Trình độ học vấn của dàn ‘quý ông’ tại Shark Tank mùa 3: Người ĐH Ngoại thương, người có bằng MBA của Viện công nghệ Châu Á
Để có được thành công như hiện tại, ít ai biết rằng các “cá mập” nam của chương trình Thương vụ bạc tỷ đã trải qua quãng thời gian rèn luyện, học tập đầy gian khó.
Thương vụ bạc tỷ hay còn được gọi với tên khác là Shark Tank Việt Nam đã trở thành một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất của đài truyền hình Việt Nam và đồng thời cũng là bệ phóng cho rất nhiều những startup trẻ có tham vọng vươn tầm. Và để có được thành công ấy, thật là thiếu sót nếu như không nhắc đến dàn “cá mập” hùng hậu của chương trình.
Hôm nay, hãy cùng Saostar ’soi từng ngõ ngách’ con đường học vấn của dàn shark nam tại chương trình Thương vụ bạc tỷ nhé!
Shark Nguyễn Mạnh Dũng
Shark Dũng tên đầy đủ là Nguyễn Mạnh Dũng, sinh năm 1980 và hiện đang là Giám đốc của Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Việt Nam và Thái Lan. Shark Dũng có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, anh được biết tới là một trong những “cá mập” có “khẩu vị” mạo hiểm” bởi rất ưa thích đầu tư vào các startup công nghệ.
Shark Dũng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó thuộc miền Trung Việt Nam. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, song Mạnh Dũng có sở thích đọc sách và ước mơ muốn vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Với nỗ lực không ngừng nghĩ của bản thân, anh chàng ngày nào đã tốt nghiệp cử nhân trường ĐH Ngoại thương Hà Nội chuyên ngành Kinh doanh Quốc Tế.
Shark Dũng được coi là “người đỡ đầu” cho rất nhiều các startup nổi tiếng, đình đám trên thị trường hiện nay như Tiki, Vatgia, NhacCuaTui, Batdongsan, Vicare, Jupviec, Topica, Vexere, CleverAds, Luxstay… và đồng thời, anh cũng là một trong những thành viên tham gia sáng lập Foody.
Shark Phạm Thanh Hưng
Shark Hưng tên thật là Phạm Thanh Hưng, sinh năm 1972. Ông hiện đang là chủ tịch công ty cổ phần và phát triển bất động sản thế kỷ Ceninvest, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Cen Group. Tại chương trình Thương vụ bạc tỷ, shark Hưng thường được biết đến là một trong những người vui vẻ, hài hước và thường mang đến tiếng cười mỗi khi bầu không khí đầu tư trở nên trầm lắng.
Tuy nhiên ít ai biết rằng, shark Hưng là một trong những người sở hữu trình độ học vấn tương đối đồ sộ. Ông từng tốt nghiệp Kỹ sư cơ khí luyện kim tại ĐH Bách khoa Hà Nội, cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh tại ĐH Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Không những thế, ông còn trở thành Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) trường Quản trị kinh doanh, Viện công nghệ Châu Á (Thái Lan).
Video đang HOT
Shark Hưng là một người bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 30. Trước khi khởi nghiệp, vị cá mập đa tài này từng làm việc cho nhiều hãng ô tô lớn như Ford, Toyota hay Bộ Khoa học và Công nghệ.
Shark Nguyễn Thanh Việt
Shark Việt tên thật là Nguyễn Thanh Việt, sinh năm 1963 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Hiện ông đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom).
Bởi sinh ra và lớn lên tại dãy đất miền Trung, nơi được xem là khắc nghiệt cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, tuổi thơ shark Việt gắn liền với nghèo khó.
Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Shark Việt được gia đình định hướng theo học tại trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Tuy vậy ông luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể để bản thân có thể phấn đấu, nỗ lực. Năm 1985, sau khi tốt nghiệp, Shark Việt đầu quân cho công ty Sông Đà.
Sau 16 năm gắn bó, ông bắt đầu thành lập Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) cùng một người bạn vào năm 2001. Năm 2002, shark Việt tách riêng với công ty Đầu tư hạ tầng và Giao thông (Intracom) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thủy điện, bất động sản và y tế.
Shark Nguyễn Ngọc Thủy
Shark Thủy tên thật là Nguyễn Ngọc Thủy sinh năm 1982. Ông hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax. Đồng thời là founder kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup. Shark Thủy được biết đến như là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng hệ thống giáo dục phát triển theo chương trình tiên tiến, hiện đại của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, phải dùng đến từ “khâm phục” để nói về ý chí khởi nghiệp của shark Thủy, ông được biết đến là một trong những shark có “máu khởi nghiệp” sớm nhất. Hành trình xây dựng Egroup bắt đầu từ khi shark Thủy đang học lớp 11 tại trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây). Lúc đó Shark Thủy đã hợp tác với một thầy giáo để cùng mở trung tâm luyện thi đại học tại Hà Đông.
Ông luôn cố gắng để vừa làm tốt việc học, vừa làm tốt việc kinh doanh. Nhưng cuối cùng, shark Thủy đã chọn cách bảo lưu sau năm đầu tiên theo học ngành Mỏ – Địa chất để có thể tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh của mình.
Cho đến thời điểm hiện tại, Shark Thủy vẫn tiếp tục khởi nghiệp. Ông vạch ra các kế hoạch mới để đi cùng các startup. Mong muốn của shark Thủy là bổ khuyết cho những các kế hoạch kinh doanh của những con người trẻ với niềm đam mê khởi nghiệp.
Theo saostar
Đơn vị eSports thất bại trong việc gọi 3 tỷ vốn đầu tư từ Shark Tank Việt Nam
Cho dù đã đưa ra một loạt những vấn đề có thể giải quyết và đặt niềm tin vào tương lai eSports Việt tại Shark Tank Việt Nam nhưng đáng tiếc, đơn vị này vẫn không thể kêu gọi được vốn.
Divine Corp. được biết đến là một trong những công ty phân phối game bản quyền, đào tạo game thủ và tổ chức sự kiện eSports lớn nhất Việt Nam vừa góp mặt trong chương trình kêu gọi vốn đầu tư nổi tiếng, Shark Tank Việt Nam mùa 3.
Sự góp mặt của một tổ chức chuyên về game là bất ngờ thực sự lớn với các game thủ không chuyên lẫn chuyên nghiệp khi lần đầu tiên có 1 công ty về eSports xuất hiện trên sóng truyền hình với vai trò là công ty khởi nghiệp.
Được biết, Startup đã hoạt động 4 năm trong lĩnh vực này với nhiều thành tích đáng nể khi sở hữu tập người dùng đạt ngưỡng 500.000. Tổ chức nhiều sự kiện eSports chuyên nghiệp và bản thân công ty cũng đào tạo ra lớp game thủ vô địch 1 số giải game lớn trong khu vực.
Tuy vậy, dù sở hữu 1 số vốn điều lệ khá lớn, kết hợp với kết quả kinh doanh có thể nói là khả quan, thậm chí đã có sẵn 1 nhà đầu tư nước ngoài cam kết đổ 500.000 USD lấy 20% cổ phần nhưng vì nhiều lý do, cả 5 Shark đều từ chối lời đề nghị 3 tỷ đổi 5% cổ phần công ty tại Shark Tank Việt Nam mùa 3.
2 Founder của Startup cho rằng ngoài việc cung cấp các sản phẩm bản quyền, công ty mong muốn tạo ra sự giáo dục về cách chơi game cho nhiều game thủ. Không biến game trở thành 1 loại tệ nạn, thay vào đó những game thủ chuyên nghiệp sẽ có những quy trình đào tạo bài bản, theo đam mê. Hệ sinh thái được xây dựng vây xung quanh cho phép người chơi game có thêm nhiều hoạt động khác ngoài công việc thi đấu.
Phản bác lại ý kiến trên, nhà đầu tư Shark Tank Việt Nam có lẽ là gay gắt nhất, Shark Liên cho biết: Hệ sinh thái mà Startup đưa ra chưa hợp lý và không thể nào có khả năng kiểm soát thời lượng chơi game của game thủ. Một khi đã vào cuộc chơi là khó có thể dừng lại. Mặt khác, tính giáo dục và thể chất cho cộng đồng sẽ được xử lý như thế nào vẫn còn là dấu hỏi lớn. Bản thân Shark Liên cho biết rất ghét những người ngồi màn hình chơi game và không hứng thú với mảng đầu tư này.
Shark Hưng có 1 quan điểm khác: Đã liên quan đến thể thao thì cần phải nói nhiều về yếu tố vận động. Ông lấy ví dụ về các game tương tác trên Wii và hệ thống giả lập môi trường - 3D Simulator. Ông nghĩ rằng eSports cần có các yếu tố mang tính vận động về thể chất và cũng khó có thể đầu tư.
Shark Việt và Shark Thủy cũng cùng chung quan điểm với 2 Shark đầu tiên nhưng ủng hộ quyết định đang đi mà Startup theo đuổi.
Duy chỉ có 1 người duy nhất là Shark Dũng đồng ý về quan điểm định hướng cộng đồng. Ông cho biết bản thân mình cũng là người chơi game và eSports thực tế đã phổ biến trên thế giới. Góc nhìn của Shark Dũng cũng sẽ khác với các Shark vốn đang đầu tư vào nhiều thị trường mang tính bản lề như Giáo dục, bất động sản, tài chính. Tất cả mọi chừng mực là do người chơi nhưng phải cần 1 cộng đồng để định hướng. Và cách mà phía công ty đang làm là 1 việc rất tốt.
Tuy nhiên, xét trên mảng kinh doanh của công ty, Shark Dũng cho biết ông không thấy khả quan. Việc nhập phân phối key game của Divine Corp, khi chưa phải là đại lý chính thức, ở 1 góc độ nào đấy là "phi chính ngạch". Và chưa có lợi thế cạnh tranh với những công ty có cùng vai trò trên thị trường. Ngoài ra, kết quả kinh doanh của công ty vẫn chưa phải là thứ ưng ý với Shark Dũng. Ông cho biết sẽ không đầu tư.
Việc thất bại của Divine Corp. trong quá trình gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam là điều có thể dự đoán trước. Đây là mảng đầu tư không hề dễ dàng ở thời điểm hiện tại trên thế giới, chưa nói đến Việt Nam. Có thể họ sẽ cần 1 nhà đầu tư mang tính gần gũi hơn với thị trường game. Có thể là các công ty lớn hoặc 1 cá nhân xuất chúng nào đó vốn đã từng đầu tư vào mảng này rồi.
Nhưng, cũng phải hoan nghênh tinh thần nỗ lực mà đơn vị đang làm, cố gắng thay đổi cách nhìn về game trong mắt nhiều người. Ngoài Shark Tank Việt Nam, Startup hứa hẹn có thể tham dự nhiều chương trình gọi vốn khác nhằm theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra từ trước đến nay.
Theo Game4V
1001 biệt danh thú vị mà cộng đồng mạng đặt cho dàn "Shark Tank Vietnam" Những danh xưng thú vị của dàn Shark xuất hiện trên mạng xã hội nay đã được chính chủ là các "cá mập" nhận xét. "Shark Tank Vietnam - Thương vụ bạc tỷ" mùa 3 đã đi đến hồi kết với số tiền rót vốn kỉ lục lên đến 449 tỷ 560 triệu đồng. Sự thành công trong những thương vụ ở mùa...