Triều Tiên muốn nâng quan hệ với Nga ‘lên tầm cao mới’
Chủ tịch Triều Tiên khẳng định chuyến thăm đầu tiên của ông tới Nga sau 4 năm là minh chứng cho tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un duyệt đội danh dự ở Khasan, Nga, ngày 12/9. (Nguồn: KCNA)
Ngày 12/9, KCNA (Triều Tiên) cho hay, Chủ tịch nước này Kim Jong Un đã đến nhà ga Khasan thuộc Lãnh thổ Primorsky, nơi ông gặp các quan chức Nga, trong đó có người đứng đầu Bộ Tài nguyên Alexander Kozlov.
Ông Kim nhấn mạnh, chuyến thăm lần này thể hiện rõ lập trường nghiêm túc của đảng Lao động Triều Tiên và chính phủ. Những bức ảnh do KCNA công bố cho thấy Chủ tịch Kim Jong Un đi cùng Ngoại trưởng Choe Son Hui, cũng như các quan chức quân sự hàng đầu Ri Pyong Chol và Pak Jong Chon.
KCNA dẫn lời nhà lãnh đạo này khẳng định, chuyến thăm đầu tiên tới Nga sau 4 năm là minh chứng cho tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Đồng thời, mục đích chuyến thăm của ông Kim là “nâng quan hệ hữu nghị lên một tầm cao mới”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, chính phủ, quân đội và nhân dân Nga.
Video đang HOT
Trước đó, hôm 11/9, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra những ngày tới.
Hiện chưa rõ chính xác thời gian và địa điểm hai nhà lãnh đạo sẽ tổ chức cuộc gặp, song một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết Hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ diễn ra trong ngày 13/9 tại trung tâm vũ trụ Vostochny Cosmodrome của Nga ở vùng Amur.
Cùng ngày 11/9, nhận định về khả năng Nga chuyển vũ khí cho Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói: “Chúng tôi sẽ theo dõi những gì xảy ra và sẽ không ngần ngại hành động để buộc những người đó phải chịu trách nhiệm nếu cần thiết. Bất kỳ hoạt động chuyển giao vũ khí nào từ Triều Tiên sang Nga sẽ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ)”.
Trước đó, giới chức Nga nhấn mạnh nước này có thể sẵn sàng thảo luận việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hiện đang áp đặt đối với Triều Tiên nếu cần thiết, dường như đề cập các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Moscow có thể đơn phương dỡ bỏ lệnh trừng phạt của HĐBA đối với Triều Tiên hay không, ông Matthew Miller khẳng định rằng “không” và chỉ rõ: “Nga không thể có những hành động đơn phương liên quan đến HĐBA LHQ”.
Nga nói Ukraine mất 66.000 binh sĩ sau 3 tháng phản công
Giới chức Nga cho rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại và chịu tổn thất lớn.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa một hệ thống pháo phản lực ở Donetsk hôm 11/8 (Ảnh: Reuters).
Hãng tin RT dẫn thông tin từ Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 5/9 cho hay, Ukraine đã mất hơn 66.000 binh sĩ và hơn 7.600 vũ khí hạng nặng kể từ khi mở chiến dịch phản công hồi đầu tháng 6.
Con số này tăng vọt so với báo cáo hồi cuối tháng 7 mà ông đưa ra. Khi đó, Ukraine ước tính mất 20.800 binh sĩ và 2.200 vũ khí.
Theo ông Shoigu, bất chấp tổn thất này, Ukraine tiếp tục phản công với hy vọng giành một số thắng lợi nhằm thuyết phục các đối tác phương Tây tiếp tục viện trợ.
"Bất chấp tổn thất lớn, Ukraine vẫn theo cố theo đuổi cái gọi là chiến dịch phản công đã kéo dài suốt 3 tháng. Quân đội Ukraine chưa đạt được mục tiêu ở bất cứ khu vực tiền tuyến nào", ông Shoigu phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến của quân đội Nga.
Ông nói thêm: "Giới lãnh đạo Ukraine đang cố gắng hết sức để chứng minh cho các đối tác phương Tây thấy ít nhất một số thành công của chiến dịch phản công nhằm nhận thêm viện trợ quân sự và kinh tế. Điều này chỉ kéo dài cuộc xung đột".
Về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, ông Shoigu cho hay, Nga đã đạt được một số thành công ở mặt trận miền Đông và tình hình hiện căng thẳng nhất ở mặt trận Zaporizhia tại miền Nam.
"Đối phương đã triển khai một số lữ đoàn tác chiến trong lực lượng dự bị chiến lược, những binh sĩ được phương Tây huấn luyện", ông Shoigu cho biết. Ông cũng nói thêm rằng, các đơn vị này của Ukraine phải chịu tổn thất lớn.
Ông cho hay, lực lượng Nga đã kiểm soát khu Novoselivske nằm ở biên giới hành chính giữa vùng Lugansk và Kharkov.
Trước đó, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 4/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng một lần nữa nói rằng cuộc phản công của Ukraine đã thất bại.
"(Cuộc phản công của Ukraine) không bị đình trệ, đó là thất bại. Ít nhất thì hôm nay nó trông như thế. Hãy xem điều gì xảy ra tiếp theo", chủ nhân Điện Kremlin nói.
Ông cũng khẳng định Nga luôn sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, ông cho biết, Nga không nhận được đề xuất nào về sáng kiến hòa bình mới liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Đến nay, Ukraine không công bố số liệu tổn thất, nhưng giới chức nước này thừa nhận tốc độ phản công chậm hơn dự kiến do phải đối mặt với hệ thống phòng thủ kiên cố của Nga. Mặt khác, họ khẳng định tiếp tục đạt được các bước tiến giúp bào mòn nguồn lực của Nga.
"Bất kể ai nói gì, chúng tôi vẫn đang tiến công và đó là điều quan trọng nhất", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Twitter ngày 2/9.
Moscow tố F-35 Mỹ tiếp cận 'nguy hiểm' Su-35 Nga ở Syria Phía Nga nói rằng một cặp F-35 của Mỹ đã tiếp cận máy bay chiến đấu của Nga ở Syria "một cách nguy hiểm" ở độ cao khoảng 6.500 m. F-35 Ông Vadim Kulit, Phó giám đốc Trung tâm Hòa giải Các bên tham chiến tại Syria, bộ phận trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, hôm 25.8 cho biết các tiêm kích F-35...