Triều Tiên sẽ ra sao nếu Mỹ “tung đòn” hủy diệt?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, nhưng liệu nước Mỹ có dễ dàng hiện thực hóa câu nói đó?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo National Interest, tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. R. McMaster nói rằng “Mỹ có lựa chọn quân sự nhằm vào Triều Tiên”.
Hồi đầu tuần này, tại trụ sở Liên Hợp Quốc, ông Trump cảnh báo: “Mỹ có sức mạnh và sự kiên nhẫn lớn lao, nhưng nếu bị buộc phải bảo vệ bản thân hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào ngoại trừ huỷ diệt hoàn toàn Triều Tiên”.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, giải pháp quân sự nhằm vào Triều Tiên chỉ khiến Mỹ chuốc lấy thất bại. Bởi không có cách nào khiến Mỹ hủy diệt Triều Tiên mà không phải nhận lấy hậu quả.
Triều Tiên không giống Iraq
Daniel L. Davis, cựu trung tá quân đội Mỹ, từng là thành viên ban cố vấn Trung tâm Thông tin Quốc phòng nói ông từng chiến đấu bên cạnh cố vấn McMaster vào tháng 2.1991 trong chiến dịch Bão táp Sa mạc ở Iraq.
Trước khi mở chiến dịch tấn công trên mặt đất, các chiến đấu cơ Mỹ và liên quân liên tiếp không kích vào các vị trí đóng quân của Iraq trung bình khoảng 10 giờ mỗi ngày, trong 42 ngày liên tiếp.
Một xe tăng Iraq bị quân đội Mỹ bắn cháy bằng tên lửa TOW trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Các xe tăng Iraq là mục tiêu chính trong các đợt không kích này. Theo lý thuyết, các xe tăng Iraq không có nơi nào để ẩn nấp giữa sa mạc và dễ dàng trở thành mục tiêu cho các chiến đấu cơ.
Tuy vậy, Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ khi các binh sĩ đặt chân xuống đất ở Iraq và phát hiện 80% xe tăng Iraq vẫn sống sót sau các đợt không kích không ngừng nghỉ.
Tháng 9.2011, ông Davis khi đó làm việc ở căn cứ vận Mỹ ở tỉnh Kunar, miền Đông Afghanistan. Ông Davis từng chứng kiến cảnh căn cứ bị các tay súng. Taliban tấn công từ phía trên một ngọn núi.
Binh sĩ Mỹ đáp trả bằng súng máy hạng nặng, pháo tự hành 105mm trong suốt 30 phút nhưng vẫn không ngăn được những kẻ tấn công. Đến khi huy động chiến đấu cơ ném bom, các tay súng Taliban mới rút chạy.
Đó là bởi địa hình đồi núi ở Afghanistan đã giúp các tay súng Taliban sống sót trong những đợt tấn công bằng vũ khí hạng nặng của Mỹ.
Video đang HOT
Ông Davis nhận định, những tay súng Taliban còn sống sót được như vậy thì hàng ngàn khẩu pháo, bệ phóng rocket của Triều Tiên trong các hầm trú ẩn ở vùng núi vẫn an toàn.
Nhưng Triều Tiên ngày nay không phải Iraq. Năm 1991, Saddam Hussein để cho các máy bay thoải mái oanh tạc trong 42 ngày. Ngày nay, Triều Tiên có nhiều lựa chọn để đáp trả Mỹ và đồng minh.
Ông Kim có thể phát động đợt pháo kích vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc, gây thiệt hại to lớn. Bình Nhưỡng sau đó sẽ ngừng tấn công và cảnh báo Mỹ ngừng gây hấn hoặc phần còn lại của Seoul sẽ “chim trong biển lửa”, ông Davies nhận định.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Nguy hiểm hơn, Triều Tiên có thể cho nổ bom hạt nhân ở Seoul, hoặc phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công Nhật Bản và đe dọa phóng thêm tên lửa nếu Mỹ không rút lui.
Đó sẽ là lúc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với lựa chọn khó khăn. Liệu Mỹ tiếp tục tấn công, đe dọa mạng sống của hàng triệu người hay chấp nhận ngừng leo thang quân sự.
Không thể ngăn Triều Tiên đáp trả
Trải qua Chiến tranh Triều Tiên năm 1953, Bình Nhưỡng biết được sức mạnh hủy diệt Mỹ nên đã xây hầm ngầm, căn cứ trong lòng núi, cất giấu các xe tăng, pháo tự hành và tên lửa.
Các khẩu pháo có thể kéo ra vị trí bắn và sau đó kéo trở lại vào trong hầm để nạp đạn. Triều Tiên cũng có thể giấu tên lửa trong các bệ phóng ẩn trong lòng núi, nơi mà tình báo Mỹ không thể xác định được.
Davies nói ông từng có thời gian đóng quân ở Hàn Quốc, nên hiểu rõ chiến lược của Triều Tiên tại địa hình vùng núi. Ngoài ra, Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh vẫn phóng được 39 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ xe phóng. Trong khi Triều Tiên có lợi thế lớn hơn hẳn về địa hình và quân sự.
Cuối cùng, ông Davies kết luận rằng, không có giải pháp quân sự nào nhằm vào Triều Tiên đem lại hiệu quả, đặc biệt đối với tính mạng hàng triệu người trong khu vực.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã đúng khi khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh nếu Triều Tiên phát động chiến tranh.
Theo Danviet
Viễn cảnh chiến tranh 2,6 tỷ người giữa Trung Quốc-Ấn Độ
Một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là cuộc chiến lớn nhất và tàn khốc nhất ở châu Á, khiến cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương rung chuyển và tác động lớn đến nền kinh tế thế giới.
Xe tăng Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami trên tờ National Interest đưa ra nhận định về một chiến tranh giả định nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ và những hệ quả tiêu cực.
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ biên giới với nhau tại hai địa điểm, phía bắc Ấn Độ/tây Trung Quốc và đông Ấn Độ/nam Trung Quốc. Hai nước rơi vào cuộc chiến tranh biên giới tháng 10.1962 kéo dài một tháng. Kết quả là Bắc Kinh giành được thắng lợi nhỏ, kiểm soát cao nguyên Aksai Chin.
Ngày nay, cả hai nước đều duy trì chiến lược "không tấn công hạt nhân phủ đầu" nên khả năng nổ ra chiến tranh hạt nhân là điều khó xảy ra. Hai nước cũng có số dân đứng hàng đầu thê giới, xấp xỉ 1,3 tỷ người mỗi nước, nên khả năng nước này xâm lược nước kia là không thể.
Tác giả Mizokami nhận định, không chiến sẽ là điểm nóng lớn nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất cho hai nước. Ấn Độ cũng nắm trong tay quân bài kiểm soát hàng hải chiến lược, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.
Chiến đấu cơ J-20 được kỳ vọng sẽ tạo nên bước đột phá trong đơn vị không quân Trung Quốc.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện tại đều duy trì lực lượng không quân hùng hậu. Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAF) dựa vào các chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc để tấn công khu vực tranh chấp ở Himchal Pradesh còn quân khu Thành Đô đảm nhận trọng trách tấn công địa điểm tranh chấp ở Arunachal Pradesh.
Trung Quốc tập trung nhiều phi đội chiến đấu cơ J-11, J-10, phi cơ lỗi thời hơn như J-7, J-8 và hai trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6. Nhưng việc thiếu các căn cứ không quân giáp biên giới Ấn Độ là một cản trở lớn trong chiến dịch đường không.
Xét về tác chiến đường không, không quân Ấn Độ rõ ràng có lợi thế hơn vì New Delhi chỉ cách mặt trận Tây Tạng khoảng 342km.
Ấn Độ sở hữu phi đội chiến đấu cơ hùng hậu bao gồm 230 chiếc Su-30Mk1 Flankers, 69 chiếc MiG-29 và ngay cả các máy bay Mirage 2000 vẫn vượt trội hơn hầu hết các phi cơ Trung Quốc, trừ mẫu J-20 hiện đại nhất.
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK Flanker phóng tên lửa Kh-29.
Số lượng máy bay hùng hậu cũng đảm bảo Ấn Độ duy trì khả năng bảo vệ các khu vực khác của lãnh thổ, trong khi vẫn tập trung vào cuộc so tài với Trung Quốc.
Bù đắp cho nhược điểm về tác chiến bằng không quân là khả năng Trung Quốc sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa hiện đại thuộc lực lượng tên lửa chiến lược. Lực lượng này nắm trong tay cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường với các tên lửa từ tầm ngắn đến tầm trung như DF-11, DF-15 và DF-21.
Các tên lửa này một khi được khai hỏa hoàn toàn có thể san phẳng các mục tiêu chiến lược ở Ấn Độ mà New Delhi không có cách nào có thể chống đỡ. Ấn Độ cũng không có tên lửa đạn đạo đối đất và phải dựa vào không quân để tiến sâu, phá hủy hệ thống tên lửa Trung Quốc.
Phiên bản tên lửa đạn đạo duy nhất của Ấn Độ hiện nay chỉ phục vụ chiến tranh hạt nhân mà không thể tấn công bằng đầu đạn thông thường.
Giao tranh trên mặt đất giữa lực lượng bộ binh hai nước dường như là dấu hiệu bước sang giai đoạn quan trọng trong cuộc chiến. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, theo chuyên gia Mikozami.
Tên lửa đạn đạo chống hạm hiện đại DF-21D của Trung Quốc.
Hai khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đều là vùng hẻo lánh, địa hình phức tạp. Các xe bọc thép, xe tăng không thể tiếp cận khu vực này nếu không có sự hỗ trợ của các máy bay vận tải.
Theo tác giả Mikozami, bất kỳ một cuộc đổ bộ bằng bộ binh nào cũng sẽ gặp tổn thất nặng nề từ lực lượng pháo binh đối phương. Do đó, dù Ấn Độ có 1,2 triệu quân và Trung Quốc duy trì 2,2 triệu quân chính quy, hai bên sẽ rất hạn chế tung bộ binh vào chiến đấu.
Hải quân mới chính là mặt trận quyết định nếu xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tác giả Mikozami nhận định.
Địa hình chiến lược kiểm soát Ấn Độ Dương giúp New Delhi sẽ dễ dàng tung lực lượng tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay INS Vikramaditya phong tỏa tuyến đường giao thương huyết mạch của Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Hải quân Trung Quốc sẽ phải mất cả tuần mới đến được khu vực giao tranh với Ấn Độ. Đó sẽ là nhiệm vụ không hề dễ dàng chút nào bởi Ấn Độ dễ dàng chi viện và sửa chữa tàu chiến tại hải cảng ở khoảng cách gần hơn.
Tàu sân bay INS Vikramaditya giúp hải quân Ấn Độ chiếm ưu thế lớn.
Chuyên gia Mikozami cho rằng, Trung Quốc có khoảng 77 ngày để tìm kiếm thắng lợi quyết định trước khi nguồn dự trữ nhiên liệu chiến lược cạn kiệt. Nếu không, hoạt động giao thương đến và đi từ Trung Quốc sẽ phải vòng sang tây Thái Bình Dương, nơi có hạm đội Mỹ và đồng minh đóng quân.
Có thể nói, trong một cuộc chiến tranh giả định giữa Trung Quốc-Ấn Độ, Bắc Kinh chiếm lợi thế hơn về vũ khí tầm xa chiến lược nhưng tác chiến trên biển và khả năng kiểm soát tác động đối với nền kinh tế toàn cầu lại thuộc về New Delhi.
Tác giả Mikozami kết luận, chiến tranh nổ ra giữa hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới sẽ rất tàn khốc, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu mà không bên nào có thể giành chiến thắng quyết định.
Đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc-Ấn Độ đã tránh khả năng bùng phát xung đột trong hơn 50 năm qua.
Theo Danviet
Viễn cảnh rùng mình thế giới thời hậu tận thế Nhiếp ảnh gia Lori Nix và người cộng sự Kathleen Gerber đã tự tay dựng cảnh cho mỗi ý tưởng, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tái hiện viễn cảnh thế giới thời hậu tận thế vô cùng đáng sợ. Lori Nix và Kathleen Gerber đã đưa độc giả đến bối cảnh thế giới sau tận thế qua trí tưởng tượng...