Triều Tiên được miễn trừ trừng phạt để cải thiện an ninh lương thực
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã được bật đèn xanh để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn của Triều Tiên.
Một cánh đồng trồng lúa ở tỉnh Kangwon của Triều Tiên năm 2016. Ảnh: NK News
Theo website Liên hợp quốc, FAO – cơ quan có nhiệm vụ giải quyết nạn đói trên thế giới – đã nhận được lệnh miễn trừ trừng phạt quốc tế đối với việc vận chuyển máy móc và sản phẩm nông nghiệp tới Triều Tiên. Đây là lần miễn trừ thứ tư được ban hành trong năm nay.
FAO có thời hạn đến ngày 6/5/2023 để giao thiết bị và hàng hóa cho Triều Tiên nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại đất nước này, bằng cách tăng cường năng lực của ngành nông nghiệp để đối phó với thiên tai/.
Theo Ủy ban Chế tài 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giám sát chế độ trừng phạt Triều Tiên, lượng hàng hóa được miễn trừ lần này trị giá tổng cộng 105.500USD, bao gồm máy bơm nước di động, máy tuốt lúa, máy kéo nông nghiệp và đường ống cấp nước, cùng nhiều viện trợ khác.
FAO đã nêu rõ trong yêu cầu miễn trừ gửi tới ủy ban trên rằng tất cả nguyên liệu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và các khoản thanh toán cho các nhà cung cấp bên ngoài Triều Tiên ở dưới đạng chuyển tiền điện tử (EFT).
Mặc dù tổ chức này không nêu rõ cách thức và địa điểm các mặt hàng sẽ được giao, nhưng yêu cầu miễn trừ của FOA cho biết hàng hóa sẽ được giao trong thời gian sớm nhất có thể và không quá tháng 7/2022, tùy thuộc vào việc mở lại biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Điều này cho thấy khoản viện trợ đó sẽ được vận chuyển qua đường sắt.
Lô hàng trên nhằm mục đích giảm bớt tổn thất cho người dân Triều Tiên trong trường hợp xảy ra thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sóng nhiệt hoặc bão. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã cảnh báo trong nhiều tuần rằng tình trạng hạn hán dữ dội ở nước này có thể làm gián đoạn nền nông nghiệp.
Video đang HOT
Peter Ward, chuyên gia về kinh tế Tiên, nói với NK News gần đây rằng Triều Tiên có thể đang gặp khó khăn do hệ thống quản lý nước và tưới tiêu kém, khiến họ trở nên dễ bị tổn thương bởi những biến động khí hậu.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cấp 4 miễn trừ trừng phạt Triều Tiên trong năm 2022. Lần miễn trừ gần nhất là vào tháng 4 vừa qua, cho phép một tổ chức phi lợi nhuận của Hàn Quốc vận chuyển thiết bị làm than bánh để ngăn chặn các bệnh lây truyền qua nguồn nước và thực phẩm ở thành phố Goseong gần biên giới liên Triều.
Ngày 16/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo dịch COVID-19 có thể lây lan nhanh chóng ở Triều Tiên do chương trình tiêm chủng vẫn chưa được triển khai tại đây.
Trong một thông cáo báo chí, ông Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO ở khu vực Đông Nam Á, cho biết: “Do Triều Tiên chưa bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19 nên virus có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trừ phi được ngăn chặn bằng các biện pháp thích hợp ngay lập tức”.
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 17/5, trung tâm ngăn chặn dịch khẩn cấp của nước này đã ghi nhận thêm 269.510 người có dấu hiệu sốt, nâng tổng số người có triệu chứng lên 1.483.060 người, trong khi có 56 người thiệt mạng.
KCNA cho biết thêm một lực lượng quân y đông đảo đã được điều động để cải thiện quá trình cung cấp thuốc men ở thủ đô Bình Nhưỡng. Lực lượng này có nhiệm vụ xử lý cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang diễn ra ở thủ đô.
Những thách thức hàng đầu với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc
Các chính sách mạo hiểm mà ông Yoon Seok-yeol đưa ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hàn Quốc sẽ gặp nhiều thách thức khi thực hiện.
Theo nhận định của Tiến sĩ Swaran Singh, Giáo sư về ngoại giao và giải trừ quân bị tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) trên trang web Thời báo châu Á (Asiatimes.com) ngày 11/3, Tổng thống Hàn Quốc đắc cử Yoon Seok-yeol được cho là sẽ hồi sinh chính sách đối ngoại bảo thủ, theo đó có quan hệ đối tác thân thiện hơn với Mỹ và hướng đến đường lối cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc đắc cử Yoon Seok-yeol. Ảnh: DW
Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" với Triều Tiên
Tiến sĩ Swaran Singh cho rằng động thái được dự báo nhiều nhất là ông Yoon sẽ tăng cường chính sách "bên miệng hố chiến tranh" với Triều Tiên. Những người bảo thủ trong chính phủ Hàn Quốc nhìn chung thường tỏ ra cứng rắn với Triều Tiên và ông Yoon ủng hộ thực thi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, cũng như theo đuổi chính sách "không đối thoại" cho đến khi Triều Tiên giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và tên lửa.
Khi đề cập đến cuộc xung đột Ukraine trong cuộc tranh luận tranh cử tổng thống vào tháng trước, ông Yoon nói rằng an ninh và hòa bình của một quốc gia không thể bảo vệ được bằng giấy và mực. Trong một lần khác, ông Yoon nói: "Hòa bình là vô nghĩa trừ khi nó được hỗ trợ bởi sức mạnh".
Tất cả những điều trên là dấu hiệu cho thấy ông Yoon có thể ủng hộ hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc. Ông Yoon cũng đã nói về việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, Nhật Bản và hợp tác trong Đối thoại An ninh Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia) để kiềm chế Bắc Kinh.
Sau vụ thử tên lửa thứ 9 của Triều Tiên trong năm nay vào cuối tuần trước, ông Yoon cho rằng đó là nỗ lực của Bình Nhưỡng để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc nhằm ủng hộ đối thủ Lee Jae-myung của đảng Dân chủ cầm quyền, người mà ông Yoon nói là có thiện cảm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Điều này có thể sẽ thúc đẩy ông Yoon sẵn sàng mua thêm các hệ thống chống tên lửa từ Mỹ để tăng cường khả năng răn đe đối với vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, động thái trên cũng sẽ thúc đẩy Triều Tiên tăng tốc phát triển các chương trình tên lửa và hạt nhân.
Ngoài ra, diễn biến đó cũng sẽ khiến Bắc Kinh lo ngại, dẫn đến việc nước này phải tăng cường hơn nữa khả năng chống tên lửa đạn đạo.
Thách thức đoàn kết dân tộc
Thách thức hàng đầu đối với ông Yoon sẽ là đoàn kết, thống nhất ở trong nước. Hàn Quốc vừa chứng kiến một trong những cuộc bầu cử tổng thống khó dự đoán nhất của nước này, kết thúc bằng chiến thắng sít sao khi ông Yoon nhận được 48,56% số phiếu bầu so với 47,83% của đối thủ xếp thứ hai là Lee Jae-myung.
Kết quả bầu cử có thể khiến ông Yoon gặp khó khăn trong việc đưa ra những chính sách mạo hiểm, đặc biệt là việc đảo ngược cách tiếp cận "đối thoại và hòa bình" của người tiền nhiệm Moon Jae-in.
Ngoài ra, ông Yoon cũng phải đối mặt với một loạt vấn đề tồn tại dai dẳng ở trong nước như gia tăng bất bình đẳng trong xã hội, giá nhà ở tăng, tăng trưởng kinh tế trì trệ, thất nghiệp và các vụ bê bối tham nhũng. Do đó, phát biểu sau khi giành chiến thắng hôm 10/3, ông Yoon đã cam kết sẽ "quan tâm đến sinh kế của mọi người" và "cung cấp các dịch vụ phúc lợi cho những người khó khăn", coi đây là ưu tiên số 1 của ông.
Thách thức kinh tế
Khi đảm nhiệm cương vị mới và phụ trách nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, thứ 10 thế giới, ông Yoon Seok- yeol sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn khác như khôi phục kinh tế thời hậu đại dịch COVID-19, vấn đề thất nghiệp, lạm phát cao và biến động thị trường tiền tệ,... Ngay cả trong chính sách kinh tế đối ngoại, căng thẳng tiếp diễn giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc là Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các ưu tiên của ông Yoon.
Tiến sĩ Singh lưu ý rằng ông Yoon là người mới tham gia chính trị, nên kinh nghiệm quản lý kinh tế vĩ mô cũng còn hạn chế. Trải qua 27 năm sự nghiệp với tư cách là một công tố viên, ông chỉ được chú ý trong nền chính trị Hàn Quốc khi truy tố cựu Tổng thống Park Geun-hye. Cho đến năm ngoái, ông Yoon vẫn là Tổng Công tố trong Chính quyền của Tổng thống Moon.
Những thách thức lớn với ngành hàng không Nga do các lệnh trừng phạt Ngành hàng không của Nga ngày càng bị cô lập trong bối cảnh nguồn cung cạn kiệt. Do đó, Nga đang tìm cách cứu ngành hàng không khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực. Một chiếc Airbus A321-211 của hãng hàng không Nga Aeroflot tại sân bay Geneva ngày 25/3/2022. Ảnh: AFP Theo trang tin Politico.eu mới đây, khi Nga hứng chịu...