Trình độ SV Ngoài công lập và công lập chênh lệch thế nào?
Lâu nay, xã hội vẫn nhìn phiến diện đối với các trường Ngoài công lập (NCL). Một thực tế rằng, nguồn nhân lực xã hội có sự đóng góp các trường NCL.
Những đóng góp vô hình mà lâu nay nhiều người chưa nghĩ tới, khiến tư tưởng coi trọng trường công, thờ ơ, chưa quan tâm trường tư vẫn hằn trong trí óc không ít người.
Sự đóng góp nguồn nhân lực từ các trường ĐH, CĐ NCL là không thể phủ nhận. Ảnh Xuân Trung
Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh Văn phòng Hiệp Hội các trường ĐH – CĐ NCL để rõ hơn về những gì mà các trường NCL đóng góp cho xã hội.
Mỗi năm các trường đại học – cao đẳng NCL đóng góp cho đất nước gần hai chục ngàn sinh viên tốt nghiệp, Nhà nước không phải chi một đồng nào cho việc đào tạo họ; trong khi đó mỗi sinh viên CL được bao cấp khoảng 70% chi phí đào tạo. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?
Quả thật là cho đến nay chưa ai cung cấp cho xã hội biết cụ thể những đóng góp của hệ thống các trường ngoài công lập nói chung, các trường đại học cao đẳng nói riêng. Tôi theo dõi báo chí đây đó nói rằng, sinh viên công lập được Nhà nước bao cấp khoảng 70% chi phí đào tạo, còn khoảng 30% là họ đóng góp (gọi là học phí). Còn SV NCL không được bao cấp đồng nào cả. Tôi nghĩ như vậy cũng có sự bất bình đẳng nào đó.
Bởi lẽ, phụ huynh của tất cả những SV đều là công dân Việt Nam và đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước, và con em họ đều được hưởng quyền lợi. Nhưng các sinh viên NCL lại chưa được hưởng như vậy. Tôi nghĩ rằng vấn đề này lâu nay ta chưa nói đến, phần nào do ảnh hưởng của chế độ bao cấp.
Tôi được biết, có rất ít nước trên thế giới bao cấp toàn bộ cho ngành giáo dục. Đối với nước ta, là nước mà kinh tế chưa phát triển, ngân sách cũng còn hạn hẹp. Cho dù Nhà nước có cố gắng và rất cố gắng đi chăng nữa cũng không thể nào bao cấp, đáp ứng, thoả mãn được yêu cầu đầu tư của ngành giáo dục.
Video đang HOT
Thực tế là trong những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục ngày một tăng; học sinh tiểu học không phải đóng học phí, học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách được miễn học phí, cấp học bổng, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục là có hạn, trong khi đòi hỏi của ngành giáo dục rất lớn.
Tôi rất tâm đắc với ý kiến đề nghị Nhà nước nên tập trung kinh phí để đầu tư cho những lĩnh vực, những ngành nghề mấu chốt, quan trọng, những nơi khó khăn; ở những ngành đó, nơi đó xã hội hoá không làm được, mà chỉ có Nhà nước mới có quyền, mới có đủ đều kiện và khả năng làm được, Hệ thống trường công lập đảm đương công việc này.
Còn lại là thực hiện xã hội hoá, để cho hệ thống trường ngoài công lập đảm nhiệm. Học sinh, sinh viên không thuộc diện chính sách đều phải đóng học phí. Và vì vậy, vấn đề không công bằng giữa sinh viên CL và NCL mà ta nói đến ở trên hẳn sẽ không còn lý do tồn tại.
Ông đánh giá thế nào về số lượng SV các trường NCL hằng năm tốt nghiệp và đóng góp cho xã hội?
Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy năm học 2009-2010 khối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có 15.365 sinh viên tốt nghiệp và một số trường cho biết phần lớn họ đều kiếm được việc làm. Nếu chỉ tính ở mức kinh phí đào tạo là 5 triệu/SV/năm, thì lẽ ra, ngân sách Nhà nước phải chi một khoản tiền gần 304 tỉ đồng Việt Nam để có được số lượng nhân lực bậc cao trên; trong khi đó, ngân sách không phải chi ra một đồng nào cả. Con số này cũng khá ấn tượng đấy chứ.
Sẽ có ấn tượng hơn nữa, với con số tôi sẽ dẫn chứng ra đây. Tổng quy mô sinh viên của khối trường đại học, cao đẳng ngoài công lập năm học 2009-2010 là 172.464 sinh viên, nếu nhân với 5 triệu/SV sẽ thành 861tỉ VNĐ, tính trong 5 năm hẳn sẽ vượt số tiền mà trái phiếu giáo dục phát hành trước đây thu được.
Tôi cũng đã cộng được số học sinh phổ thông ngoài công lập (kể từ nhà trẻ, mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) từ năm 1992 đến năm 2010 là 36.757.207 học sinh, và sinh viên ngoài công lập (chưa kể trung cấp chuyên nghiệp, nghề) đã lên tới 1.290.100 sinh viên.
Bên cạnh đó còn tạo thêm việc làm cho 1.825.382 giáo viên phổ thông và 47.145 giảng viên. Lại còn cơ sở vật chất các trường đã xây dựng và mua sắm nữa chứ: 2801 phòng học (289.925m2), 342 phòng máy tính (30.266 m2), 223 phòng học ngoại ngữ (12.768 m2) 115 phòng thư viện (30.182 m2)…
Nếu tiếp tục làm phép nhân chắc chắn sẽ có những con số ấn tượng lớn hơn rất nhiều, cho dù ai đó không muốn cũng không thể không công nhận đóng góp rất to lớn của hệ thống các trường ngoài công lập. Đó là hiệu quả của một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được nhân dân đồng tình thực hiện’.
Cho dù đã đạt được như vậy, nhưng tỉ lệ sinh viên ngoài công lập vẫn còn thua xa mức đề ra của Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước ta giai đoạn 2006-2020.
Theo ông, SV hai hệ CL và NCL sau khi tốt nghiệp về trình độ có sự chênh lệch không?
Nếu tôi nói không thì thật khó chấp nhận. So sánh phức tạp lắm, không đơn giản chút nào, cần phải cụ thể, so sánh chung chung không chỉ ra được điều ta muốn, nhiều khi trở nên sai.
Một số trường đại học ở một số nước, tiếp nhận du học sinh Việt Nam với điều kiện là đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau vài ba năm được đào tạo, với bằng tốt nghiệp được cấp, trình độ của sinh viên du học ấy về nước, trình độ của họ sẽ hơn hay kém sinh viên được đào tạo trong nước? Không dễ trả lời đâu.
Ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội các
trường ĐH, CĐ NCL. Ảnh Xuân Trung
Hiện nay đâu đấy coi trọng quá mức đầu vào, để rồi từ đó đánh giá đầu ra, điều này dư luận đã nói tới rồi. Hình như ở ta sự phân tầng trong đào tạo mà cụ thể đào tạo đại học chưa được nhận thức một cách đầy đủ.
Theo chỗ tôi được biết đã có những trường đại học ngoài công lập có uy tín về chất lượng đào tạo đấy chứ. Thí dụ như SV ĐH Thăng Long, ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội, ĐH Dân lập Hải Phòng và một số trường khác nữa, SV tốt nghiệp đến đâu có việc làm đến đó, tức là họ được xã hội chấp nhận.
Quan trọng là xã hội có chấp nhận được hay không. Không thể so sánh theo mặt bằng chung được mà ta nên so sánh đi vào cụ thể từng ngành, từng trường. Tôi nghĩ so sánh trình độ viên công lập với sinh viên ngoài công lập một cách chung là không chính xác.
Thực tế, nhiều con mắt đánh giá các trường NCL với chất lượng giáo viên chưa đạt chuẩn giảng dạy, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
GS Trần Hồng Quân Chủ tịch Hiệp hội đang giao cho chúng tôi tìm hiểu tỉ lệ giảng viên đạt chuẩn và vượt chuẩn ở các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là bao nhiêu, thấp hơn hay cao hơn so với trường công lập.
Thực tế là, các trường NCL giảng viên cơ hữu ít, phần lớn là mời thầy về dạy và đều mời những GS, PGS, TS, những người có trình độ, kinh nghiệm, các chuyên gia đầu ngành, không loại trừ các thầy ở trường công lập. Chẳng trường nào lại đi mời thầy chưa đạt chuẩn.
Đối với trường công thì khác, những sinh viên mới được giữ lại trường thường có cơ hội sớm được đứng lớp hơn. Xem xét một cách công bằng thì tỉ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn giảng dạy ở trường công lập chưa chắc đã cao hơn trường ngoài công lập, theo tôi, trong một số trường hợp cụ thể có khi còn thấp hơn.
Xin cảm ơn ông!
Theo GDVN
"Hot girl" Hà Holly xinh đẹp tại giải TDNT toàn quốc 2011
Chị ấy xuất hiện trong vai trò trọng tài đấy nhé!
Mới đây, giải vô địch quốc gia của môn thể dục nghệ thuật đã diễn ra vào ngày 12/9. Giải đấu năm nay chỉ quy tụ vỏn vẹn 10 VĐV đến từ 3 đoàn là: TP.HCM, Trung tâm nghiệp vụ TDTT TP.HCM và Hà Nội tranh tài ở các nội dung toàn năng và đơn môn: vòng, bóng, chùy và dải lụa mềm.
Với những gương mặt vượt trội về trình độ, các VĐV TP.HCM đã giành trọn các tấm HCV của giải, trong đó nổi bật lên với Lương Thị Ngọc An với các chức vô địch: Toàn năng (83,175 điểm) biểu viễn với lụa (20,450 điểm) biểu diễn với vòng (21,150 điểm) biểu diễn với chuỳ (20,600 điểm) và ngôi á quân bài biểu diễn với bóng (20,975 điểm) khi xếp sau chính người đồng đội là Nguyễn Tường Vi (21,200 điểm).
Chỉ xếp thứ 3 nội dung toàn năng và đứng thứ 3 các nội dung đơn môn như: biểu diễn với lụa, vòng, bóng và chùy do công của các VĐV: Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Anh, Triệu Hồng Ngọc, vị trí này của đoàn chủ nhà Hà Nội đã được dự báo trước. Sự "lép vế" đó là do đoàn chủ nhà năm nay vắng mặt VĐV 16 tuổi Trương Mai Nhật Linh - tài năng xuất sắc của thể dục nghệ thuật Việt Nam.
Sau khi từ giã sàn đấu, công chúa thể dục nghệ thuật Hà Holly tiếp tục theo đuổi nghiệp thể dục nghệ thuật với vai trò là huấn luyện viên. Và tất nhiên, Hà Holly là gương mặt quen thuộc ở bàn trọng tài trong các giải đấu của môn thể dục nghệ thuật. Cô gái vàng của thể dục nghệ thuật Việt Nam giải nghệ là điều đáng tiếc cho nhiều người bởi những thành tích Hà Holly đã đạt được rất đáng khâm phục.
Cùng ngắm những hình ảnh xinh đẹp của cô trọng tài Thu Hà cùng những trọng tài nữ xinh đẹp khác nhé.
Hà Holly rất xì tin.
Bốn trọng tài nữ xinh đẹp.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không biết nên chọn ai Bạn trai của mình tốt tính nhưng không có công ăn việc làm ổn định, trình độ của anh cũng thấp hơn mình. Nghĩ tới cuộc sống sau khi kết hôn với anh và tương lai của con cái, mình thấy thật nản. Giờ có một người hơn mình 9 tuổi, có địa vị trong xã hội, đang theo đuổi mình. Mình thấy...