Triều Tiên trở thành “công xưởng” sản xuất hàng dệt may Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc dừng nhập khẩu than từ Triều Tiên theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, ngành công nghiệp dệt may của Bình Nhưỡng đã trở thành ngành đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc.
Công nhân dệt may Triều Tiên (Ảnh minh họa: AP)
SCMP đưa tin ngày 21/8, dựa vào dữ liệu của Hải quan Trung Quốc, dệt may đã vượt than đá trở thành mặt hàng Triều Tiên xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc vào quý 2/2017 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng.
Trong tổng kim ngạch 385,2 triệu USD Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý này, ngành dệt may chiếm 38%, tương đương 147,5 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu may mặc của Bắc Kinh sang Bình Nhưỡng ước đạt 35 triệu USD.
Trung Quốc đã nhập khẩu 68 triệu USD mặt hàng hải sản của Triều Tiên trong quý 2 trước khi Trung Quốc tiến hành ngừng nhập khẩu mặt hàng này vào ngày 15/8. Dữ liệu từ báo cáo cho thấy sự sụt giảm nghiêm trọng trong kim ngạch xuất khẩu than đá của Triều Tiên. Vào quý 1, doanh thu từ than đá ước đạt 220,6 triệu USD chiếm 43%, tuy nhiên sang đến quý 2, khoản này đã giảm xuống bằng 0.
Hồi tháng 2, Trung Quốc đã tuyên bố tạm ngừng nhập than từ Triều Tiên đến hết năm, dẫn đến sự tụt giảm nghiêm trọng nguồn ngoại tệ đổ vào Triều Tiên. Vào ngày 15/8, Trung Quốc tiếp tục nối dài bản danh sách cấm nhập khẩu với các mặt hàng khoáng sản và thủy hải sản theo lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành do Triều Tiên liên tiếp thử 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi tháng 7.
Các chuyên gia cho rằng, lệnh trừng phạt mới nhất sẽ khiến dệt may trở thành mặt hàng chính, mang lại nguồn ngoại tệ cao nhất cho Triều Tiên trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.
Justin Hastings, chuyên gia quan hệ quốc tế đến từ đại học Sydney, Australia cho biết các công ty Trung Quốc đang hưởng lợi từ việc hợp tác sản xuất hàng dệt may với Triều Tiên.
Video đang HOT
“Dệt may là ngành có giá trị gia tăng thấp, không áp lực về mặt thời gian vì vậy ngành này rất lý tưởng cho công nhân Triều Tiên với mức lương thấp và khả năng làm việc không cao. Các công ty Trung Quốc đã hưởng lợi từ điều này để sản xuất quần áo với chi phí thấp sau đó xuất khẩu ngược trở lại Trung Quốc”, ông Hastings cho biết.
“Hàng may mặc được sản xuất ở các công ty liên doanh Trung – Triều hoặc công ty Triều Tiên theo hợp đồng với các công ty Trung Quốc. Sau đó các công ty Trung Quốc nhập khẩu lại để bán tại Trung Quốc hoặc những nơi khác”, ông Hastings chia sẻ thêm.
Ông Hwang Jae-ho, chuyên gia phân tích an ninh khu vực tại Đại học ngoại ngữ Hankuk, Seoul, Hàn Quốc cho rằng giao thương ngành hàng dệt may Trung – Triều có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng.
Ông Hwang cũng nhận định: “Việc Trung Quốc nhanh chóng ngừng nhập khẩu khoáng sản và thủy hải sản từ Triều Tiên không có ý gây tổn hại đến nền kinh tế Bình Nhưỡng, đó chỉ là động thái cho Washington thấy rằng Bắc Kinh không hài lòng với Bình Nhưỡng”.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Những đột phá công nghệ trên tàu sân bay nội địa Trung Quốc
Động cơ turbine khí hạng nặng và radar AESA đa mảng thu phát là những công nghệ mới được Trung Quốc ứng dụng trên tàu sân bay Type-002.
Động cơ CGT-60F dự kiến dùng trên tàu sân bay Type-002. Ảnh: Weibo.
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay nội địa thế hệ hai mang tên Type-002, với lượng giãn nước 70.000 tấn và sử dụng máy phóng, cho phép vận hành các loại máy bay lớn hơn tiêm kích. Đây là dấu hiệu cho thấy những đột phá mới trong công nghệ đóng tàu sân bay của Bắc Kinh, theo Popsci.
Động cơ turbine khí CGT-60F
Chuyên gia quân sự Jeffrey Lin và P.W. Singer cho rằng Type-002 sẽ sử dụng động cơ turbine khí CGT-60F với công suất tới 308.000 mã lực. Đây là động cơ được Bắc Kinh tự thiết kế với khả năng làm mát và điều hòa nhiệt tốt, hai yếu tố đặc biệt quan trọng với các turbine cỡ lớn.
Tháp chỉ huy đang được chỉnh sửa của mô hinh Type-002. Ảnh: Sina.
Kích thước và công suất lớn của CGT-60F cho thấy nó sẽ được lắp cho những tàu chiến cỡ lớn của Trung Quốc trong tương lai. Type-002 là một trong những ứng viên hợp lý nhất cho loại động cơ này.
Radar AESA kiểu mới
Mô hình tàu sân bay Type-002 ở Vũ Hán đang được cải tiến phần tháp chỉ huy để chứa hệ thống điện tử mới. Tháp này được bổ sung thêm nhiều tầng, cùng các radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Type-346x mới, tương tự tàu sân bay Type-001A. Ngoài ra, Type-002 còn được bổ sung thêm cụm radar AESA nhỏ hơn bên trên các bộ thu phát của Type-346.
Tháp chỉ huy của Type-002 nhiều khả năng sẽ có hệ thống radar AESA đa mảng thu phát, tương tự cột radar tích hợp trên khu trục hạm Type-055. Chúng có thể được sử dụng để dẫn bắn và kiểm soát hỏa lực, giúp Type-002 kết nối với tên lửa phóng từ máy bay và những tàu khác.
Tiêm kích J-15B
Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống máy phóng ở Huangdicun. Hồi đầu hè năm nay, một tiêm kích hạm J-15T đã cất cánh từ hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) trên mặt đất và một cụm máy phóng hơi nước mới. Nhờ việc liên tục thử nghiệm và huấn luyện, phi công và thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Type-002 sẽ nhanh chóng thích nghi với các hoạt động phức tạp khi con tàu đi vào biên chế.
Tiêm kích J-15T tập cất cánh bằng EMALS. Ảnh: Popsci.
Ngoài ra, một tiêm kích J-15 mang số hiệu 111 từng xuất hiện với thiết bị tiếp dầu dưới bụng hồi tháng 7/2017. Thiết bị này sẽ giúp những chiếc J-15 tăng tầm và thời gian hoạt động so với hiện nay mà không cần đầu tư cho máy bay tiếp dầu chuyên biệt.
Tiêm kích tàng hình J-31
Nguyên mẫu thứ hai của tiêm kích tàng hình J-31 đã thực hiện thêm nhiều chuyến bay thử, lần gần nhất là hôm 25/7. Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (Shenyang) có thể sắp chế tạo nguyên mẫu J-31 thứ ba với khả năng hoạt động trên tàu sân bay.
Dòng J-31 có khả năng tàng hình và hệ thống điện tử cải tiến. Phiên bản sản xuất hàng loạt sẽ được trang bị động cơ WS-17, giúp nó có thể bay siêu thanh mà không cần bật chế độ tăng lực tiêu tốn nhiên liệu.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc tập trận quy mô lớn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên Hải quân Trung Quốc thực hiện 10 cuộc diễn tập bắn đạn thật trong khuôn khổ chuỗi tập trận quy mô lớn kéo dài trong 4 ngày diễn ra ở Hoàng Hải nằm ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Quân đội Trung Quốc diễn tập ở Hoàng Hải (Ảnh: SCMP) Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 7/8 đưa tin về...