Triều Tiên tử hình 33 người tiếp xúc với gián điệp HQ?
Theo hãng Chosun Ilbo của Hàn Quốc, 33 người Triều Tiên có tiếp xúc với gián điệp Hàn Quốc bị nước này bắt giữ rất có thể sẽ bị tử hình.
FoxNews cũng cho hay, 33 người này nhận một khoản tiền từ một nhà truyền giáo người Hàn Quốc tên Kim Jung Wook để thiết lập 500 nhà thờ ngầm.
Tuần trước, Triều Tiên công bố một đoạn video ghi lại cảnh họp báo, trong đó Kim Jung Wook nhận tội âm mưu xây dựng nhà thờ ngầm để chống lại chính phủ nước này.
Kim cho biết, ông bị bắt vào tháng 10 năm ngoái và ông nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tình báo Hàn Quốc.
Ông nói: “Tôi đã nghĩ đến việc biến Triều Tiên thành một quốc gia tôn giáo và phá hủy hệ thống chính trị và chính phủ hiện tại của nước này. Tôi nhận được tiền từ cơ quan tình báo và theo chỉ dẫn của họ, đào tạo một số người Triều Tiên làm gián điệp.
Tôi đã thiết lập một nhà thờ ngầm ở Đan Đông, Trung Quốc, yêu cầu các thành viên nói và viết để tôi có thể thu thập nhiều chi tiết về cuộc sống thực tại của người Triều Tiên, sau đó, tôi cung cấp chúng cho cơ quan tình báo”.
Nhà truyền giáo Kim Jung Wook trong cuộc họp báo ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên hôm 27/2
Video đang HOT
Ngoài ra, đoạn video cũng cho thấy nhiều người Triều Tiên thú nhận có liên lạc với nhà truyền giáo này.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có dấu hiệu cải thiện. Cụ thể, Hàn Quốc ngày 5/3 cho biết đã gửi công hàm chính thức tới Triều Tiên đề nghị đàm phán vào tuần tới về việc tổ chức thêm các cuộc đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay công hàm, được gửi bằng fax qua khu vực biên giới được canh phòng cẩn mật, đề xuất tổ chức cuộc gặp vào ngày 12/3 tới tại làng định chiến Panmunjom.
Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn bộ trên Park Soo-Jin nói: “Chúng tôi hy vọng rằng Triều Tiên sẽ nhanh chóng hồi đáp đề xuất của chúng tôi khi xem xét đến nỗi đau khổ và sự chịu đựng của các gia định bị ly tán.”
Sáng kiến trên được đưa ra một tuần sau khi Seoul và Bình Nhưỡng vừa kết thúc đợt đoàn tụ các gia đình bị ly tán đầu tiên trong hơn ba năm qua, được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang ở Triều Tiên từ hôm 20-25/2
Theo Báo Đất việt
Kịch bản tấn công Nhật nào cũng thành thảm họa với Trung Quốc
Trung Quốc sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và nhanh chóng trên biển Hoa Đông - theo chuyên gia Mỹ. Song chuyên gia Nga kết luận, kịch bản nào cũng rất có thể trở thành thảm họa đối nội và đối ngoại cho Trung Quốc.
Một cuộc đụng độ giữa tàu tuần duyên Nhật Bản với tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Internet
"Chúng tôi đi đến kết luận rằng quân đội Trung Quốc đang đặt ra nhiệm vụ là sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và nhanh chóng nhằm tiêu diệt lực lượng quân sự của Nhật Bản trên biển Hoa Đông, chiếm giữ quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) hoặc thậm chí quần đảo phía Nam Ryukyu" - ông James Fannell, Chỉ huy trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - tuyên bố tại hội nghị ở San Diego hồi tuần trước.
Kết luận này được các nhà phân tích Mỹ rút ra dựa trên một loạt cuộc tập trận mà họ đã quan sát.
Tuy nhiên, chuyên gia Nga tại Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin hôm qua (24.2) cho Đài Tiếng nói nước Nga hay, các cuộc tập trận này được người Trung Quốc tổ chức chỉ để tăng cường áp lực chính trị đối với Nhật Bản.
Không nghi ngờ gì rằng Trung Quốc cần có một kế hoạch nào đó trong trường hợp nảy sinh xung đột với Nhật Bản. Kế hoạch này cần bao gồm động thái hạ cánh xuống quần đảo Điếu Ngư trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chính trị.
Một cuộc khủng hoảng như vậy có thể sẽ xảy ra, nếu Nhật Bản quyết định bố trí đơn vị đồn trú thường trực trên quần đảo tranh chấp, hay xảy ra một vụ va chạm kèm theo sự mất mát về người của phía Trung Quốc.
Câu hỏi chính là liệu Trung Quốc có xem xét nghiêm túc phương án hành động như vậy như một giải pháp để quyết định vấn đề lãnh thổ không, hay nó được lập ra để dự phòng trong trường hợp cuộc khủng hoảng chính trị nặng nề không thể hòa giải được.
Trong mọi trường hợp, Trung Quốc khó ra khỏi cuộc xung đột
Có vẻ Trung Quốc sẽ chỉ tiến hành hoạt động quân sự chống lại Nhật Bản trong trường hợp cực đoan nhất, nếu nước này bị dồn vào chân tường sau các biện pháp chính trị của Nhật Bản và Mỹ.
Trong tất cả các trường hợp khác, Trung Quốc sẽ không tham gia xung đột quân sự, bởi kịch bản thuận lợi để Trung Quốc ra khỏi cuộc xung đột sẽ rất khó xảy ra.
Hoạt động chiếm giữ quần đảo có lẽ sẽ khả thi, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Hạm đội Nhật Bản được trang bị kỹ thuật và được đào tạo khá tốt. Một điều rất quan trọng là Nhật Bản có điều kiện để nhận được thông tin tình báo từ Mỹ và các phương tiện kỹ thuật của nước này. Điều đó làm giảm cơ hội để Trung Quốc tiến hành một chiến dịch tấn công bất ngờ - điều kiện quan trọng để thành công trong hoạt động như vậy.
Nhưng giả sử quân đội Trung Quốc có thể đánh bại hạm đội Nhật Bản trong quần đảo và đưa lực lượng của họ bố trí trong khu vực này. Ngay sau khi quần đảo bị chiếm giữ, tàu ngầm diesel-điện của Nhật Bản và tàu hạt nhân Mỹ sẽ xuất hiện, trong khi đó triển vọng Trung Quốc chống lại lực lương này không mấy lạc quan.
Trung Quốc đã tích lũy đáng kể khả năng kỹ thuật phòng không, nhưng vị trí địa lý của quần đảo sẽ cho phép không quân Mỹ sử dụng các sân bay mặt đất ở Nhật Bản một cách khả quan nhất.
Tiếp đó, Trung Quốc sẽ có thể kiểm soát vùng trời trên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bằng các tổ hợp S-400 nằm trên đất liền. Nhưng tầm bắn tới mục tiêu trong phạm vi các đảo sẽ gần với giới hạn khả năng của S-400 (quần đảo cách đất liền khoảng 330km).
Đối phương có thể bắn trúng mục tiêu ở gần hòn đảo bằng vũ khí chính xác mà không cần đi vào khu vực hành động của các tổ hợp. Bố trí các hệ thống như vậy trên hòn đảo nhỏ với địa hình khó khăn là điều khó khả thi về mặt kỹ thuật và khó đạt mục đích về mặt chiến thuật.
Vì vậy, sau khi chiếm đóng được quần đảo, các lực lượng Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập. Sau khi một số lực lượng tàu ngầm đáng kể của Mỹ và Nhật Bản tập trung trong biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ khó có thể giữ được quần đảo đã chiếm đóng và có lẽ cũng sẽ không thể sơ tán binh lính ra khỏi đó.
Với Trung Quốc, sự phát triển kịch bản như vậy rất có thể trở thành thảm họa đối nội và đối ngoại. Thật khó hình dung rằng người Trung Quốc sẽ mạo hiểm theo cách như vậy. Bởi lẽ đó, các cuộc tập trận của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích chủ yếu là gây áp lực đối với Nhật Bản.
Theo Báo Lao động
Triều Tiên bắt giữ một công dân Úc Triều Tiên đã bắt giữ một nhà truyền giáo quốc tịch Úc, người tới thăm Bình Nhưỡng mang theo các tài liệu tôn giáo được dịch sang tiếng Triều Tiên. Ông John Short. Ông John Short, 75 tuổi, đã bị bắt giữ tại Bình Nhưỡng sau khi để những cuốn sách viết về đạo Thiên Chúa tại một địa điểm du lịch. Vợ...