Triều Tiên “nổi điên” với Trung Quốc?
Theo phân tích của chuyên gia Trung Quốc, việc Triều Tiên xử tử Jang Song-theak là tín hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh và “phá băng” mối quan hệ với Mỹ.
“Cựu công thần” Jang Song-theak bị bắt ngay trong một cuộc họp của đảng Lao động Triều Tiên. (Ảnh do KCNA công bố).
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) ngày 7/1 đã dẫn lời Da Zhigang – Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á của Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân thực sự của việc Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un quyết định ra tay thanh trừng Jang Song-theak là nhằm tiến tới loại bỏ tất cả những “công thần” có quan điểm “thân Trung Quốc” từ các đời trước và xây dựng một Triều Tiên độc lập hơn đồng thời cũng là một hành động bắn tín hiệu về phía Mỹ trong mong muốn làm ấm lên mối quan hệ với các nước phương Tây.
Jang Song-thaek, là ông chồng của cô ruột chủ tịch Kim đồng thời là một trong những cựu thần đã từng phò tá Kim Jong-un trong những ngày đầu mới tiếp quản quyền lực từ tay cha mình. Tuy nhiên, điều đó không thể giúp Jang Song-theak thoát khỏi bản án tử hình vì các tội danh như “âm mưu lật đổ chính quyền”, tham nhũng và cố ý làm trái. Một trong những minh chứng mà phía Triều Tiên đưa ra để khẳng định hành vi tham nhũng và cố ý làm trái của ông Jang là việc ông này đã lợi dụng quyền lực của mình để ép các công ty khai thác phải bán than “cho nước ngoài” (thực chất là Trung Quốc) với giá vô cùng rẻ mạt.
Vụ hành quyết Jang Song-theak đã gây chấn động chính trường Triều Tiên và cũng là một trong những việc khiến tất cả các bên lo ngại. Kể từ khi lên nắm quyền sau cái chết của cha mình, Kim Jong-un đã nhiều lần tiến hành các vụ thanh trừng nội bộ nhưng lần này là hành động mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Điều đáng nói là hầu hết các vụ thanh trừng mà ông Kim đã từng thực hiện đều nhằm vào những nhân vật có tư tưởng muốn lệ thuộc vào Bắc Kinh và đang nắm giữ một phần các hoạt động kinh tế của đất nước Triều Tiên gắn với đối tác ở Trung Quốc.
Cũng theo phân tích của chuyên gia Da Zhigang, giám đốc Viện Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội tỉnh Hắc Long Giang, kết cục bi kịch của ông Jang Song-theak “phản ánh sự phân hóa trong nội bộ đảng Lao động Triều Tiên, sự rạn nứt trong quan hệ giữa Chính phủ và quân đội nước này liên quan đến các chính sách ngoại giao và tương lai phát triển của đất nước”.
“Bình Nhưỡng đang tỏ ra rất cáu kỉnh và sốt ruột muốn rũ bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào Trung Quốc và tháo gỡ những vật cản quan trọng nhằm khai thông con đường đối thoại và bình thường hóa quan hệ với Mỹ”, Da Zhigang viết trong một bài phân tích phản biện đăng trên tờ Thời Báo Hoàn Cầu – một phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo thuộc đảng cộng sản Trung Quốc.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un kêu gọi cải thiện quan hệ với Hàn Quốc trong Thông điệp Năm mới của mình
Video đang HOT
“Nếu vụ hành quyết Jang Song-theak được hiểu theo hàm ý là Bình Nhưỡng đang tăng tốc quá trình &’bài Trung Quốc’ thì rất có thể cái đích tiếp theo của Bình Nhưỡng là chiến lược &’pro-US’ (thân thiện, ủng hộ Mỹ). Trong lịch sử của Triều Tiên, đã có quá nhiều ví dụ về việc những nhân vật cao cấp có tư tưởng thân Bắc Kinh bị “khử” nhân danh các vụ thanh trừng nội bộ. Rõ ràng, cái chết của ông Jang là sự tăng tốc của quá trình chuyển hướng từ phía Bắc (Trung Quốc) về phía Mỹ”, chuyên gia Da Zhigang kết luận.
Có vẻ như dự báo của Da Zhigang đang đi đúng hướng khi trong thông điệp chào năm mới 2014 vừa qua, chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã lên tiếng kêu gọi “đã đến lúc kết thúc những lời vu khống không tốt đẹp”, thúc giục Hàn Quốc tiến tới cải thiện mối quan hệ xuyên biên giới của hai quốc gia.
“Chúng tôi sẽ tiến về phía trước cùng với bất cứ ai coi trọng giá trị con người và mong muốn (cho) sự thống nhất mà không phân biệt quá khứ của mình, và tích cực thực hiện những nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ Bắc-Nam”, ông Kim Jong-un nói trong Thông điệp năm mới của mình.
Trong bài viết của mình, chuyên gia Da cũng đưa ra những cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ trở nên ngày càng khó lường hơn sau cái chết của ông Jang Song-theak. “Ông Jang là một trong những nhân vật theo đuổi chính sách ngoại giao hòa hoãn, mềm dẻo và là một người kịch liệt phản đối các vụ phóng tên lửa hay thử hạt nhân. Việc ông Jang bị xử tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phe &’diều hâu’ trong quân đội Triều Tiên hồi sinh”, ông Da nói, “Đây có thể là tín hiệu cho thấy vụ thử hạt nhân lần thứ tư và tập trung phát triển năng lực quân sự sẽ được ưu tiên hơn cả trong các chính sách phát triển kinh tế của nước này”.
Dẫu vậy, đến nay cả Mỹ và Hàn Quốc đều vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo ở Triều Tiên trong tâm trạng lo ngại rằng Bình Nhưỡng sẽ tiến hành những vụ khiêu khích mới sau khi xử tử ông Jang.
Theo Infonet)
Hàn Quốc thay TQ làm đối tác Triều Tiên hậu thanh trừng?
Bình Nhưỡng đã công bố danh tính tân bộ trưởng Công nghiệp Than sau vụông Jang Song-thaek bị xử tử mà lý do được cho là vì tranh giành nguồn lợi kinh tế từ xuất khẩu than. Sau vụ xử tử này, có thể Hàn Quốc sẽ là đối tác chiến lược của Triều Tiên trong ngành công nghiệp than.
Trong bài viết về lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Tổ hợp khai thác than Pukchang đăng hôm 6/1, hãng tin nhà nước Triều Tiên KCNA giới thiệu ông Mun Myong-hak là bộ trưởng Công nghiệp Than của nước này.
Tên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Than Triều Tiên trước đó được xác định là Rim Nam-su. Hiện chưa rõ số phận của ông này sau khi bị cách chức.
Thủ tướng Triều Tiên Pak Pong-ju tham quan một mỏ than.
Được biết, tháng 12/2013 ông Nam Jae-joon, giám đốc Cơ quan Tình báo Hàn Quốc, phủ nhận lý do xử tử ông Jang mà Bình Nhưỡng công bố là Jang âm mưu đảo chính lật đổ Kim Jong-un. Ông Nam cho rằng nguyên nhân chính là bởi ông Jang và phe nhóm của mình đoạt quyền khống chế lĩnh vực xuất khẩu của Triều Tiên, đặc biệt là ngành than, gây ra sự bất mãn lớn trong giới cầm quyền.
Trên Choson Sinbo, tờ báo thân Triều Tiên tại Nhật, ông Kim Jong-ha, tân tổng thư ký nội các Triều Tiên, cho biết nước này sẽ có những biện pháp để sản xuất độc lập và gia công than đá cũng như các tài nguyên thiên nhiên khác, thay vì xuất khẩu như trước đây. Bắc Kinh là bạn hàng lớn nhất của Bình Nhưỡng và Jang Song-thaek được cho là người có quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo Trung Quốc.
Vì vậy có thể nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un thay thế bộ trưởng Công nghiệp than vì trước đó ông Jang từng quan hệ thân thiết với Trung Quốc.
"Đây có lẽ là một phần kế hoạch cải tổ chính phủ có liên quan đến vụ thanh trừng Jang Song-thaek", ông Chang Yong-seok, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Hòa Bình và Thống nhất, Đại học Quốc gia Seoul, nhận định.
Ông Chang nói những biến đổi quan trọng hơn tại Ủy ban Quốc phòng có thể sẽ diễn ra vào tháng 4/2014, khi Quốc hội Triều Tiên nhóm họp. Trước khi bị xử tử, Jang Song-thaek từng là phó chủ tịch của ủy ban đầy quyền lực này.
Hàn Quốc sẽ là đối tác than mới của Triều Tiên?
Trong bối cảnh trên, Hàn Quốc sẽ là đối tác than mới của Triều Tiên sau vụ thanh trừng người quyền lực thứ hai và được cho là có được cho quan hệ mật thiết với Trung Quốc trong ngành công nghiệp này.
Trước đó, trong bài phát biểu đầu năm mới 2014 vừa qua, sau khi ngợi khen vụ xử tử ông chú Jang Song-thaek, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kêu gọi tạo "bầu không khí thuận lợi" cho việc giảm bớt căng thẳng với Seoul, và nói rằng "đã đến lúc" cải thiện mối quan hệ vốn đã căng thẳng nhiều năm qua.
Hôm 4/1, Kang Ji -yong, một nhà lãnh đạo thuộc Ủy ban Hòa bình thống nhất đất nước của Triều Tiên (CPRK), đã thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ nhằm tỏ rõ thái độ thân thiện của nước này với Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có bài phát biểu vào đầu năm mới trên Đài truyền hình quốc gia hôm 1/1/2014, trong đó thể hiện nguyện vọng muốn nối lại quan hệ với Hàn Quốc.
"Chúng tôi quyết tâm mạnh mẽ để tìm mọi nỗ lực thống nhất đất nước bằng cách cải thiện quan hệ liên Triều, hợp tác chặt chẽ với đồng bào ở Hàn Quốc và ở nước ngoài", ông Kang cho biết trong một bài viết được đăng trên tờ báo chính thức của Triều Tiên, Rodong Shinmun.
Tuyên bố cho biết Triều Tiên sẽ "nỗ lực hoạt động" để làm rõ "bản chất của thông điệp năm mới" và đưa nó vào thực tế. Ông Kang nhấn mạnh rằng năm nay sẽ là một cơ hội để đạt được "một tiến bộ mang tính bước ngoặt" trong phong trào thống nhất của hai quốc gia.
Về phía Hàn Quốc, sau khi tỏ thái độ nghi ngờ về sự chân thành của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bất ngờ ngày 6/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye tuyên bố sẽ sẵn sàng gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào.
Bà Park nói: "Tôi hy vọng các thành viên lớn tuổi của những gia đình bị ly tán sẽ được phép đoàn tụ vào dịp Tết Nguyên đán nhằm giúp họ hàn gắn vết thương lòng".
Đây là nỗ lực mới nhất của Seoul nhằm cải thiện quan hệ liên Triều sau khi Bình Nhưỡng đơn phương hủy bỏ lệnh cho phép các gia đình bị chia cách được đoàn tụ hồi tháng 9 năm ngoái.
Bà Park cho biết thêm: "Năm 2015 sẽ đánh dấu 70 năm kể từ khi 2 miền chia cách. Hàn Quốc sẽ tiến hành giải phóng miền Nam khỏi cuộc đối đầu và mối đe dọa hạt nhân từ miền Bắc.
Chúng ta nên chuẩn bị để mở ra một kỷ nguyên thống nhất mới. Nếu Triều Tiên có ý định từ bỏ chương trình hạt nhân và trở thành một thành viên của cộng đồng quốc tế thì các bên sẽ cùng nhau bàn bạc kế hoạch hỗ trợ tích cực cho Triều Tiên".
Được biết, Hàn Quốc là quốc gia có tiềm năng về năng lượng thiên nhiên hạn chế, việc bảo đảm an ninh năng lượng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của Seoul.
Nguồn năng lượng nội địa duy nhất Hàn Quốc có là than đá dùng trong công nghiệp thép. Tuy nhiên, từ những năm 1990, sản xuất than giảm đáng kể do giá thành sản xuất tăng và tác động không lợi đến môi trường.
Theo Báo Đất Việt
Triều Tiên cho "ra rìa" hàng loạt tướng lĩnh già Kể từ vụ xử tử ông Jang Song-thaek, các quan chức "lão làng" trong quân đội Triều Tiên dường như cũng bị thay thế bởi một thế hệ các quan chức trẻ hơn, trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, báo chí Hàn Quốc đưa tin. Ông Kim Jong-un cùng các quan chức vào lăng viếng cha hôm 24/12. Vài nhân vật...