Triều Tiên sẽ công bố báo cáo nhân quyền
Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA), Triều Tiên sẽ công bố báo cáo riêng về nhân quyền tại nước mình vào đầu tuần này.
Cơ quan Tin tức Trung ương Triều Tiên nhấn mạnh rằng, công việc này được thực hiện bởi Hiệp hội Nghiên cứu nhân quyền CHDCND Triều Tiên, một cơ quan thành lập vào năm 1992 với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên và phối hợp hoạt động của nhiều chuyên gia về nhân quyền trên các lĩnh vực.
Bản báo cáo nhân quyền của Triều Tiên sẽ được công bố ngay sau khi hoàn thành.
KCNA đưa tin “Bản báo cáo sẽ thể hiện bức tranh chân thức về cuộc sống tự do và hạnh phúc của người dân Triều Tiên dưới hệ thống xã hội chủ nghĩa và họ đang tích cực hướng đến một tương lai tương sáng hơn. Bản báo cáo cũng góp phần tiết lộ những hành động “ném đá giấu tay” của Mỹ và các thế lực thù địch khác”.
KCNA cho biết thêm, bản báo cáo được biên soạn để bác bỏ những cáo buộc về nhân quyền của Mỹ và các thế lực thù địch khác đối với Triều Tiên. Đây cũng là động thái đáp trả lại bản báo cáo đột xuất được Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc công bố vào mùa xuân năm trước.
Video đang HOT
Bản báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho rằng, các tội ác chống lại loài người ở Triều Tiên không phù hợp với thế giới hiện nay” và trực tiếp này sinh từ “các chính sách do cấp cao nhất của Nhà nước đặt ra”.
“Những tội ác chống lại loài người cần phải được loại trừ như giết người, nô dịch, tra tấn, cầm tù, hãm hiếp, cưỡng ép phá thai và bạo lực tình dục khác, đàn áp về chính trị, tôn giáo, chủng tộc và giới tính, hành động vô nhân đạo gây ra nạn đói triền miên”.
Bản báo cáo tiếp tục ước tính rằng, khoảng từ 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ tại các trại tập trung khét tiếng của Triều Tiên.
Các ủy viên chịu trách nhiệm về bản báo cáo này cũng gửi một bức thư cá nhân đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong đó, họ thúc giục ông phải đệ trình Triều Tiên lên Tòa án Tội phạm Quốc tế. Triều Tiên đã không hợp tác với ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong việc thực hiện báo cáo và chắc chắn ông Kim Jong-un cũng sẽ không chấp nhận lời đề nghị của ủy ban này.
Theo The Diplomat
Liên Hợp Quốc dọa truy tố Kim Jong-un ra tòa
Việc truy tố Kim Jong-un ra Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ cần có sự chấp thuận của Trung Quốc, thành viên có quyền phủ quyết tại LHQ.
Ngày 17/2, một ủy ban của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng ông này có thể bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố với các tội danh xử tử, tra tấn, hãm hiếp có hệ thống và nạn đói quy mô lớn.
Tuy nhiên, việc truy tố Kim Jong-un với các tội danh này sẽ phải nhận được sự chấp thuận của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên, đồng thời là thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ủy ban này của Liên Hợp Quốc đã đưa ra bản cáo trạng cáo buộc Triều Tiên giam giữ 120.000 người trong các trại giam và tổ chức bắt cóc nhiều công dân Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước khác.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Bản cáo trạng này được đưa ra sau cuộc điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc khởi xướng, tuy nhiên Triều Tiên đã từ chối tham gia vào cuộc điều tra và coi đây là một "sản phẩm của việc chính trị hóa nhân quyền của EU và Nhật Bản theo chính sách thù địch của Mỹ".
Một số chuyên gia phân tích cho rằng bản cáo trạng này sẽ phần nào gây sức ép với Trung Quốc để nước này có biện pháp buộc Triều Tiên thay đổi cách hành xử với người dân của mình, tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố phản đối việc đưa vụ này ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế.
Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng cần phải thiết lập cơ chế đối thoại mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng về nhân quyền dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau."
Ông Barry Pavel, Phó Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng lời cảnh báo trên của Liên Hợp Quốc "sẽ không được thực thi" trừ phi cộng đồng quốc tế quyết định đi đến cùng giống như những gì đã xảy ra với cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic.
Năm 2010, Trung Quốc cũng đã phản đối việc áp đặt lệnh cấm vận quốc tế chống Triều Tiên sau khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị ngư lôi Triều Tiên đánh chìm, và pháo binh Triều Tiên nã đạn vào đảo Yeonpyeong khiến nhiều người Hàn Quốc thiệt mạng.
Theo Khampha
Tù nhân kiểm soát phần lớn các nhà tù ở Mexico Bạo lực gia tăng tại các nhà tù Mexico và tù nhân kiểm soát phần lớn các nhà tù ở Mexico, theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Mexico. Xe cảnh sát tuần tra bên ngoài một nhà tù ở bang Jalisco, Mexico - Ảnh: AFP Trong năm 2012, các tù nhân đã kiểm soát 65 trong số 101 nhà tù ở Mexico,...