Triều Tiên có thể phóng đại về tên lửa bắn từ tàu ngầm
Giới chuyên gia nhận định cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên là có thật nhưng được phóng đại và không thể hiện mối đe dọa mới từ Bình Nhưỡng.
Tên lửa đạn đạo phóng từ dưới nước ở khu vực ngoài khơi đông bắc Triều Tiên hôm 9/5. Ảnh: KCNA/EPA.
“Những đánh giá trước đó cho rằng Triều Tiên tạo ra nguy cơ về tên lửa đạn đạo dưới nước trong khu vực, không phải mối đe dọa xuyên lục địa, vẫn hợp lý”, AFP dẫn lời Joseph Bermudez, nhà phân tích thuộc AllSource Analysis, trụ sở Mỹ, nói.
Trong bài viết đăng trên 38North, website theo dõi sát tình hình Triều Tiên, Bermudez nhận định SLBM Triều Tiên dường như không phải “được phóng từ tàu ngầm”, dù Bình Nhưỡng tuyên bố ngược lại.
“Tôi có một số nghi ngờ”, Bermudez nói. Loại tàu ngầm Triều Tiên công bố là nguyên mẫu mới hoạt động cách đây khoảng 6 hoặc 7 tháng và chưa thể sẵn sàng phóng tên lửa. Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy có một xà lan ở gần tàu ngầm có thể làm bệ để phóng tên lửa. Xà lan chìm này từng xuất hiện trong ảnh vệ tinh chụp Xưởng đóng tàu Hải quân Nam Sinpo hồi tháng 10.
Cuộc thử nghiệm “kiếm tra rời ống phóng” do tên lửa chỉ vụt lên từ dưới nước, bay qua mặt biển rồi rơi xuống.
Video đang HOT
“Đây là đánh giá hợp lý”, Bermudez cho biết. Theo đó, thử nghiệm phóng đầy đủ từ tàu ngầm thực sự sẽ cần các khả năng của Triều Tiên ở mức “giới hạn cao nhất”.
Tên lửa sử dụng có thể là nguyên mẫu, được chế tạo dùng cho thử nghiệm phóng, Joel Wit, cựu nhà ngoại giao Mỹ và là đồng sáng lập 38North, nói, đồng thời cảnh báo nỗ lực thiết lập kho SLBM của Triều Tiên không phải trò đùa.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến đi giám sát thử nghiệm tên lửa hôm 8/5. Ảnh: AFP.
Jeffrey Lewis, chuyên gia vũ khí tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey, trụ sở bang California, Mỹ, có ý kiến tương tự Bermudez nhưng nhấn mạnh điều đó không có nghĩa cuộc thử nghiệm tuần trước là giả.
“Đó là thử nghiệm bình thường trong giai đoạn đầu của chương trình SLBM”, Lewis nói, nhận định sự kiện vẫn là “cột mốc thực sự” dù Bình Nhưỡng có phóng đại. “Triều Tiên đã phát triển khả năng này trong một thời gian. Thử nghiệm mới đây là bước đi tiếp theo hướng đó”.
Lewis cho biết Triều Tiên có thể phát triển nhanh, thậm chí là thực hiện thử nghiệm phóng đầy đủ vào cuối năm nay vì chương trình SLBM được lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi sát. Tuy nhiên, do cần nhiều thử nghiệm thông thường và phóng tên lửa từ tàu ngầm thực sự vẫn là một vấn đề của Triều Tiên nên việc điều động SLBM còn cần nhiều năm nữa.
Một hạm đội tàu ngầm Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa đạn đạo được xem là ác mộng chiến lược đối với Mỹ cùng các đồng minh ở châu Á. Triều Tiên có thể tấn công hạt nhân từ những vị trí xa hơn hoặc đáp trả trong trường hợp xảy ra xung đột.
Những tàu ngầm này “phần nhiều mang tính đe dọa với khu vực”, Wit nói. Nếu Bình Nhưỡng điều tàu ngầm tới ven biển Mỹ, chúng sẽ dễ dàng bị phát hiện và xử lý bởi radar, vũ khí của tàu chống ngầm Mỹ. “Tôi sẽ không muốn ngồi trên một trong những chiếc tàu đó bởi tôi không nghĩ chúng có thể áp sát”.
Như Tâm
Theo VNE
Ác mộng với "bẫy giết người" từ thiên nhiên
Hơn 1 tuần sau trận động đất 7,9 độ richter lớn nhất trong vòng 80 năm qua tại Nepal, không chỉ người dân Nepal mà cả thế giới đều chưa hết sốc bởi sự tàn phá khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên.
Hôm qua, một quan chức thuộc Trung tâm cứu trợ khẩn cấp quốc gia Nepal (NEOC) cho biết, số người chết trong trận động đất đã tăng lên 7.040 người, số người bị thương đã vượt qua con số 14 nghìn. Còn theo đánh giá của Liên hợp quốc (LHQ), có tới 8 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Trong số đó, hơn 1,4 triệu người đang cần lương thực, thực phẩm, nước uống và chỗ ở.
Một lần nữa thế giới lại phải chứng kiến thảm cảnh như đã từng xảy ra sau cơn địa chấn năm 1934 từng san phẳng cả thủ đô Kathmandu của Nepal. Chính phủ Nepal cho biết, cho đến nay, việc giải quyết hàng trăm xác người được tìm thấy mỗi ngày cũng là một vấn đề lớn, khi các nhà xác đã hoạt động hết công suất. Người ta đã phải hỏa táng xác người ngay sau khi tìm thấy trước sự đau khổ của người thân.
Không chỉ người Nepal, hàng nghìn người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam hiện có mặt ở Nepal, cũng phải hứng chịu ảnh hưởng của trận động đất. Rất may, theo những thông tin mới nhất, đa số người Việt bị kẹt tại Nepal sau trận động đất đã an toàn ở Kathmandu. Cụ thể, ít nhất 35 người đang có mặt tại Kathmandu đã đến khách sạn Hyatt để chờ về Việt Nam bằng máy bay miễn phí do Công ty bảo hiểm AIG thuê.
Quay trở lại với trận động đất hôm 25-4, không khó khăn gì để giải thích nguyên nhân của thảm họa này. Cách đây 25 triệu năm, Ấn Độ từng là một hòn đảo nằm riêng biệt trên Ấn Độ Dương. Sau đó, hòn đảo này trôi dạt về phía đất liền và va chạm với lục địa Á Âu. Dưới dãy núi Himalaya, mảng lục địa Ấn Độ đang "lấn sân" mảng lục địa Á - Âu với tốc độ 1 mm mỗi tuần. Sự va đập nói trên đã tạo ra một lực khủng khiếp, góp phần hình thành dãy Himalaya hùng vĩ và cả những trận động đất cực mạnh.
Nằm ở nơi xảy ra sự va đập giữa hai mảng lục địa này, thảm họa động đất là điều được báo trước với Nepal. Nhìn lại quá khứ, chỉ tính riêng trong thế kỷ 20, các trận động đất đã giết chết hàng chục nghìn người ở Nepal. Một tuần trước khi trận động đất hôm 25-4 xảy ra, 50 nhà khoa học động đất từ khắp thế giới đã đến thủ đô Kathmandu để thảo luận biện pháp giúp Nepal có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với một trận động đất lớn. Tất cả đều thống nhất rằng, khu vực này chắc chắn sẽ phải đối mặt với động đất lớn. Tuy nhiên, Nepal chưa kịp làm gì thì thảm họa đã xảy ra.
Ai cũng biết động đất là vấn đề của tự nhiên, nhưng hậu quả của chúng lại có yếu tố do con người tạo ra. Bị bao bọc bởi các dãy núi cao, Kathmandu nằm trên một hồ nước cạn, với nền đất yếu. Khi động đất xảy ra, nền đất ở đây dao động như bột nhão, chẳng khác nào "cái bẫy" động đất. Trong khi đó ở Kathmandu cũng như các thành phố khác ở Nepal, hàng triệu người sống chen chúc trong những tòa nhà không đủ khả năng chống lại động đất. Chính vì thế khi thảm họa xảy ra, số người thiệt mạng là rất lớn.
Chuyên gia địa chất Jackson nhấn mạnh: "Không phải động đất mà các tòa nhà sụp đổ mới là hung thủ giết người. Nếu bạn sống ở một sa mạc phẳng thì động đất không thể giết bạn". Trên cơ sở đó, các nhà khoa học cho rằng, người dân Nepal phải biết cách "sống chung với nguy cơ động đất". Các biện pháp phòng ngừa là quan trọng và có lẽ, điều quan trọng là các công trình xây dựng phải trụ vững trước những đợt rung lắc mạnh của động đất, không biến chúng thành "những chiếc bẫy giết người".
Theo_An ninh thủ đô
Người Mỹ nhắc nhau tránh sai lầm Việt Nam Giới lãnh đạo Mỹ đã biết trước rằng cuộc chiến sẽ thất bại nhưng vẫn tiếp tục đưa lính Mỹ tới Việt Nam để đánh nhau và chết. Nhân dịp 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam (1975-2015), người Mỹ vẫn tiếp tục viết về đề tài này. Một trong những bài viết đáng chú ý mang tên "Ám ảnh ác mộng...