Trình độ khoa học của học sinh Việt Nam thuộc hạng ’sao’
Theo kết quả đánh giá hoc sinh quốc tế ( PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) công bố ngày 3.12, trình độ khoa học của học sinh Việt Nam đứng vào hàng thứ 8 trong 10 nước có điểm số cao nhất thế giới.
Học sinh trường THCS Trần Văn Ơn (quân 1, TP.HCM) trong một tiết học – Ảnh: Nguyên Mi
BBC dẫn lời ông Andreas Schleicher, người phụ trách các kỳ thi PISA của OECD, đánh giá kết quả kiểm tra của học sinh Việt Nam vào hạng “ sao”.
Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có khả năng khoa học tốt nhất thế giới, vượt qua rất nhiều quốc gia phương Tây có nền giáo dục lớn mạnh như Mỹ, BBC nhận định.
Trong báo cáo xếp hạng về giáo dục của OECD, các quốc gia châu Á chiếm nhiều thứ hạng đầu; trong đó, học sinh Thượng Hải (Trung Quốc) một lần nữa đứng đầu về toán học, khoa học và khả năng đọc.
Video đang HOT
Báo cáo công bố ba năm/lần của OECD dựa theo các cuộc khảo sát trên hơn 500.000 học sinh ơ đô tuôi 15 tại 65 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong báo cáo lần này, học sinh Thượng Hải (Trung Quốc), Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan và Hàn Quốc chiếm năm thứ hạng đầu về trình độ toán học.
Kiểm tra PISA là nghiên cứu lớn nhất về trình độ học sinh toàn cầu và được ví như giải World Cup của giáo dục.
Theo kết quả đánh giá, học sinh Thượng Hải có khả năng vượt trội hơn đến ba năm học so với các học sinh cùng trang lứa có điểm số trung bình, bao gồm cả những cường quốc như Anh và Pháp.
Do không có đủ dữ liệu về học sinh toàn Trung Quốc, nên báo cáo kỳ này của OECD chỉ bao gồm một số vùng có kinh tế phát triển nhất nước này.
Theo VNE
Khơi dòng vốn tư nhân
Trong nỗ lực tìm nguồn lực cho phát triển và thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước thành viên cần tập trung tìm kiếm nguồn tài chính tư nhân, thúc đẩy thương mại quốc tế để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở châu Phi đang rất cần những người đầu tư
Phát biểu khai mạc Đối thoại cấp cao về tài chính cho phát triển, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 68, ông J. Ashe đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần gia tăng nỗ lực huy động các nguồn tài chính, đặc biệt là các nguồn tài chính tư nhân, nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tới năm 2015 (MDGs), đặt nền móng cho chương trình phát triển sau đó.
Không phải ngẫu nhiên mà ông J. Ashe kêu gọi như vậy. Nhiều thập kỷ qua, ở các nước đang phát triển, nguồn viện trợ ODA có vai trò sống còn đối với tăng trưởng và tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thế nhưng, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nguồn vốn ODA từ các nước phát triển đã giảm 4% trong năm ngoái do nhiều quốc gia cắt giảm ngân sách vì ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu.
Các con số thống kê cho thấy trong năm 2012, viện trợ ODA từ các nước thành viên của câu lạc bộ các nước giàu có thuộc Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của OECD đạt 125,7 tỷ USD, chiếm 0,29% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của những nước này cộng lại, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà LHQ đề ra là 0,7%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tổng nguồn viện trợ suy giảm. Nhiều nước trong Liên minh châu Âu trước đây là những nhà tài trợ lớn nhưng nay đã cắt giảm mạnh viện trợ như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.
Xu hướng này đương nhiên tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển, buộc người ta phải tính đến nguồn bù đắp lại sự sụt giảm này. Chính vì thế trong báo cáo do Vụ kinh tế và các vấn đề xã hội LHQ (DESA) công bố vào tháng 7 vừa qua, LHQ đã đề xuất một loạt các cơ chế tài chính nhằm đạt mục tiêu huy động khoảng 400 tỷ USD hàng năm cho nhu cầu phát triển trong tình hình nguồn vốn ODA đang suy giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, nguồn vốn tư nhân sẽ là sự thay thế cần thiết. Theo các chuyên gia tài chính, thị trường vốn quốc tế rất lớn và còn khá dồi dào. Tuy nhiên, tiếp cận với nguồn vốn này thế nào lại không dễ dàng. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư dài hạn. Vì thế, họ luôn đánh giá cao các doanh nghiệp minh bạch thông tin bao gồm cả tin tốt và tin xấu để nhà đầu tư có những quyết định và ước định được rủi ro khi tham gia đầu tư.
Muốn tạo được niềm tin, các doanh nghiệp không có cách nào khác là phải chứng minh được giá trị và uy tín của mình. Theo các chuyên gia kinh tế, để thành công khi huy động vốn từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm về thông tin công bố, báo cáo kế hoạch kinh doanh, tái cơ cấu tài chính, nhân sự, dự án để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao, phải trao đổi thường xuyên với nhà đầu tư nước ngoài để họ nắm bắt, hiểu rõ doanh nghiệp, từng bước xây dựng niềm tin.
Nói tóm lại, công đoạn mà các nước muốn vay tiền cần thực hiện phải được sắp xếp theo cách mà nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận là minh bạch, phù hợp với nhà đầu tư tại thị trường mình cần huy động vốn. Chỉ có vậy thì dòng đầu tư tư nhân mới chịu chảy.
Theo ANTD
Khoảng cách giới tính trên mạng trực tuyến vẫn lớn Trong số 2,8 tỷ người dùng Internet khắp thế giới, có khoảng 1,3 tỷ là phụ nữ và 1,5 tỷ là nam giới. Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu BCWG thuộc Ủy ban Băng thông rộng cho thấy, phụ nữ trên thế giới thường lên mạng trễ hơn trong ngày và sử dụng Internet với tốc độ chậm hơn so...