Triều Tiên tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ
Ngày 16/1, Triều Tiên một lần nữa lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc tạm dừng các cuộc tập trận chung thường niên với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng, đây là một vấn đề có liên hệ chặt chẽ với tương lai của các mối quan hệ liên Triều.
Lính thủy đánh bộ Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung hồi tháng 4/2013 (ảnh: AP)
Tờ Rodong Sinmun – nhật báo chính thức của đảng Lao động Triều Tiên, ngày 16/1 đăng một bài xã luận, trong đó nêu rõ: “Nếu chính phủ Hàn Quốc thực sự muốn thúc đẩy các vòng đối thoại và cải thiện mối quan hệ liên Triều, thì Seoul cần tỏ rõ thiện chí thông qua các hành động cụ thể, gồm việc ngừng tất cả các cuộc tập trận nhằm mục tiêu chống lại Triều Tiên…
Ngược lại, việc tiếp diễn các cuộc tập trận này sẽ làm gia tăng tình trạng thù địch, mất niềm tin và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên…Và kịch bản này không thể trở thành sự thật”. Bài xã luận trên khẳng định, việc tạm ngừng các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn sẽ bảo đảm “một bước đột phá trong quan hệ liên Triều – vốn được coi là một yếu tố cần thiết để đạt được tiến bộ trong nỗ lực thúc đẩy sự hòa giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên”.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên lên tiếng kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc tạm ngừng các cuộc tập trận chung thường niên trên bán đảo Triều Tiên. Trong nhiều năm qua, Bình Nhưỡng đã nhiều lần lên án các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn và xem đây là sự “khơi mào” cho một cuộc chiến tranh chống lại Triều Tiên.
Mới đây nhất, vào ngày 10/1, Triều Tiên đã chính thức đề nghị Mỹ tạm dừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc trong năm 2015 để đổi lấy việc Bình Nhưỡng tạm thời ngừng tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị Mỹ thẳng thắn bác bỏ và xem đây là một tuyên bố “mang tính chất đe dọa” từ phía Triều Tiên.
Bài xã luận đăng trên tờ Rodong Sinmun, ngày 16/1 cho rằng, các cuộc tập trận chung giữa liên quân Mỹ – Hàn chính là hành vi châm ngòi cho một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và rốt cuộc, sẽ chỉ dẫn tới thảm họa chiến tranh hạt nhân trong khu vực. “Cơ hội để hạ nhiệt căng thẳng và cải thiện các mối quan hệ liên Triều không phải ngày nào cũng xuất hiện…Tương lai của mối quan hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ từ phía chính phủ Hàn Quốc” – thông điệp trên Rodong Sinmun nêu rõ.
Tuyên bố trên được Triều Tiên đưa ra trong bối cảnh vài ngày trở lại đây, Hàn Quốc đã tỏ rõ thiện chí muốn nối lại các cuộc đối thoại cấp cao giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên và hối thúc Bình Nhưỡng chấp nhận đề xuất này.
Cuối tháng 12/2014, Hàn Quốc chính thức đề nghị tiến hành các cuộc đối thoại cấp cao về một loạt các vấn đề gai góc trên bán đảo Triều Tiên, gồm cả việc nối lại chương trình đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Trong thông điệp đầu năm 2015, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã một lần nữa, khẳng định thiện chí sẵn sàng gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một cách vô điều kiện, nếu như điều này là hữu ích trong việc cải thiện các mối quan hệ liên Triều.
Tuy nhiên, trong vài tuần qua, Triều Tiên vẫn tiếp tục giữ thái độ “im lặng” trước đề xuất tiến hành đối thoại cấp cao của Hàn Quốc. Trong khi đó, giới phân tích lại đưa ra nhận định rằng, Triều Tiên sẽ “khó lòng” chấp thuận đề xuất của Hàn Quốc trong bối cảnh Seoul và Washington đã lên kế hoạch tổ chức cuộc tập trận chung “Giải pháp then chốt” – một trong hai cuộc tập trận lớn giữa các lực lượng hỗn hợp thuộc liên quân Mỹ – Hàn vào đầu tháng 3/2015, thay vì vào cuối tháng 2 hàng năm như thường lệ, nhằm kiểm tra và tăng cường khả năng chiến đấu chung.
Trong tuyên bố ngày 16/1, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae tiếp tục kêu gọi Triều Tiên cử đại diện ngồi vào bàn đàm phán để có thể thảo luận về “bất cứ vấn đề nào” hai bên cùng quan tâm. Bên cạnh đó, ông Ryoo Kihl-jae cũng cho rằng, Triều Tiên đã có thái độ “không phù hợp” khi đã nhiều ngày giữ im lặng trước đề xuất đối thọai của Hàn Quốc./.
Video đang HOT
Theo T.L (theo Yonhap, TASS)
Báo Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu chuyện về những tờ tiền từng có mệnh giá lớn nhất thế giới
Trong suốt lịch sử của tiền giấy, đã có những tờ tiền có mệnh giá lên tới hàng triệu, hàng tỷ, thậm chí là hàng nghìn tỷ. Một số là những hiện vật lịch sử rất có giá trị với các nhà sưu tập, số khác vẫn đang được sử dụng hiện nay.
Đồng 100 USD là đồng tiền được cả thế giới biết tới. Theo cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, hai phần ba số tiền 100 USD đang được lưu hành ngoài nước Mỹ. Nước này cũng từng in các tờ tiền có mệnh giá 500, 1000, 5000 và 10000 USD cho tới những năm 1940. Vào năm 1969, theo lệnh của Tổng thống Nixon, tất cả các tờ tiền mệnh giá trên 100 USD đều phải ngừng lưu hành và in ấn. Một phần lí do được cho là để ngăn chặn việc các đồng tiền này được sử dụng bởi tội phạm có tổ chức.
Tờ tiền mệnh giá 500 Đô la Mỹ
Tờ tiền mệnh giá 10 nghìn USD khi đó có giá trị tương đương 64 nghìn USD ngày nay. Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất được in bởi nước Mỹ là chứng nhận vàng với mệnh giá 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson. Chỉ có 42 nghìn tờ tiền như vậy được in vào những năm 1930 để Cục dự trữ Liên bang sử dụng nội bộ. Chúng được coi là tài sản của chính phủ và các nhà sưu tập không được sở hữu chúng, tuy nhiên có một tờ duy nhất đang được giữ tại viện Smithsonian và trưng bày trong một số dịp đặc biệt.
Tờ 100 nghìn USD, được in chân dung tổng thống Woodrow Wilson
Tờ 1000 Đô phát hành năm 1890 in hình George Meade
Chứng nhận vàng 1000 Đô sơ-ri 1928, với hình Grover Cleveland
Trên thế giới, các loại tiền có mệnh giá cao hơn 100 USD vẫn được lưu hành thường xuyên. Liên minh châu Âu đang sử dụng loại tiền 500 Euro, trong khi Canada sử dụng loại tiền 1000 đôla Canada cho tới năm 2000 khi nó được rút khỏi thị trường do lo ngại về tội phạm có tổ chức. Nhật Bản có loại tiền 10000 Yên, trong khi Indonesia đã in loại tiền 100.000 Rupiah. Italia sử dụng loại tiền 500.000 Lira cho tới khi nước này chấp nhận đồng Euro và hiện nay Việt Nam cũng đang sử dụng loại tiền mệnh giá 500.000 đồng.
Tờ tiền 500,000 lira, in hình Raffaello Sanzio
Một người có thể trở thành triệu phú rất dễ dàng nếu cầm trong tay một tờ tiền của Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi các đồng tiền này được định giá lại vào năm 2005. Trước đó, chúng được coi là những loại tiền có giá trị thấp nhất thế giới. Rumani đã in loại tiền 1 và 5 triệu Leu, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu loại tiền 1, 5, 10 và 20 triệu Lira. Vào năm 2005, tờ tiền 20 triệu Lira tương đương với 13,5 USD. Hai nước này đã định giá lại tiền của mình bằng việc bỏ bớt sáu số 0 và tung ra các tờ tiền có mệnh giá thấp hơn.
Tờ tiền một triêu Leu của Rumani năm 2003
Ngân hàng Anh quốc dùng các tờ tiền mệnh giá lớn trong giao dịch họ với Ngân hàng Scotland và Bắc Ireland. Loại tiền "giant" (khổng lồ) có mệnh giá 1 triệu Bảng, trong khi "Titan" (bạch kim) có mệnh giá tới 100 triệu Bảng. Các giao dịch này ít được công chúng biết tới còn các tờ tiền đều được cất giữ cẩn thận trong các hầm chứa.
Trên đây là ví dụ về các loại tiền mệnh giá lớn được in bởi các nền kinh tế ổn định. Nếu một đất nước trải qua giai đoạn siêu lạm phát, tiền tệ sẽ mất giá rất nhanh và các chính phủ phải in những loại tiền có mệnh giá cực lớn để bù lại, đôi khi con số này lên tới hàng tỷ hoặc cao hơn.
Tờ tiền Titan 100 triệu Bảng của Ngân hàng Anh
Brazil và Áo từng in loại tiền 500.000 Cruzeiro Real và Kronen. Argentia và Georgia có tiền 1 triệu Peso và Laris. Peru in tiền 5 triệu Intis, trong khi Bolivia sở hữu tiền mệnh giá 10 triệu Peso. Hi Lạp dưới thời Phát xít chiếm đóng phải in loại tiền mệnh giá 100 tỷ Drachma. Khi Nam Tư tan rã, nước này đã cho ra đời tiền 500 tỷ Dinar. Nước Đức sau Thế chiến thứ nhất đã phải in tiền mệnh giá hàng nghìn tỷ Marks. Zimbabwe đã ra mắt loại tiền có mệnh giá lớn nhất của mình vào năm 2009, đó là 100 nghìn tỷ Dollar. Khi đó, loại tiền này không đủ giá trị để mua vé xe buýt tại thủ đô Harare.
Tờ tiền 1 tỷ Đô la của Zimbabwe
Tờ tiền 100 nghìn tỷ Đô la Zimbabwe năm 2009
Trường hợp siêu lạm phát tệ nhất thế giới từng biết là Hungary sau Thế chiến thứ hai cho tới tháng 8/1946. Nhiều nhà sưu tập đã coi loại tiền Pengo của Hungary là tiền có mệnh giá cao nhất thế giới, lên tới 100 triệu tỷ (một số 1 với 20 số 0 ở sau). Hungary cũng từng in loại tiền 1 tỷ tỷ Pengo (một số 1 với 21 số 0), nhưng loại tiền này không được đưa ra thị trường. Tiền Pengo khi đó gần như vô giá trị. Vào năm 1946, Hungary giới thiệu Forint, đồng tiền hoàn toàn mới, và một bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ. Khi đó, 1 Forint đổi được 4 tỷ tỷ tỷ Pengo (một số 4 và 29 số 0 ở sau).
Bức ảnh nổi tiếng đã cho thấy đường phố tràn ngập các tờ tiền Pengo bị người dân vứt bỏ
Tờ tiền được các nhà sưu tập ví có mệnh giá cao nhất của Hungary
Phan Hạnh
Theo Dantri/Atlas
Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục đánh "hổ lớn" Tới nay, công cuộc chống tham nhũng của lãnh đạo thế hệ thứ 5 ở Trung Quốc đã đánh đổ 4 con "hổ lớn", gồm 1 quan chức giữ chức trưởng ở cấp nhà nước và 3 quan chức giữ chức phó ở cấp nhà nước... Tờ "Đông phương Nhật báo" của Hong Kong số ra ngày 15/1 cho rằng nếu gọi nguyên...