về trình độ tiếng Anh của các nước đã có sự lỗi thời so với thực tế hiện nay. Tôi cũng đã từng ở Thái Lan và nhận thấy nhiều người Thái dùng tiếng Anh trôi chảy nhưng chỉ ở trong lĩnh vực du lịch, còn tiếng Anh chung trong các lĩnh vực đời sống khác thì họ không tốt bằng Việt Nam.
Tôi nghĩ các bạn đánh giá hơi thấp bản thân mình. Quan trọng là chúng ta không đánh giá dựa vào cảm tính mà dựa vào các chỉ số đã được lượng hóa.
Theo ông, vì sao Việt Nam lại đạt thứ hạng cao?
Điều rất đặc biệt của Việt Nam, đó là các bạn có đến 60% dân số dưới 35 tuổi. Với đội ngũ dân số trẻ như vậy, người Việt Nam dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, ngôn ngữ mới. Nhưng điều quan trọng là chính phủ Việt Nam đã sớm nhìn thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong phát triển kinh tế xã hội và đã sớm có một chiến lược để tăng cường khả năng tiếng Anh cho lực lượng lao động kế cận.
Tôi nghĩ họ đã đi đúng hướng khi mà theo Đề án ngoại ngữ 2020, chính phủ các bạn đã chi 9.000 tỷ đồng để tăng cường khả năng tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên.
Nhưng để số tiền này được sử dụng hiệu quả hơn, theo tôi, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cần được đào tạo khác đi. Truyền thống giáo dục của VN và các nước châu Á là học để thi nên khi học ngoại ngữ thì cố gắng nhớ từ mới, học thuộc lòng cấu trúc ngữ pháp làm sao để khi thi được điểm cao nhất trong khi điều quan trọng của học ngôn ngữ là làm sao để giao tiếp. Để tăng cường khả năng tiếng Anh thì mỗi người hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để sử dụng tiếng Anh. Tôi nhận thấy cách dạy tiếng Anh của các bạn cũng giống như người Nhật. Ở Nhật, 80% giáo viên dùng tiếng Nhật để dạy tiếng Anh. Quan điểm của chúng tôi là hãy để học sinh khám phá tiếng Anh thực tế của mình, để đạt được hiệu quả sử dụng tiếng Anh tốt nhất thì học sinh cần phải được sử dụng tiếng Anh nhiều hơn trong các hoạt động của mình, từ trong lớp học cho đến hoạt động ngoại khóa, đọc sách, xem TV, nghe nhạc. Các em nên được tạo mọi cơ hội để tận dụng điều kiện sử dụng tiếng Anh.
Hiện nay Bộ GD&ĐT định đưa môn ngoại ngữ vào kỳ thi tốt nghiệp THPT như một môn khuyến khích thay vì là môn bắt buộc như trước đây. Ông có cho rằng đây là điều đáng lo ngại cho việc dạy tiếng Anh trong nhà trường phổ thông ở VN không?
Theo tôi, việc bắt buộc hay không bắt buộc thi ngoại ngữ trong các kỳ thi không phải là điều quan trọng nhất. Quan trọng là mỗi học sinh nhận thấy việc sử dụng ngoại ngữ tốt hay không tốt cho công việc, cho thu nhập trong tương lai của mình! Nếu họ thấy cần phải chủ động học ngoại ngữ để chuẩn bị cho tương lai chứ không phải vì kỳ thi thì đó là điều tốt nhất.
Truyền thống giáo dục của VN và các nước châu Á là học để thi nên khi học ngoại ngữ thì cố gắng nhớ từ mới, học thuộc lòng cấu trúc ngữ pháp làm sao để khi thi được điểm cao nhất trong khi điều quan trọng của học ngôn ngữ là làm sao để giao tiếp. Ông Minh Trần – Giám đốc Dự án chuyên trách của EF
Cảm ơn ông!
Theo Tiền phong
HUTECH chính thức đào tạo trình độ Tiến sĩ.
Ngày 12/01/2014, GS.TSKH. Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyết định số 6099/QĐ-BGDĐT ký ngày 30/12/2013 cho phép trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) đào tạo trình độ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện.
Như vậy, với gần 20 năm hình thành phát triển, HUTECH là một trong số ít những trường đại học vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo trình độ Tiến sĩ. Bắt đầu tuyển sinh Thạc sĩ từ năm 2009, đến nay HUTECH đã đào tạo hơn 1.000 Thạc sĩ với 7 chuyên ngành: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kế toán. Trong đó, hơn 100 Thạc sĩ tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện đang làm việc hiệu quả và thăng tiến nhanh tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao quyết định cho phép đào tạo Tiến sĩ cho PGS.TSKH Hồ Đắc Lộc - Hiệu trưởng HUTECH
Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại HUTECH là đội ngũ giảng viên, nhà khoa học có học hàm, học vị cao: 4 Giáo sư, 15 Phó Giáo sư, 153 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học. Riêng ngành Kỹ thuật điện được đặc biệt đánh giá cao vì thu hút nhiều giáo sư đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực này. Nhờ đó, công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kỹ thuật của HUTECH luôn phát triển mạnh. Từ HUTECH, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý đã được thực hiện và đạt kết quả cao.
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá cao những nỗ lực trong đào tạo của HUTECH thời gian qua
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, HUTECH đã liên tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo. Đến nay, trường sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh với hệ thống phòng học, phòng thực hành, trung tâm thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
GS.TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT và PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học chụp ảnh lưu niệm cùng Ban giám hiệu HUTECH
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: "Để được đào tạo trình độ Tiến sĩ, các trường phải đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngành Kỹ thuật điện của Đại học Công nghệ TP.HCM là một ngành rất mạnh và lâu năm, thu hút hơn 20 Tiến sĩ và 3 Phó Giáo sư - tỷ lệ Giáo sư, Tiến sĩ rất cao so với nhiều trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực này. Cho nên sau quá trình thẩm định về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình đào tạo, Bộ đã quyết định cho phép HUTECH đào tạo trình độ Tiến sĩ, dự kiến tuyển sinh từ năm nay".
Sinh viên HUTECH thường xuyên đạt giải cao trong các phong trào nghiên cứu khoa học nhiều năm qua
Đào tạo Tiến sĩ là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cơ sở giáo dục đại học. Với kinh nghiệm của một trường đại học có bề dày lịch sử, nghiêm túc trong đào tạo, có thành tích cao trong công tác khoa học, uy tín về chất lượng giảng dạy và đặc biệt là sự nỗ lực không ngừng của Nhà trường, HUTECH cam kết sẽ đào tạo và cung cấp cho đất nước những Tiến sĩ có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ cũng như thực tiễn kinh tế - xã hội. Trường xác định nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ Kỹ thuật điện chính là một thách thức mới, cũng là một cơ hội mới để HUTECH đáp ứng kỳ vọng của xã hội, tiếp tục đào tạo và cung cấp nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia kỹ thuật tài ba phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cùng tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.
Theo Trithuc
Hiệu trưởng trường dự bị đại học phải có trình độ thạc sĩ Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học. Ành minh họa Bộ quy định tiêu chuẩn hiệu trưởng trường dự bị ĐH như sau: - có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị...