Triều Tiên chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm Australia – Mỹ
Triều Tiên cảnh báo thỏa thuận tàu ngầm của Australia với Mỹ và Anh sẽ khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á – Thái Bình Dương.
“Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không được mong đợi, sẽ làm đảo lộn cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân”, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong thông cáo đăng trên KCNA ngày 20/9.
“Điều này cho thấy Mỹ là thủ phạm chính xô đổ hệ thống cấm phổ biến vũ khí hạt nhân của thế giới”, thông cáo có đoạn.
Mỹ, Anh và Australia ngày 15/9 công bố thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS. Theo đó, Mỹ cùng Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia phát triển hạm đội tàu ngầm dùng năng lượng hạt nhân.
Cùng ngày, Triều Tiên thử hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu hỏa và Hàn Quốc thử loạt tên lửa mới, gồm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLMB). Triều Tiên cáo buộc Mỹ “lá mặt lá trái” khi chỉ trích vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa của họ, song làm ngơ trước việc Hàn Quốc thử SLMB.
(Từ dưới lên) Tàu ngầm USS Santa Fe của Mỹ di chuyển theo đội hình cùng tàu ngầm HMAS Collins, HMAS Farncomb, HMAS Dechaineux và HMAS Sheean của Australia tháng 2/2019. Ảnh: RAN .
Loạt vụ thử tên lửa và thỏa thuận quốc phòng ở châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá cho thấy một cuộc chạy đua vũ trang rõ rệt tại khu vực, trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt.
“Việc các nước láng giềng, bao gồm Trung Quốc, chỉ trích thỏa thuận AUKUS là điều hoàn toàn tự nhiên”, một quan chức ngoại giao Triều Tiên cho biết.
Video đang HOT
Liên minh quốc phòng Mỹ, Anh và Australia, được lập trên thỏa thuận AUKUS, được đánh giá là động thái của Tổng thống Joe Biden nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy.
Quan hệ giữa chính quyền Biden với Bình Nhưỡng có thay đổi so với thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng có một số cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
“Thái độ lá mặt lá trái của Mỹ ngày càng rõ nét hơn sau khi chính quyền mới làm xói mòn các quy tắc và trật tự quốc tế, vốn được chấp nhận rộng rãi, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của thế giới”, quan chức Triều Tiên cho biết.
Quan chức này khẳng định Triều Tiên chắc chắn sẽ đáp trả tương xứng, “nếu điều này tác động tiêu cực, dù chỉ một chút, đến an ninh của đất nước chúng tôi”.
Lần cuối Mỹ trao công nghệ hạt nhân cho đồng minh, Pháp từng đòi rời NATO
Vụ phản đối Washinton bán tàu ngầm hạt nhân cho Canberra không phải lần đầu tiên Paris lên tiếng lo ngại về việc người Mỹ chia sẻ công nghệ hạt nhân hoặc có quyền lực đối với năng lực hạt nhân của một quốc gia khác.
12 tàu ngầm trong hợp đồng mua sắm giữa Australia và Pháp đã được đóng tại Adelaide, song dự án này nhiều khả năng đã bị xoá bỏ. Ảnh minh hoạ: Navy Imagery Unit
Ngày 17/8, Pháp đã triệu hồi Đại sứ Mỹ và Australia tại nước này để phản đối hiệp ước quốc phòng ba bên mới giữa Mỹ, Anh và Australia, dẫn đến việc Canberra huỷ thoả thuận mua tàu ngầm của Paris để chuyển sang tàu ngầm hạt nhân của Washington. Thế nhưng đây không phải vụ tranh cãi đầu tiên giữa Pháp và các đồng minh về vũ khí hạt nhân.
Bộ ba nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Australia vừa thông báo thành lập liên minh an ninh AUKUS hôm 15/9 nhằm tăng cường sức mạnh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bị gạt ngoài hiệp ước trên, Ngoại trường Pháp Minister Jean-Yves Le Drian giận dữ lên án động thái này như một "cú đâm sau lưng".
Clement Beaune, Bộ trưởng Bộ các vấn đề châu Âu của Pháp nói: "Tôi không rõ chúng ta có thể tin tưởng các đối tác Australia thế nào nữa" , đồng thời cho rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho những đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Australia và Liên minh châu Âu (EU).
Như là một kết quả của thoả thuận mới, Australia đã huỷ hợp đồng trị giá 90 tỷ USD với Tập đoàn Hải quân Pháp để mua loạt tàu nhầm lớp Barracuda chạy bằng dầu diesel. Thay vào đó, Australia sẽ xây dựng tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân riêng, giống phiên bản được cấp phép của Mỹ hoặc Anh.
Vì Australia không có chương trình hạt nhân dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả đối với các nhà máy điện hạt nhân, quốc gia châu Đại Dương này cần được trao hoặc mượn công nghệ đó. Đó là sự thay đổi to lớn trong cán cân quyền lực, vì cả tàu ngầm của Mỹ và Anh đều được chạy bằng chất urani cấp vũ khí (hàm lượng từ 85% trở lên). Tuy nhiên, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định đất nước ông không tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Theo Đài Sputnik, đây không phải lần đầu Paris lên tiếng lo ngại về việc người Mỹ chia sẻ công nghệ hạt nhân hoặc có quyền lực đối với năng lực hạt nhân của một quốc gia khác. Hồi thập niên 1960, Paris từng doạ rút khỏi Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để phản đối động thái của Washington.
Khủng hoảng Skybolt
Những năm đầu Chiến tranh Lạnh, phương pháp chủ yếu để tấn công mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân là máy bay ném bom hạng nặng thả bom trọng lực từ trên cao. Tại thời điểm đó tên lửa đã được phát triển nhưng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn toàn cầu và "người anh em" tên lửa đạn đạo (SLBM) phóng từ tàu ngầm vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và hầu hết các quốc gia chưa sở hữu chúng.
Tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Douglas GAM-87/AGM-48 Skybolt (ALBM). Ảnh: Wikipedia
Không có khả năng cất giấu hàng loạt ICBM trên đất liền, thay vào đó, Anh lại hướng tới việc hoàn thiện các tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM) cho máy bay ném bom Vulcan để bắn vũ khí hạt nhân vào Liên Xô và các đồng minh. Tuy nhiên, vì những nỗ lực trong chương trình Blue Steel không mang lại một vũ khí hữu ích, nên London đã tìm mua tên lửa Skybolt do Mỹ thiết kế, có tầm bắn xa hơn nhiều, làm nền tảng để đặt toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Khi chi phí cho chương trình Skybolt tăng lên, chính quyền Tổng thống John F. Kennedy ở Washington trở nên hoài nghi về Skybolt, đồng thời nhận thấy các SLBM Polaris mới tốt hơn về mọi mặt. Một số nhân vật chính quyền trung ương cũng tỏ ra nghi ngờ về giá trị của kho vũ khí hạt nhân riêng biệt của Anh và liệu nó có phải là một tài sản trong cuộc đọ sức chiến lược với Liên Xô hay không. Nhiều người không tin tưởng London sẽ hành xử một cách có trách nhiệm với vũ khí hạt nhân sau cuộc Khủng hoảng Suez năm 1956 khi nước này tiến hành cùng với Paris và Tel Aviv mà Washington không hề hay biết.
"Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được 2,5 tỷ USD an ninh quốc gia từ chương trình Skybolt", Tổng thống Kennedy nói với một phóng viên vào tháng 12/1962.
Thậm chí thẳng thắn hơn, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson khi đó nhận xét rằng: "Nỗ lực của Anh để đóng một vai trò quyền lực riêng biệt - tức là một vai trò ngoài châu Âu, một vai trò dựa trên mối quan hệ đặc biệt với Mỹ, vai trò dựa trên việc trở thành người đứng đầu của một Khối thịnh vượng chung không có cấu trúc chính trị hoặc sự thống nhất hay sức mạnh và có mối quan hệ kinh tế mong manh và bấp bênh - sắp được phát huy".
Thái độ này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ở London, đe dọa làm sụp đổ chính phủ dưới thời Thủ tướng Anh Harold MacMillan. Sự kết thúc của chính quyền ông MacMillan sẽ là dấu chấm hết cho hy vọng gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) - một hiệp ước thương mại đang phát triển sau này đóng vai trò là cơ sở cho EU.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nhà lãnh đạo Mỹ và Anh đã gặp nhau tại Bahamas và đưa ra một thỏa thuận nhằm tạo ra lực lượng hạt nhân đa phương của NATO. Theo đó, đầu đạn của Anh sẽ được trang bị trên tên lửa Polaris của Mỹ và được đặt trên tàu ngầm lớp Resolution của Anh. Và London sẽ chỉ có thể sử dụng chúng riêng biệt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quốc gia. Do đó, quyền kiểm soát cuối cùng đối với các lực lượng hạt nhân của Anh do Washington nắm giữ chứ không phải London.
Sự phẫn nộ của Pháp
Năm sau đó, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle bỏ phiếu chống lại đơn xin gia nhập EEC của Anh, trích dẫn sự lệ thuận của Anh vào Mỹ. Chính trị gia này từ lâu đã nghi ngờ về nguyện vọng gia nhập của London, xem những lợi ích kinh tế của Anh và Pháp là "không tương thích" trong thời kỳ hậu chiến, đồng thời cho rằng Anh có sự thù địch sâu sắc với dự án EEC của châu Âu.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và Tổng thống Pháp Charles De Gaulle sau khi kết thúc cuộc hội đàm tại Điện Elysee, ngày 2/6/1961. Ảnh: John Fitzgerald Kennedy Library
Ông De Gaulle không chỉ thiếu tin tưởng về cam kết của Mỹ hay Anh đối với các lợi ích của Pháp. Ông cũng được cho là nghi ngờ toàn thể liên minh NATO, coi cấu trúc quân sự chung của khối này như một sự áp đặt đối với chủ quyền của Pháp. Là một cường quốc hạt nhân, ông De Gaulle yêu cầu Pháp có tiếng nói bình đẳng trong chiến lược liên minh, giống như Mỹ và Anh. Khi điều này bị bác bỏ, ông từng tuyên bố vào năm 1966 rằng Paris sẽ rút khỏi cơ cấu quân sự chung trên cũng như ra lệnh cho tất cả các lực lượng nước ngoài rời khỏi đất nước. Kết quả là, trụ sở của NATO ngày nay là ở Brussels, Bỉ.
Cùng năm đó, Tổng thống De Gaulle đã xung đột với các thành viên EEC khác về điều mà ông coi là xâm phạm nhiều hơn vào chủ quyền của Pháp. Ông cũng kêu gọi tẩy chay Ủy ban châu Âu trong vài tháng liên quan đến cái gọi là "cuộc khủng hoảng ghế trống" - giải pháp trao quyền phủ quyết đối với mọi nhà nước về những vấn đề được đánh giá là có lợi ích quốc gia lớn.
Paris không "ly hôn" hoàn toàn với NATO mà ký các cam kết quốc phòng riêng, trong đó có cam kết thống nhất với NATO trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Phải mất 43 năm vết rạn nứt này mới hoàn toàn lành lại. Pháp chỉ tái gia nhập cơ cấu chỉ huy chung dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy vào năm 2009, rất lâu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo Trident II ở Đại Tây Dương Ngày 18/9, Hải quân Mỹ thông báo đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Trident II ở Đại Tây Dương. Vụ phóng thử tên lửa Trident II từ tàu ngầm USS Maine ở ngoài khơi bờ biển San Diego, bang California, Mỹ ngày 12/2/2020. Ảnh tư liệu: The Sun/TTXVN Thông báo nêu rõ: "Ngày 17/9, Hải quân Mỹ đã tiến hành...