Trình độ giáo viên là thách thức lớn khi triển khai giáo dục STEM
Giáo dục STEM có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp tiểu học, góp phần phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả đòi hỏi có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ càng để những khó khăn không trở thành rào cản.
Giáo dục STEM giúp học sinh tiểu học phát triển phẩm chất và năng lực. Ảnh minh họa
Hiệu quả và thách thức
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.
Trường Tiểu học Sa Pa (thị xã Sa Pa, Lào Cai) là một trong những trường triển khai thí điểm giáo dục STEM tiểu học của tỉnh Lào Cai. Nhiều điểm tích cực được thầy Dương Xuân Chính, Hiệu trưởng nhà trường ghi nhận.
“Giáo dục STEM giúp tư duy của học sinh sáng tạo, có thể chủ động kết nối từ kiến thức sang thực hành. Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong các môn học hoặc thông qua hình thức câu lạc bộ/hoạt động trải nghiệm thực tế. Nhà trường có thể linh hoạt tổ chức không gian trải nghiệm STEM trong trường học để học sinh tìm hiểu, khám phá thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào đời sống…” – thầy Chính cho biết.
Tuy nhiên, theo thầy Dương Xuân Chính, nhà trường gặp một số khó khăn khi triển khai đó là đội ngũ giáo viên chưa thực sự vững vàng về chuyên môn bởi mới làm quen nên hiệu quả chưa cao. Về cơ sở vật chất, trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng học, thí nghiệm trong không gian rộng. Khi triển khai giáo dục, các sản phẩm do học sinh làm ra không những trưng bày trong lớp học mà cần có phòng trưng bày riêng…
Ông Hà Huy Giáp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Bắc Giang) chia sẻ, tại Bắc Giang giáo dục STEM được triển khai mang tính tự phát ở một số trường tiểu học. Những hoạt động, trải nghiệm, thực hành… liên quan vẫn còn nhỏ lẻ, theo buổi, theo ngày chứ chưa thường xuyên, liên tục, bài bản. Tuy vậy, không thể phủ nhận học sinh khá hào hứng, chủ động sáng tạo hơn trong vận dụng lý thuyết vào thực hành. Nhiều hoạt động trải nghiệm ứng dụng STEM giúp học sinh có cách học mới, hiệu quả, phát huy được phẩm chất và năng lực.
Trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) triển khai giáo dục STEM từ năm học trước trong một số môn học và với thời lượng mỗi tuần/tiết. Cùng đó, trường tổ chức một số cuộc thi, trải nghiệm định kỳ… được học sinh đón nhận, thích nghi nhanh, hứng thú, không chỉ học kiến thức trên lý thuyết mà còn được thực hành…
Video đang HOT
“Tuy hiệu quả song việc triển khai còn những khó khăn nhất định về cả nhân lực và nguồn lực. Ví như với tiếng Anh STEM, trường vẫn phụ thuộc vào thiết bị đồ dùng dạy học của đơn vị liên kết thực hiện. STEM cũng yêu cầu triển khai trong không gian rộng, có phòng học và thực hành với quy chuẩn riêng mà trường lại chưa đáp ứng được. Về phía đội ngũ giáo viên, do đang ở giai đoạn đầu triển khai, làm quen nên chuyên môn còn bất cập, đòi hỏi phải được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên…”, cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Để giáo dục STEM trong trường tiểu học phát triển cần sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ảnh minh họa
Gỡ khó cho STEM tiểu học
Thực tế triển khai giáo dục STEM tiểu học cũng ghi nhận những khó khăn chung như: Sĩ số mỗi lớp học quá đông gây cản trở việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Mặt khác, do chưa có “chương trình chuẩn hóa” nên giáo viên khó khăn trong việc tổ chức các nội dung, chủ đề sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông vừa vận dụng được giáo dục STEM.
Từ thực tế Trường Tiểu học Sa Pa, thầy Dương Xuân Chính đề xuất: Cần có chương trình, hướng dẫn cụ thể để giáo viên không khó khăn trong việc tổ chức các nội dung, chủ đề sao cho phù hợp nhất và đảm bảo yêu cầu chương trình. “Hiện nay chưa có công văn hướng dẫn triển khai giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động ở cấp tiểu học. Cần sớm bổ sung bởi nếu chỉ chú trọng khâu tập huấn, bồi dưỡng giáo viên… thì chưa đủ”, thầy Chính trao đổi.
Ông Hà Huy Giáp cũng cho rằng, để triển khai giáo dục STEM tiểu học ở Bắc Giang cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể để huy động nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp. Địa phương cần chủ động trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khi triển khai bởi vấn đề xã hội hóa ở một số nơi không hề dễ dàng.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái lại bày tỏ quan điểm: Khi chưa có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giáo viên có thể bắt đầu từ việc sử dụng các thiết bị có trong danh mục dạy học theo quy định và vận dụng công nghệ đơn giản. Bởi đích đến quan trọng nhất của giáo dục STEM là nâng cao hứng thú và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Mặt khác triển khai STEM trong các nhà trường cũng cần thí điểm với những mô hình nhỏ mang tính câu lạc bộ, nhóm… Nếu thành công mới triển khai diện rộng để phát huy được kinh nghiệm đúc rút từ thực tế.
Theo đánh giá của một số nhà quản lý giáo dục, trình độ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu khi triển khai hoạt động giáo dục STEM là một thách thức lớn. Giáo viên tốt nghiệp sư phạm ít được tiếp cận về giáo dục STEM, chủ yếu tập trung giảng dạy các môn học Toán và Tiếng Việt. Giáo viên còn ngại học hỏi, ngại chia sẻ với đồng nghiệp, nên chưa có sự trao đổi, liên hệ tốt giữa giáo viên các bộ môn trong việc triển khai các hoạt động giáo dục STEM…
'Tổ hợp' lớp định hướng năng lực: Đón đầu thay đổi
Thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 10, học sinh chuyển từ giáo dục cơ bản sang giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, được lựa chọn môn học, nội dung học ngoài chương trình bắt buộc.
Nhiều trường THPT tại Nghệ An đã đưa ra 'tổ hợp' lớp theo định hướng năng lực để học sinh lựa chọn.
Phụ huynh, học sinh Trường THPT Hà Huy Tập tìm hiểu thông tin liên quan đến việc xếp lớp theo Chương trình GDPT mới. Ảnh: TG
Tổ chức lớp theo định hướng năng lực học sinh
Sau khi công bố điểm chuẩn, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An) chốt danh sách và tổ chức nhập học lớp 10 cho học sinh trúng tuyển (lớp truyền thống) và lớp IELTS. Đối với mô hình tiên tiến (5 lớp), nhà trường tiếp nhận hồ sơ, và thông báo kết quả sau khi hoàn thành phỏng vấn.
Chị Thảo Ngân chia sẻ: "Tôi thấy việc đăng ký các bộ môn là hợp lý vì học sinh được lựa chọn những môn mình yêu thích, kể cả môn năng khiếu. Bố mẹ chỉ đưa ra lời khuyên chứ không can thiệp quá sâu".
Sau khi biết con gái trúng tuyển vào Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, gia đình chị Nguyễn Thảo Ngân rất vui mừng. Đến nhập học, 2 mẹ con không vội vàng mà dành một buổi để nghe tư vấn và tham khảo việc đăng ký môn tự chọn.
Theo đó, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã đưa ra nhóm nguyện vọng để học sinh và phụ huynh nghiên cứu. Nhóm bao gồm lựa chọn theo định hướng khối, gồm 4 lớp định hướng tự nhiên, 1 lớp định hướng xã hội và 1 lớp định hướng ngoại ngữ. Đối với đăng ký môn tự chọn, nhà trường cũng đưa ra 3 nhóm định hướng Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH) và Công nghệ - Nghệ thuật.
Em Thái Văn Minh sau khi được thầy cô tư vấn đã lựa chọn nguyện vọng 1 vào lớp định hướng tự nhiên chú trọng khối A1 (Toán - Lý - Anh) và nguyện vọng 2 chú trọng khối A3 (Toán - Hóa - Anh). Đồng thời đăng ký 3 môn tự chọn là Hóa học, Địa lý và Tin học. Nam sinh cho biết, ngoài các môn bắt buộc, em đăng ký môn tự chọn để học đều phục vụ mục đích thi đánh giá năng lực sau này.
Trong khi đó Trường THPT Hà Huy Tập (TP Vinh) căn cứ Chương trình GDPT 2018, tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất năm học 2022 - 2023, đưa ra "combo" tổ hợp lớp để học sinh lựa chọn. Tổ hợp lớp này sẽ có các môn học lựa chọn và chuyên đề học tập (ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc) theo định hướng KHTN và KHXH để học sinh lựa chọn.
Cụ thể, định hướng KHTN có lớp Tự nhiên 1 gồm các môn học lựa chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và các chuyên đề học tập Toán, Vật lý, Hóa học. Lớp Tự nhiên 2 gồm các môn học lựa chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và các chuyên đề học tập Toán, Hóa học, Sinh học.
Về các lớp định hướng KHXH gồm lớp Xã hội 1 có các môn học lựa chọn Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Vật lý, Tin học và các chuyên đề học tập Toán, Văn, Lịch sử. Lớp Xã hội 2 gồm các môn học lựa chọn: Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Hóa học, Tin học và các chuyên đề học tập Toán, Văn.
Lớp Xã hội 3 gồm các môn học lựa chọn: Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Sinh học, Công nghệ và các chuyên đề học tập Văn, Lịch sử.... Lớp IELTS có môn học lựa chọn gồm: Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Vật lý, Âm nhạc và các chuyên đề học tập Toán, Văn, Âm nhạc. Lớp IELTS được học tăng cường tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài.
Thầy Cao Thanh Bảo - Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập cho biết: Việc đăng ký này chưa phải là cố định mà để nhà trường khảo sát, lấy dữ liệu chia lớp cũng như chuẩn bị giáo viên, cơ sở vật chất cho năm học mới. Đồng thời thông báo cho học sinh mua sách giáo khoa phù hợp. Các em cũng có thể thay đổi nguyện vọng, nhưng nên cân nhắc đưa ra lựa chọn chính xác, để dựa vào đó mua sách giáo khoa phù hợp.
Giáo viên tư vấn cho học sinh đăng ký nguyện vọng vào các lớp định hướng tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An).
Đón đầu đổi mới cách thi và tuyển sinh
Theo thầy Cao Thanh Bảo, năm học đầu tiên triển khai Chương trình GDPT đối với lớp 10, có nhiều thay đổi từ sách giáo khoa đến cơ cấu môn học, tổ chức sắp xếp dạy học, chắc chắn phụ huynh, học sinh sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên, nhà trường đã thông tin, tuyên truyền đầy đủ, rõ ràng trên nhiều kênh và phương tiện thông tin để cha mẹ học sinh nắm rõ.
"Nhiều phụ huynh và học sinh sẽ băn khoăn vì các môn không như những năm trước. Tuy nhiên, khi sắp xếp các bộ môn theo từng nhóm, chúng tôi đã cân đối để đón đầu cho việc thay đổi cách thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học. Khóa học sinh lớp 10 năm nay sẽ tốt nghiệp THPT và tham gia xét vào đại học, cao đẳng vào năm 2025. Vì vậy, việc xếp lớp theo định hướng KHTN và KHXH của nhà trường. Cùng với đó, bố trí cơ sở vật chất, giáo viên tổ chức dạy học, hoạt động hướng nghiệp... chính là đáp ứng điều chỉnh trong cách thi, tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thời điểm đó", thầy Bảo nói.
Cũng theo Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập, cách học cũ và tư duy cũ theo các khối như A, B, C như hiện nay có thể sẽ không còn phù hợp. Học sinh có thể đăng ký xét tuyển nhiều tổ hợp môn mới, hoặc tham gia kỳ thi đánh giá năng lực theo phương thức tuyển sinh của từng trường đại học.
Trường THPT Diễn Châu 3 (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã sẵn sàng cho dạy học Chương trình GDPT 2018 cho khối 10. Thầy Phan Trọng Đông - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Về phía giáo viên, ngoài tập huấn SGK mới, từ trước đó, đáp ứng nhu cầu thi đánh giá năng lực của học sinh, nhà trường đã giao cho từng bộ môn nghiên cứu đề thi và đưa ra định hướng dạy học. Vì vậy, giáo viên chủ động về phương pháp, cách thức tổ chức lớp học khi triển khai Chương trình GDPT 2018 cũng như phù hợp với điều chỉnh thi, tuyển sinh đại học sau này.
Với môn Lịch sử có nội dung bắt buộc gồm 52 tiết/năm học và chuyên đề chuyên sâu đối với học sinh đăng ký tự chọn, lãnh đạo các trường THPT tại Nghệ An cho biết không có nhiều xáo trộn. Vì cơ cấu giáo viên Lịch sử từ trước đến nay vốn đã đủ đáp ứng dạy học môn này cho toàn trường. Nhà trường có một chút điều chỉnh khi đưa Lịch sử trở lại nhóm môn bắt buộc và vẫn để ở mục đăng ký môn tự chọn cho học sinh nào muốn học chuyên sâu. Khi Bộ GD&ĐT điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT, ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện, nhà trường, giáo viên bộ môn sẽ dựa vào đó để tổ chức dạy học. - Thầy Phan Xuân Phàn Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (TP Vinh, Nghệ An)
Nha Trang: Phát triển giáo dục chuẩn quốc tế vươn tầm đô thị trọng điểm Đó là một trong những định hướng cốt lõi từ những ngày đầu Nha Trang triển khai Nghị Quyết 09/NQ-TW với tầm nhìn trở thành đô thị trọng điểm vào năm 2030. Giáo dục Nha Trang sau 45 năm đạt danh hiệu "thành phố" Trong suốt 45 năm không ngừng phát triển, bên cạnh việc khai thác lợi thế tài nguyên biển sẵn...