Triều Tiên thông qua luật mới về vũ khí hạt nhân
CHDCND Triều Tiên vừa thông qua luật mới về vũ khí hạt nhân, chính thức tuyên bố trở thành một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới xuất hiện tại sự kiện mừng Quốc khánh Triều Tiên 10/10/2020. Ảnh:Korea Central Television
Sáng 9/9, hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) trích dẫn nguồn các phương tiện truyền thông Triều Tiên đưa tin luật mới đã trao cho Chủ tịch Kim Jong Un quyền duy nhất để ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, song quốc gia này có thể tự động đáp trả nếu như bị tấn công hạt nhân.
Phát biểu trước Hội đồng Nhân dân Tối cao, cơ quan lập pháp của nước này, ông Kim Jong-un tuyên bố cho biết Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, bất chấp các biện pháp trừng phạt cứng rắn có thể kéo dài hàng trăm năm.
Video đang HOT
Triều Tiên thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 và thử nghiệm đầu đạn nhiệt hạch vào năm 2017, trước khi tuyên bố ngừng các vụ thử hạt nhân để theo đuổi đàm phán với Mỹ. Quốc gia Đông Á này khẳng định kho vũ khí của họ chỉ dành cho mục đích bảo vệ an ninh quốc gia vì Hàn Quốc và Mỹ đã từ chối ký hiệp ước hòa bình kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1950.
Các bên đã ký lệnh ngừng bắn để chấm dứt giao tranh vào năm 1953 và lập nên một khu vực phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền liên Triều tồn tại cho đến ngày nay.
Mỹ đã duy trì lực lượng đồn trú khoảng 28.000 quân ở Hàn Quốc thông qua các hiệp ước quốc phòng song phương. Tháng trước, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành tập trận bắn đạn thật chỉ cách DMZ 30km, mô phỏng một cuộc phản công nhằm vào Triều Tiên. Đáp lại, Bình Nhưỡng và nhiều quốc gia khác đã cáo buộc Washington và Seoul làm gia tăng căng thẳng tại khu vực bởi những chương trình tập trận như vậy.
Các quốc gia đã chi bao nhiêu cho vũ khí hạt nhân trong năm 2021?
Chín quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi tổng cộng 82,4 tỉ USD để nâng cấp vũ khí nguyên tử của họ trong năm 2021, nhiều hơn 8% so với năm trước đó.
Trang Al Jazeera dẫn báo cáo chi tiêu vũ khí hạt nhân toàn cầu do Tổ chức quốc tế vận động bãi bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) công bố ngày 14/6 cho biết Mỹ đứng đầu danh sách chi tiêu hạt nhân năm 2021, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu toàn cầu (với 44,2 tỉ USD). Đứng ở vị trí thứ hai là Trung Quốc, nhưng với khoản chi thấp hơn nhiều so với Mỹ, (11,7 USD. Tiếp đó là Nga (8,6 tỉ USD), Anh (6,8 tỉ USD), Pháp (5,9 tỉ USD), Ấn Độ (2,3 tỉ USD), Israel (1,2 tỉ USD).
ICAN ước tính Triều Tiên đã chi 642 triệu USD cho vũ khí hạt nhân vào năm 2021, ngay cả khi nền kinh tế của nước này gặp khó khăn dưới các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và biện pháp đóng cửa biên giới để phòng dịch COVID-19. Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn là nước chi tiêu thấp nhất cho vũ khí hạt nhân trong số 9 quốc gia sở hữu loại vũ khí này. Chi tiêu cho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ bằng một nửa quốc gia xếp ngay trên là Pakistan (với 1,1 tỉ USD).
"Nhóm các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã chi một số tiền không đáng có cho loại vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp trong năm 2021, trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ lệnh cấm vũ khí hạt nhân toàn cầu", ICAN cho biết trong báo cáo. Theo ICAN, khoản chi này đã không thể ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở châu Âu và làm lãng phí các nguồn lực quý giá, có thể được sử dụng hiệu quả hơn để giải quyết các thách thức an ninh hiện tại, hoặc đối phó với đại dịch toàn cầu vẫn đang hoành hành. Chu kỳ tiêu xài hoang phí này cần phải chấm dứt.
ICAN cũng lưu ý rằng các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân cũng đã chi hàng triệu USD để vận động hành lang quốc phòng. Mỗi 1 USD chi cho vận động hành lang dẫn đến khoản chi trung bình 256 USD cho các hợp đồng mới liên quan đến vũ khí hạt nhân.
Báo cáo cho biết: "Việc trao đổi tiền bạc và ảnh hưởng - từ các quốc gia, doanh nghiệp, đến những người vận động hành lang và các tổ chức tư vấn - sẽ giúp duy trì một kho vũ khí hủy diệt thảm khốc trên toàn cầu".
Hôm 13/6, Cơ quan Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cảnh báo rằng tất cả 9 quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ. Điều đó có thể dẫn tới nguy cơ loại vũ khí này có thể được triển khai cao hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Bình Nhưỡng đã rời khỏi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa sau khi cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump không đạt được kết quả vào năm 2019. Quốc gia này đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay. Có những lo ngại rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho các vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Không có xác nhận chính thức nào về khoản ngân sách Triều Tiên đầu tư cho vũ khí hạt nhân hay quy mô kho vũ khí của nước này. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên công bố vào tuần này, SIPRI ước tính Bình Nhưỡng có thể sở hữu 20 đầu đạn hạt nhân và có thể đủ vật liệu phân hạch cho 45-55 thiết bị hạt nhân. Cơ quan này cũng nhận định chương trình vũ khí hạt nhân vẫn đóng vai trò trung tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này.
Israel tăng cường đàm phán an ninh với Mỹ để tác động vào thỏa thuận với Iran Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz và cố vấn an ninh quốc gia Eyal Hulata, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (Mossad) David Barnea của Israel đang ở Washington để thảo luận về hồ sơ Iran. Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: AFP Đại diện về chính sách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell...