COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo

Theo dõi VGT trên

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 366.000 ca mắc COVID-19 và 700 ca tử vong.

Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 520,6 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Australia (50.434 ca), Đức (40.929 ca) và Nhật Bản (39.228 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (107 ca), Đức (98 ca) và Italy (91 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 84 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,6 triệu ca mắc và trên 664.000 ca tử vong.

Triều Tiên đối mặt với “biến cố lớn” do COVID-19

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 2
Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại một trung tâm thương mại nhằm phòng chống dịch COVID-19 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 27/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 14/5, Triều Tiên ghi nhận thêm 21 ca tử vong do COVID-19, với hơn 174.000 người trên cả nước bị sốt. Trước tình hình này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố đất nước đang đối mặt với “biến cố lớn” do virus SARS-CoV-2 lây lan.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố số liệu được cập nhật từ ngày 13/5, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì một hội nghị của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên trước đó cùng ngày nhằm rà soát hệ thống chống dịch trong nước. Theo KCNA, ông Kim Jong-un nhấn mạnh rằng sự lây lan của loại virus nguy hiểm là “biến cố lớn kể từ khi lập quốc”. Ông cũng yêu cầu các nhà chức trách học hỏi kinh nghiệm chống dịch tại một số nước, trong đó có Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trấn an người dân, khẳng định Triều Tiên sẽ sớm vượt qua làn sóng dịch hiện này, đồng thời cho rằng có thể kiểm soát được dịch khi mà nước này đang siết chặt các biện pháp.

Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin đã có tổng cộng khoảng 524.440 người dân có triệu chứng sốt từ cuối tháng 4 đến ngày 13/5, trong đó có 243.630 người đã khỏi hoàn toàn, cùng khoảng 280.810 người đang được điều trị. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca tử vong do COVID-19 tại Triều Tiên là 27 ca. Ngày 12/5 vừa qua, Triều Tiên chính thức thông báo đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên kể từ tháng 1/2020.

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/5 khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên đối phó với dịch COVID-19. Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, ông Farhan Haq, khẳng định LHQ cam kết sẵn sàng cùng các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân Triều Tiên về COVID-19 cùng các vấn đề khác, trong bối cảnh khó khăn có khả năng đã trầm trọng thêm từ khi dịch bùng phát và đóng cửa biên giới hồi năm 2020. Ông cho biết LHQ đang theo dõi tình hình dịch bệnh tại Triều Tiên, giữ liên lạc với đại diện của Triều Tiên về vấn đề này.

Đức không có ý định bỏ quy định đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Đức không có ý định dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.

Trong một phát biểu tại Berlin ngày 13/5, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện, máy bay – nơi hành khách ngồi cùng nhau trong một không gian hẹp – đã được ban hành vì lý do chính đáng và cho thấy hiệu quả tốt. Do đó, Chính phủ Đức hoàn toàn không có kế hoạch bãi bỏ biện pháp này. Theo ông Hebestreit, người dân cần phải thích nghi với thực tế rằng đại dịch COVID-19 chưa thể biến mất mà sẽ còn kéo dài dai dẳng.

Hiện tại, việc có nên bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng hay không đang được tranh luận rộng rãi ở Đức. Bộ trưởng Giao thông Volker Wissing đã ủng hộ việc dỡ bỏ quy định này. Trong khi đó, Bộ Y tế Đức đã bác bỏ ý kiến trên. Theo Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach, với trung bình 150 ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày và tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn ở mức rất cao, chính phủ không có lý do gì để loại bỏ biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.

Theo luật bảo vệ chống lây nhiễm dịch bệnh sửa đổi lần gần đây nhất của Đức, hầu hết các biện pháp phòng dịch COVID-19 đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng vẫn là quy định bắt buộc trên toàn quốc cho đến ngày 23/9. Ngoài ra, các địa phương của Đức cũng đang áp dụng quy định tương tự.

Châu Âu coi các dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron là “biến thể đáng lo ngại”

Ngày 13/5, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã có sự điều chỉnh phân loại với các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron, nâng cấp lên thành “biến thể đáng lo ngại” và bày tỏ quan ngại về một làn sóng dịch trong mùa Hè này.

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 4
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là cơ quan y tế công đầu tiên đưa ra đánh giá như vậy về BA.4 và BA.5, các dòng phụ lần lượt được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng 1 và tháng 2 năm nay. Trong một báo cáo, ECDC nhận định cả 2 dòng phụ này có thể dẫn tới một làn sóng dịch mới khắp châu lục, tăng áp lực lên hệ thống bệnh viện.

Video đang HOT

Tuần trước, Viện Y tế quốc gia Bồ Đào Nha ước tính dòng phụ BA.5 đã chiếm tới khoảng 37% số ca mắc mới. Cơ quan này nhận định sự hiện diện của BA.4 và BA.5 có thể gây ra số ca tăng mạnh ở Liên minh châu Âu (EU)/Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong những tuần tới, tháng tới mặc dù tổng số ca mắc các dòng phụ này hiện nay còn thấp.

Theo ECDC, dựa trên những số liệu còn bị giới hạn ở thời điểm hiện tại, các dòng phụ BA.4 và BA.5 không gây ra mức độ bệnh nghiêm trọng hơn so với các dòng phụ BA.1 và BA.2 đang lưu hành. Tuy nhiên, như đã xảy ra ở các làn sóng dịch trước đây, số ca mắc mới tăng mạnh sẽ kéo theo số ca nhập viện hay phải điều trị tích cực cũng tăng. ECDC khuyến khích các quốc gia khu vực tiếp tục theo dõi chặt chẽ BA.4 và BA.5.

ECDC cũng kêu gọi người dân “mọi độ tuổi” tiêm các mũi cơ bản và mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để giúp bảo vệ trước các biến thể mới khi khả năng miễn dịch “yếu dần đi”. Tuy nhiên, đang có những quan điểm bày tỏ lo ngại về sự linh hoạt của những dòng phụ này. Chuyên gia COVID-19 của Nam Phi, Tulio de Oliveria cho rằng chúng đã “biến đổi cho phép virus lẩn tránh hệ miễn dịch”. Theo ông Oliveria, những dòng phụ mới của biến thể Omicron có thể gây tình trạng tái nhiễm và lây nhiễm đột phá qua thực tế ở Nam Phi, nơi ước tính hơn 90% dân số đã có được một mức độ miễn dịch nhất định.

Ngày 11/5 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa đánh giá ban đầu về các dòng phụ BA.4 và BA.5. Theo Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove, khoảng 700 ca nhiễm dòng phụ BA.4 đã được phát hiện ở ít nhất 16 quốc gia và 300 ca nhiễm BA.5 được phát hiện ở ít nhất 17 quốc gia. Bà Van Kerkhove cho biết dù 2 dòng phụ này không gây nguy hiểm hơn so với biến thể Omicron nhưng lại lây lan nhanh hơn. WHO vẫn đang theo dõi chặt chẽ BA.4 và BA.5 để xác định liệu 2 dòng phụ này có thể dần vượt qua BA.2 để trở thành dòng gây bệnh chủ đạo trên thế giới hay không và hiểu hơn về cách thức lây lan các dòng phụ tại những quốc gia từng trải quan làn sóng dịch bệnh do BA.2.

Lào ngừng họp báo về số ca mắc hàng ngày

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng chăn, Lào, ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về Phòng chống COVID-19 ra thông báo sẽ ngừng tổ chức họp báo cập nhật số liệu ca mắc hàng ngày kể từ 14/5.

Thông báo cho biết kể từ ngày 14/5, người dân quan tâm đến thông tin về dịch COVID-19, như địa điểm tiêm chủng hoặc xét nghiệm vẫn có thể theo dõi trên trang facebook của Bộ Y tế và thông tin y học.

Kể từ sau Tết cổ truyền dân tộc Lào vào trung tuần tháng 4 vừa qua, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh. Trong ngày cuối cùng họp báo cập nhật 13/5), Bộ Y tế Lào cho biết nước này chỉ ghi nhận thêm 78 ca, thấp hơn rất nhiều so với mức 2.556 ca khi ở đỉnh dịch. Tính tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 209.321 ca mắc COVID-19, trong đó có 754 ca tử vong.

Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 của Lào đạt 78,88%, trong khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi chỉ định là 67,57% dân số cả nước. Trong đó, tỷ lệ tiêm chủng ở các thành phố du lịch lớn như thủ đô Viêng Chăn, Luang Prabang và Vang Vieng đã đạt gần 100%.

Algeria: Chuyên gia kêu gọi tiếp tục mở rộng tiêm chủng ngừa COVID-19

Tổng giám đốc Viện Pasteur Algeria (IPA), giáo sư Fawzi Derrar, đã thúc giục ngành y tế nước này tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để tránh “các kịch bản nghiêm trọng” trong tương lai, bất chấp tình hình dịch bệnh tại quốc gia Bắc Phi này đang tạm lắng.

COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo - Hình 6
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Algiers, Algeria, ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Giáo sư Derrar nhấn mạnh: “Tỷ lệ người dân đã tiêm chủng hiện vẫn còn rất thấp, khoảng 32%. Tình hình dịch tạm lắng do khả năng miễn dịch có được sau khi nhiễm Omicron. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch chắc chắn sẽ giảm trong 3 đến 6 tháng, khi đó việc đã được tiêm chủng sẽ đóng vai trò rất quan trọng”.

Theo chuyên gia này, điều cần thiết bây giờ là phải tiếp tục tiêm phòng để ngăn chặn làn sóng mới, đặc biệt là khi một số khu vực như Trung Quốc và Nam Phi đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng ca nhiễm các biến thể mới.

Giáo sư Derrar cũng chỉ ra rằng ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng rất cao như ở châu Âu, số ca mắc bệnh tăng lên nhưng không gây áp lực lên hệ thống y tế. Ông nhấn mạnh mục tiêu của tiêm chủng không phải là để ngăn ngừa các ca nhiễm mới mà là để giảm thiểu các trường hợp trở nặng và phải nhập viện, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hệ thống y tế quốc gia.
Theo công bố mới nhất ngày 13/5 từ Bộ Y tế Algeria, nước này chỉ ghi nhận 6 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ gần nhất và không có ca tử vong nào cũng như không có ca cần phải được chăm sóc đặc biệt.

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 533.000 ca mắc COVID-19 và 1.313 ca tử vong.

Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 518,9 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 1
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mamming, miền Nam Đức ngày 27/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (93.102 ca), Australia (57.088 ca) và Mỹ (52.706 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (227 ca), Italy (115 ca) và Mỹ (108 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 83,8 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,6 triệu ca mắc và trên 664.000 ca tử vong.

Số ca mắc COVID-19 gia tăng do các biến thể phụ tại hơn 50 nước trên thế giới

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 2
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 10/4/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc COVID-19 gia tăng khiến tình hình biến động trên thế giới, đặc biệt đe dọa nhiều nhất đến những nước có tỷ lệ tiêm vaccine thấp.

Phát biểu tại cuộc họp báo,Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết biến thể phụ BA.2 của Omicron đang phổ biến trên thế giới và số ca mắc COVID-19 đang gia tăng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Trong đó, các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron cũng đẩy số ca mắc tại Nam Phi tăng cao.

Đến nay, tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 trên thế giới thấp hơn so với các giai đoạn trước nhờ khả năng miễn dịch của dân số khá cao sau khi được tiêm vaccine hoặc đã mắc COVID-19. Tuy nhiên, WHO lưu ý điều này không được đảm bảo ở những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp.

Theo ông Tedros, các nhà khoa học Nam Phi đang kêu gọi người dân tích cực đi tiêm vaccine để giảm tác động của làn sóng dịch bệnh tiếp theo. Tổng Giám đốc WHO khẳng định ngoài giảm tỷ lệ tử vong và bảo vệ hệ thống y tế, việc tiêm vaccine còn có khả năng giảm hội chứng kéo dài của COVID-19.

Mỹ là một trong những nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng, với tỷ lệ nhập viện tăng nhẹ. Số liệu liên bang được công bố mới đây cho thấy mỗi ngày, Mỹ ghi nhận gần 2.400 người mắc COVID-19 phải nhập viện, tăng 17% trong tuần qua. Biến thể Omicron được cho là nguyên nhân khiến số ca mắc tăng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính số ca nhiễm biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm 56,4% và BA.2.12.1 chiếm 42,6% số ca mắc mới tại nước này.

Australia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao nhất trong 1 tháng

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 11/5, Australia thông báo ghi nhận 57.088 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ, số ca mắc mới trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 4. Bên cạnh đó, nước này có thêm 51 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 7.600 ca.

Trong một động thái liên quan, bang Nam Australia đã mở 4 bệnh viện điều trị cho người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài (Long COVID). Các bệnh viện này đặt ở Adelaide, thủ phủ bang, được thiết kế để điều trị các bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, khó thở hay sương mù não kéo dài hơn 12 tuần sau khi xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Renjy Nelson, một chuyên gia tư vấn bệnh nhiễm trùng từng giúp thành lập các bệnh viện này cho biết bang Nam Australia bắt đầu thực hiện kế hoạch vào năm 2020 sau khi một số ca bệnh đầu tiên của Australia thông báo các triệu chứng kéo dài sau 6 tháng nhiễm virus. Ông Nelson nhấn mạnh COVID-19 kéo dài là một thực tế cần tìm hiểu, với 2-3 triệu người trên thế giới đang mắc hội chứng này.

EU bỏ quy định đeo khẩu trang khi đi máy bay từ tuần tới

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 4
Hành khách xếp hàng tại cửa lên máy bay ở sân bay Brussels, Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 11/5, Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu (EASA) và Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) thông báo sẽ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại sân bay và trên các chuyến bay tới châu Âu kể từ ngày 16/5 tới.

Giám đốc điều hành EASA Patrick Ky xác nhận kể từ tuần tới, hành khách sẽ không còn bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi lại bằng đường hàng không trong mọi trường hợp. Động thái này nhằm bắt nhịp với xu hướng điều chỉnh quy định của các nước thành viên EU khi di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Thông báo trên được đưa trong bối cảnh Italy, Pháp, Bulgaria và một số nước châu Âu khác đã nới lỏng hoặc chấm dứt phần lớn hoặc tất cả các biện pháp phòng dịch COVID-19. Trước đó, một số hãng hàng không của Mỹ cũng tuyên bố sẽ không yêu cầu đeo khẩu trang từ tháng 4.

Trong khi đó, Giám đốc ECDC Andrea Ammon nhấn mạnh kể cả khi việc đeo khẩu trang không còn bắt buộc, việc duy trì khoảng cách và vệ sinh tay vẫn là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm thiểu lây nhiễm.

Các cơ quan của EU nhận định sau khi dỡ bỏ biện pháp trên, các hãng hàng không sẽ áp dụng quy định khác nhau về đeo khẩu trang, trong đó khuyến khích hành khách sử dụng khẩu trang trên các chuyến bay đến hoặc đi từ những địa điểm mà việc đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng vẫn là bắt buộc.

Người dân Nhật Bản có thể bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời nếu đảm bảo giãn cách

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 5
Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/4/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Ngày 11/5, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno khẳng định việc đeo khẩu trang khi ở ngoài trời là không cần thiết miễn là đảm bảo giãn cách xã hội.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo, ông Matsuno nói: "Chúng tôi khuyến nghị người dân bỏ khẩu trang khi ở ngoài trời miễn là duy trì khoảng cách đủ lớn, nhất là vào những ngày có nhiệt độ và độ ẩm cao".

Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Matsuno cho biết các chuyên gia lưu ý rằng cần tránh hành vi có nguy cơ cao như nói chuyện với người trong khoảng cách gần mà không đeo khẩu trang. Việc đeo khẩu trang đúng cách là cần thiết nếu bạn không thể duy trì khoảng cách đủ lớn với người khác ở ngoài trời và đang nói chuyện với họ. Ngoài ra, quan chức này cũng cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục rà soát các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong lúc vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh và tham vấn với các chuyên gia y tế.

Trong thời gian gần đây, dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lắng dịu ở Nhật Bản. Vì thế, chính phủ nước này đang xem xét việc nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới bằng với các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Bên cạnh đó, Nhật Bản có thể sẽ mở cửa cho các du khách nước ngoài tới nước này vào đầu tháng 6. Trước Nhật Bản, nhiều nước trên thế giới đã nới lỏng hoặc dỡ bỏ quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường sau khi đạt được những tiến bộ trong việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Hầu hết các ca mắc COVID-19 tại Mỹ là không triệu chứng

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Network Open, trong năm 2021, một tỷ lệ đáng kể mắc COVID-19, có khả năng lên tới 60%, là những ca mắc không triệu chứng hoặc không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh (presymptomatic transmission). Các nhà nghiên cứu cho rằng thậm chí con số này bây giờ có thể cao hơn do các báo cáo ban đầu cho thấy tỷ lệ lây nhiễm không triệu chứng do biến thể Omicron nhiều hơn so với số ca nhiễm các biến thể trước đó.

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 6
Người dân di chuyển trên đường phố ở New York, Mỹ ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Bà Helen Chu, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại trường Y khoa thuộc Đại học Washington, cho rằng số ca nhiễm biến thể Omicron cao hơn có thể có liên quan nhiều đến mức độ miễn dịch cơ bản cao hơn trong cộng đồng khi biến thể đó bùng phát.

Bà Chu cho biết một cá nhân càng tiếp xúc nhiều với virus SARS-CoV-2 -kể cả trường hợp mắc hoặc tiêm chủng trước đó- thì khả năng miễn dịch càng rộng và khả năng kiểm soát virus càng tốt trong cộng đồng. Trong những trường hợp như vậy, một người dường như có nhiều khả năng không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng nhẹ.

Theo nghiên cứu, những người có tải lượng virus giảm có thể ít có khả năng truyền bệnh hơn, song họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Những ca mắc đột phá vẫn có thể mang theo tải lượng virus cao, như đã được quan sát thấy trong vụ bùng phát tại Provincetown, Massachusetts vào tháng 7/2021.

Bà Chu cho biết những không gian không được thông thoáng, tập trung nhiều người và những người ở đó nói chuyện ồn ào hoặc ăn uống là những địa điểm cần quan tâm nhất. Ước tính tỷ lệ mắc COVID-19 không triệu chứng dao động từ khoảng 25% đến 40% trong suốt đại dịch.

Ông Otto Yang, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại trường Y khoa David Geffen thuộc Đại học California, nhận định đến nay chưa có dữ liệu về việc các biến thể phụ của Omicron như BA.2 và BA.4 và BA.5, có khiến nhiều người mắc bệnh không triệu chứng hay không. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng mức độ miễn dịch cao trong dân số Mỹ đã đặt nước này tình huống hoàn toàn khác so với trước đây khi chưa có vaccine và rất ít người mắc bệnh.

Tuy nhiên, cả bà Chu và ông Yang đều cho biết tỷ lệ cao những người mắc không triệu chứng và không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh cho thấy sự cần thiết trong việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là để bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương như trẻ em dưới 5 tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch.

Ông Yang cũng cảnh báo việc dịch bệnh tiếp tục lây lan sẽ là cơ hội để cho các biến thể mới phát triển và nhiều khả năng biến thể tiếp theo sẽ nguy hiểm hơn so với sự hiểu biết của con người.

New Zealand nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN

New Zealand đang từng bước nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới được áp đặt trước đó để phòng đại dịch COVID-19.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo từ 11h59 ngày 31/7 tới, nước này sẽ mở cửa trở lại toàn bộ các cửa khẩu quốc tế cũng như đón các tàu du lịch cập cảng. Như vậy, New Zealand quyết định sẽ mở trở lại cửa khẩu sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch được chính phủ đưa ra trước đó.

Phát biểu tại Auckland, bà Ardern cho biết việc mở lại biên giới sẽ giúp mở lại ngành du lịch, giải quyết tình trạng thiếu lao động cũng như vấn đề nhập cư. Theo Thủ tướng Ardern, chính phủ đang xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của New Zealand.

Tổng Thư ký NATO mắc COVID-19

COVID-19 tới 6h sáng 12/5: Ca mắc tăng ở hơn 50 nước; EU bỏ quy định đeo khẩu trang trên máy bay - Hình 8
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 21/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Một người phát ngôn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng Tổng Thư ký Jens Stoltenberg của liên minh quân sự này đã được chẩn đoán mắc COVID-19.

Theo người phát ngôn này, ông Jens Stoltenberg chỉ bị các triệu chứng nhẹ và sẽ làm việc tại nhà trong những ngày tới, phù hợp với các hướng dẫn y tế của chính quyền thành phố Brussels của Bỉ, nơi NATO đặt trụ sở.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?
16:17:08 12/01/2025
Khu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừngKhu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừng
21:26:55 12/01/2025
Cơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk YeolCơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk Yeol
11:46:04 12/01/2025
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất muaChuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua
15:19:05 13/01/2025
Nghi can phóng hỏa bị bắt tại khu vực cháy rừng Los AngelesNghi can phóng hỏa bị bắt tại khu vực cháy rừng Los Angeles
11:49:18 12/01/2025
Iran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, IsraelIran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, Israel
19:51:55 12/01/2025
Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừngLos Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng
21:47:43 13/01/2025
Ông Biden có động thái mới giúp 900.000 người di cư không bị trục xuấtÔng Biden có động thái mới giúp 900.000 người di cư không bị trục xuất
16:25:58 12/01/2025

Tin đang nóng

Phim Việt đầu tiên có doanh thu vượt mốc trăm tỷ năm 2025Phim Việt đầu tiên có doanh thu vượt mốc trăm tỷ năm 2025
07:57:08 14/01/2025
Đang hì hụi lau nhà, chị dâu bất ngờ thưởng Tết cho tôi 20 triệuĐang hì hụi lau nhà, chị dâu bất ngờ thưởng Tết cho tôi 20 triệu
06:07:25 14/01/2025
Long thần đẹp khuynh đảo màn ảnh Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc hoa lệ càng ngắm càng mêLong thần đẹp khuynh đảo màn ảnh Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc hoa lệ càng ngắm càng mê
06:04:26 14/01/2025
Biết gia đình tôi sắp ra nước ngoài sinh sống, em dâu lén lút vào phòng ngủ làm một việc không ai ngờBiết gia đình tôi sắp ra nước ngoài sinh sống, em dâu lén lút vào phòng ngủ làm một việc không ai ngờ
06:04:15 14/01/2025
Trấn Thành gây sốt MXH vì hành động đẹp tại WeChoice Awards 2024, chỉ một cái bắt tay mà được khen hết lờiTrấn Thành gây sốt MXH vì hành động đẹp tại WeChoice Awards 2024, chỉ một cái bắt tay mà được khen hết lời
06:30:26 14/01/2025
Mỹ nhân hạng A bị mắng tơi tả khắp MXH: Hỗn láo với đàn chị, tính cách công chúa ai cũng chán ghétMỹ nhân hạng A bị mắng tơi tả khắp MXH: Hỗn láo với đàn chị, tính cách công chúa ai cũng chán ghét
06:20:47 14/01/2025
Đừng mắc sai lầm khi xuống tiền sắm 8 món đồ nội thất sauĐừng mắc sai lầm khi xuống tiền sắm 8 món đồ nội thất sau
07:46:39 14/01/2025
Chuẩn bị tính đến chuyện kết hôn, tôi bàng hoàng phát hiện ra mình là kẻ thứ baChuẩn bị tính đến chuyện kết hôn, tôi bàng hoàng phát hiện ra mình là kẻ thứ ba
05:48:13 14/01/2025

Tin mới nhất

Nga nêu yếu tố không thể thiếu để giải quyết xung đột Ukraine

Nga nêu yếu tố không thể thiếu để giải quyết xung đột Ukraine

09:02:57 14/01/2025
Tại cuộc họp báo hôm 13/1, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vấn đề đảm bảo an ninh đối với Nga là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giải quyết xung đột Ukraine.
Bitcoin rơi tự do sau đợt tăng nóng, sắp thủng mốc 90.000 USD

Bitcoin rơi tự do sau đợt tăng nóng, sắp thủng mốc 90.000 USD

08:54:57 14/01/2025
Bitcoin bị bán tháo dữ dội và đứng trước rủi ro rơi thủng mốc 90.000 USD. Các chuyên gia cho rằng bitcoin đã tăng quá nóng và có thể sẽ giảm mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
Nga bao vây pháo đài Donetsk, quân Ukraine rút chạy hàng loạt ở Kharkov

Nga bao vây pháo đài Donetsk, quân Ukraine rút chạy hàng loạt ở Kharkov

08:51:40 14/01/2025
Các cuộc giao tranh diễn ra căng thẳng trên các mặt trận ở Ukraine, khi Nga liên tục tiến công gây sức ép cho lực lượng đối phương.
Hàn Quốc: 8 thẩm phán sẽ quyết định số phận của Tổng thống Yoon Suk-yeol

Hàn Quốc: 8 thẩm phán sẽ quyết định số phận của Tổng thống Yoon Suk-yeol

08:41:04 14/01/2025
Phán quyết của 8 thẩm phán Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc hiện nay sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bất kỳ hành vi phạm pháp nào mà ông Yoon mắc phải.
Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt sang châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ

Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống khí đốt sang châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ

08:32:34 14/01/2025
Ukraine đã thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, nơi cung cấp khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc hôm 13/1.
Cận cảnh những khu dân cư bị thiêu rụi trong "bão lửa" California

Cận cảnh những khu dân cư bị thiêu rụi trong "bão lửa" California

08:29:24 14/01/2025
Cháy rừng lan rộng một tuần qua đã phá hủy hàng nghìn kiến trúc ở Los Angeles, bang California (Mỹ), hàng nghìn người mất nhà cửa.
CEO Meta "chê" Apple

CEO Meta "chê" Apple

08:20:23 14/01/2025
CEO Meta Platforms Mark Zuckerberg vừa lên tiếng chê đối thủ Apple vì thiếu đi khả năng sáng tạo trong một khoảng thời gian dài.
Phong tục đón năm mới tại quốc gia nào trên thế giới kỳ lạ nhất?

Phong tục đón năm mới tại quốc gia nào trên thế giới kỳ lạ nhất?

07:59:25 14/01/2025
Ở Tây Ban Nha hay khu vực Mỹ Latin, phong tục truyền thống đón năm mới mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đôi khi còn khá kỳ lạ.
Ukraine đối mặt những lựa chọn khó khăn khi ông Trump sắp nhậm chức

Ukraine đối mặt những lựa chọn khó khăn khi ông Trump sắp nhậm chức

07:54:25 14/01/2025
Chỉ còn một tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức, Ukraine đang chuẩn bị cho một số lựa chọn khó khăn trong những tháng tới.
Chiến thuật hỏa lực của Ukraine trên mặt trận giao tranh ở Kursk

Chiến thuật hỏa lực của Ukraine trên mặt trận giao tranh ở Kursk

07:41:48 14/01/2025
Tình báo quân sự Ukraine tuyên bố xuồng không người lái Magura V của Kiev đã bắn hạ hai trực thăng Mi8 của Nga trên Biển Đen vào ngày 31/12. Cuộc tấn công diễn ra gần Mũi Tarkhankut, cách Sevastopol 15km.
Khảo sát: Hơn một nửa người Greenland ủng hộ sáp nhập vào Mỹ

Khảo sát: Hơn một nửa người Greenland ủng hộ sáp nhập vào Mỹ

07:05:26 14/01/2025
Khảo sát do một tổ chức thực hiện cho thấy hơn 50% số người Greenland tham gia ủng hộ hòn đảo trở thành một phần của Mỹ.
Ukraine phóng hơn 7.000 UAV vào Nga trong một năm

Ukraine phóng hơn 7.000 UAV vào Nga trong một năm

06:59:14 14/01/2025
Ukraine đã liên tục gia tăng số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các khu vực của Nga từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Hùng Huỳnh gây "ngứa mắt" tại WeChoice: Khán giả "đỏ mặt", BTC "cắt sóng"?

Hùng Huỳnh gây "ngứa mắt" tại WeChoice: Khán giả "đỏ mặt", BTC "cắt sóng"?

Sao việt

10:42:17 14/01/2025
WeChoice Awards 2024 bỗng trở thành tâm điểm tranh cãi vì màn trình diễn lạc quẻ của Hùng Huỳnh. Vũ đạo gợi cảm quá đà giữa không gian trang trọng, nghi vấn bị đối xử bất công và những phẫn nộ về giọng hát đã đẩy nam ca sĩ vào vòng xoáy...
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 22: Vợ chồng Thắng chất chồng hiểu lầm vì 2 người thứ ba

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 22: Vợ chồng Thắng chất chồng hiểu lầm vì 2 người thứ ba

Phim việt

10:30:16 14/01/2025
Sinh nhật Trâm Anh, sau khi mọi người ra về hết, Hân (Jun Vũ) dường như cố tình quên thẻ mở cửa nhà và quay lại gõ cửa nhà Lộc (Huy Anh) để láy, vì cô biết vợ Lộc đang đi công tác chưa về.
Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Nhà khoa học cho rằng hậu duệ tiếp quản Trái Đất từ con người đang nằm trong thực đơn nhà hàng hải sản

Lạ vui

10:03:02 14/01/2025
Tuyệt chủng là một lẽ tự nhiên và vẫn đang diễn ra trên Trái Đất, ngay từ khi sự sống bắt đầu hình thành. Nhìn vào những hóa thạch còn sót lại từ thuở ban sơ đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận tổng cộng 5 cuộc đại tuyệt chủng lớn tro...
Cộng đồng VCS tiếp tục "quay xe" sau động thái "đánh úp" giữa đêm của nam streamer S

Cộng đồng VCS tiếp tục "quay xe" sau động thái "đánh úp" giữa đêm của nam streamer S

Mọt game

10:03:00 14/01/2025
Cách đây ít lâu, đã xuất hiện không ít tin đồn xung quanh hành tung của nam streamer S. Trong một nhóm cộng đồng những nạn nhân của anh này, đã có thông tin và hình ảnh nam streamer S. xuất hiện ở cơ quan công quyền.
Viral khoảnh khắc Xuân Son hát Quốc ca Việt Nam đầy tự hào ở WeChoice Awards 2024, cả khán phòng bùng nổ cảm xúc

Viral khoảnh khắc Xuân Son hát Quốc ca Việt Nam đầy tự hào ở WeChoice Awards 2024, cả khán phòng bùng nổ cảm xúc

Sao thể thao

09:50:40 14/01/2025
Màn xuất hiện của các thành viên Đội tuyển Việt Nam xuất hiện tại WeChoice Awards 2024 khiến cả khán phòng bùng nổ, từ nghệ sĩ đến khán giả đều reo vui.
Sao Hàn 14/1: Won Bin lộ diện sau nhiều năm ở ẩn, ngoại hình trẻ trung ngỡ ngàng

Sao Hàn 14/1: Won Bin lộ diện sau nhiều năm ở ẩn, ngoại hình trẻ trung ngỡ ngàng

Sao châu á

09:44:12 14/01/2025
Tài tử Won Bin bất ngờ tái xuất sau nhiều năm vắng bóng, ngoại hình ở tuổi 47 của nam diễn viên không hề thay đổi.
3 hoa hậu đóng phim Tết 2025: Liệu có xoá bỏ lời nguyền 'bình hoa di động'?

3 hoa hậu đóng phim Tết 2025: Liệu có xoá bỏ lời nguyền 'bình hoa di động'?

Hậu trường phim

09:34:18 14/01/2025
Năm 2025 đánh dấu một điểm nhấn đặc biệt của điện ảnh Việt Nam khi quy tụ 3 hoa hậu đình đám từng đăng quang các cuộc thi sắc đẹp uy tín tham gia các dự án ra rạp.
Giấc ngủ không tròn của những tiểu thương bán cây cảnh Tết trong đêm lạnh căm căm 10 độ C ở Hà Nội

Giấc ngủ không tròn của những tiểu thương bán cây cảnh Tết trong đêm lạnh căm căm 10 độ C ở Hà Nội

Netizen

09:01:00 14/01/2025
Hà Nội trời rét đậm 10 độ C, các tiểu thương bán đào Tết vẫn phải thức trắng đêm để trông hàng, tránh bị kẻ gian đột nhập lấy trộm.
Tiết canh của Việt Nam gây tranh cãi khi nằm trong 100 món tệ nhất thế giới

Tiết canh của Việt Nam gây tranh cãi khi nằm trong 100 món tệ nhất thế giới

Ẩm thực

09:00:28 14/01/2025
Cẩm nang ẩm thực nổi tiếng thế giới Taste Atlas vừa công bố danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới 2025. Ngay lập tức, danh sách thu hút sự chú ý của các tín đồ mê ẩm thực.
Một tuần sau khi bị chuột cắn, hai vợ chồng nhập viện cấp cứu

Một tuần sau khi bị chuột cắn, hai vợ chồng nhập viện cấp cứu

Sức khỏe

08:49:36 14/01/2025
Cả hai vợ chồng bệnh nhân đều xuất hiện tình trạng sốt cao trên 39 độ C, toàn thân gai rét, phù nề và nhiễm trùng ở bàn tay sau khi bị chuột cắn.
Loạt đồ decor nhà cửa để ngày Tết thêm lung linh và rực rỡ, chị em sắm về rủ cả nhà cùng trang trí lại càng vui!

Loạt đồ decor nhà cửa để ngày Tết thêm lung linh và rực rỡ, chị em sắm về rủ cả nhà cùng trang trí lại càng vui!

Sáng tạo

08:49:35 14/01/2025
Từ những dây đèn trang trí lấp lánh, đèn lồng đỏ đến các món đồ treo tường ý nghĩa... đều góp phần mang lại không khí Tết rực rỡ.