Thông điệp năm mới của Kim Jong-un: Chiến tranh và hòa bình
Hãng tin AP của Pháp cho biết, hôm 31/12/2013, truyền hình Trung ương CHDCND Triều Tiên cho phát sóng bài phát biểu chúc mừng năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trong bài phát biểu của ông Kim Jong-un, người ta thấy nổi bật lên thông điệp về chiến tranh hạt nhân và hòa bình
Ông kêu gọi Hàn Quốc nên dừng phỉ báng và vu khống Triều Tiên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện mối quan hệ liên Triều. Ông đã chỉ ra rằng nếu Mỹ không từ bỏ chính sách thù địch đối với CHDCND Triều Tiên, thì nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân là điều có thể xảy ra và nước Mỹ cũng sẽ không có hòa bình.
Bài báo còn cho biết, trong bài phát biểu chúc mừng năm mới, Ông Kim Jong-un nói, do chính sách thù địch của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên, nên hiện nay cả 2 bên đang phải đối mặt với một tình huống nguy hiểm, trong đó những vụ đụng độ nhỏ, vô tình có thể dẫn đến chiến tranh toàn diện. Đến lúc đó, bán đảo Triều Tiên sẽ bao phủ một “thảm họa hạt nhân lớn”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dùng những biện pháp phòng vệ vững chắc để bảo vệ Triều Tiên trước kẻ thù. Ông cảnh báo: “Nếu Mỹ nếu không từ bỏ chính sách thù địch đối với CHDCND Triều Tiên, nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra, thì nước Mỹ cũng sẽ không có hòa bình”.
Ngoài ra, AFP cho biết, trong bài phát biểu chúc mừng năm mới, Nhà lãnh đạo trẻ này cũng cho rằng vụ xử tử ông Jang Song-thaek gần đây chính là “một hành động kiên quyết” của Đảng Công nhân Hàn Quốc.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un công khai chỉ trích ông Jang Song-thaek, người bị xử tử hôm 12-12 về tội phản quốc và tham nhũng.
Theo ANTD
Kim Jong Un tuyên bố mạnh lên sau vụ "xử" chú rể
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm nay (1/1) đã tự hào tuyên bố, Triều Tiên bước vào một năm mới với sức mạnh gia tăng bởi nước này đã loại trừ được "những phần tử bè phái rác rưởi". Đây được xem là một phát biểu ám chỉ đến vụ xử tử người chú rể của ông Kim Jong Un cũng là nhân vật quyền lực số 2 của Triều Tiên trong những ngày cuối cùng của năm 2013.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Trong bài phát biểu đầu năm được phát đi trên đài truyền hình quốc gia, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đã nói, hành động "quyết tâm" của Triều Tiên trong việc "xóa bỏ những phần tử bè phái rác rưởi" trong Đảng Lao động đã giúp củng cố sự đoàn kết của đất nước lên "100 lần". Dù ông Kim Jong Un không đả động trực tiếp đến cái tên Jang Song Thaek nhưng người ta đều hiểu rằng, "phần tử bè phái" mà ông nhắc đến chính là người chú rể của ông này.
Hồi giữa tháng 12, chính trường Triều Tiên rúng động bởi thông tin ông Jang - người chủ rể quyền lực lẫy lừng của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bất ngờ bị tước bỏ mọi quyền lực, chức vụ và bị bắt trước khi bị đem ra xử tử một cách chóng vánh vì những tội danh được báo giới Triều Tiên miêu tả là "không thể tha thứ", đặc biệt là tội phản quốc.
Từ nhân vật quyền lực lẫy lừng chỉ sau Nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong Un, ông Jang bỗng chốc trở thành nhân vật tội đồ, phải chịu một kết cục bi thảm vì mắc phải tội danh chống đảng và cách mạng. Sự sụp đổ bẽ bàng của ông Jang cho thấy chính quyền Triều Tiên không ngại ngần mạnh tay với các quan chức cấp cao dù người đó có là người nhà của vị lãnh đạo cao nhất đất nước.
Sau khi xảy ra một trong những sự kiện chính trị lớn nhất ở Bình Nhưỡng trong nhiều năm trở lại đây và cũng là kể từ khi ông Kim Jong Un lên cầm quyền cách đây 2 năm, người ta không khỏi lo ngại về tương lai của đất nước Triều Tiên.
Cho tới thời điểm này, giới phân tích vẫn bị chia rẽ về ý nghĩa đằng sau vụ xử tử người chú rể của ông Kim Jong Un vì tội phản quốc. Nhiều người tin rằng, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang tiến hành cải tổ nội các, xây dựng cho mình một thế hệ cố vấn và trợ lý trẻ tuổi hơn nhằm thắt chặt, củng cố quyền lực.
Không rõ thực chất mọi việc thế nào nhưng Hàn Quốc và Mỹ đã tỏ ra rất lo lắng trước khả năng Triều Tiên có những hành động khiêu khích trong dịp đầu năm mới. Các nước này tin rằng, tình hình nội bộ Triều Tiên đang bất ổn và thường trong những thời điểm như vậy, Bình Nhưỡng hay có thói quen "tung" ra những hành động khiêu khích. Niềm tin này càng được củng cố khi Chủ tịch Kim Jong Un được cho là đang tìm cách khôi phục lại nền kinh tế song song với việc phát triển tên lửa hạt nhân.
Triều Tiên muốn làm hòa với Hàn Quốc?
Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong bài phát biểu nhân dịp đầu năm mới, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã lên tiếng kêu gọi cải thiện mối quan hệ với nước láng giềng Hàn Quốc.
Ông Kim đã nói rằng, đã đến lúc mỗi bên cần chấm dứt những hành động phỉ báng, nói xấu lẫn nhau. Nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc lắng nghe những lời kêu gọi thống nhất, đoàn kết giữa hai nước.
Những phát biểu về sự đoàn kết, thống nhất này khác hẳn với lời đe dọa chiến tranh hạt nhân mà Triều Tiên đưa ra hồi đầu năm ngoái. Mặc dù Washington và Seoul vẫn còn sự hoài nghi sâu sắc về ý định của Bình Nhưỡng nhưng người ta vẫn thấy lóe lên tia hy vọng về sự hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên sau những sóng gió lên tiếp trong năm qua.
Seoul là nước đang lo lắng nhất về khả năng sự bất ổn gây ra từ vụ xử tử ôngJang có thể dẫn đến hành động khiêu khích của chính quyền Triều Tiên nhằm mục đích củng cố sự đoàn kết trong nước. Seoul đổ lỗi cho Triều Tiên đã gây ra vụ chìm tàu chiến Hàn Quốc năm 2010 khiến 50 thủy thủ thiệt mạng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ hơn, Bình Nhưỡng trong những tháng vừa qua dường như đã tránh xa khỏi những phát biểu "đao to búa lớn" về chiến tranh so với hồi đầu năm ngoái, khi nước này tung cả ra lời đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.
Mặc dù vậy, các cường quốc không tránh khỏi lo ngại trước những dấu hiệu gần đây cho thấy Triều Tiên đang tái khởi động một lò phản ứng đã bị vô hiệu hóa lâu nay. Lò phản ứng này có thể chế tạo plutonium cho bom nguyên tử. Liệu kịch bản hồi đầu năm ngoái có lặp lại một lần nữa hay không?
Người ta vẫn còn nhớ rất rõ, giữa lúc nhiều nước Châu Á đang tưng bừng đón Tết Quý Tỵ theo phong tục cổ truyền thì Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thực hiện thành công vụ thử hạt nhân thứ ba. Động thái này đã khiến các cường quốc thực sự tức giận. Bản thân Trung Quốc - đồng minh thân thiết nhất của Triều Tiên, cũng choáng váng và bực mình trước bước đi mới nhất của Bình Nhưỡng.
Vụ thử hạt nhân thứ ba đầy bất ngờ của Triều Tiên đã ngay lập tức châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng kéo dài nhiều tuần liền ngay dịp đầu năm 2013. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã triển khai một loạt vũ khí để sẵn sàng đối phó với Triều Tiên trong khi Bình Nhưỡng "tung" ra vô số những lời đe dọa, trong đó có cả tuyên bố chiến tranh.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Triều Tiên cho "ra rìa" hàng loạt tướng lĩnh già Kể từ vụ xử tử ông Jang Song-thaek, các quan chức "lão làng" trong quân đội Triều Tiên dường như cũng bị thay thế bởi một thế hệ các quan chức trẻ hơn, trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, báo chí Hàn Quốc đưa tin. Ông Kim Jong-un cùng các quan chức vào lăng viếng cha hôm 24/12. Vài nhân vật...