Triều Tiên cảnh báo mây bụi mang nCoV từ Trung Quốc
Truyền hình quốc gia Triều Tiên khuyến cáo người dân ở trong nhà để tránh đám mây bụi vàng từ Trung Quốc có thể “mang nCoV vào đất nước”.
Trong một chương trình dự báo thời tiết hôm 21/10, đài truyền hình quốc gia Triều Tiên cảnh báo trận bão cát từ nước láng giềng Trung Quốc ngày 22/10 có thể tạo thành đám mây bụi màu vàng đưa “nCoV, vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại” vào Triều Tiên.
Sau khi chương trình phát sóng, đường phố thủ đô Bình Nhưỡng trở nên vắng người. Một số nguồn tin cho hay những người phải ra ngoài đường thậm chí còn mặc áo mưa, dù trời không mưa.
Đài truyền hình Triều Tiên phát cảnh báo về đám mây bụi vàng hôm 21/10. Ảnh chụp màn hình: BBC
Triều Tiên tuyên bố tới nay không ghi nhận bất cứ ca nhiễm nCoV nào, sau khi áp dụng các biện pháp quyết liệt phòng chống Covid-19, bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước.
Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng hôm 22/10 đăng thông báo trên tài khoản Facebook, “khuyến nghị” mọi người hãy ở trong nhà.
Video đang HOT
“Như chúng tôi đã được thông báo, những biện pháp này được áp dụng bởi Covid-19 có thể xâm nhập lãnh thổ Triều Tiên cùng với những hạt bụi nhỏ màu vàng”, trích thông báo của đại sứ quán Nga.
Cơ quan này cho hay cảnh báo tương tự đã được gửi tới lãnh sự quán Nga ở Trùng Khánh, Trung Quốc và công nhân tại RasonConTrans, liên doanh khai thác than đá Nga – Triều nằm ở thành phố Rason, phía bắc Triều Tiên.
Theo Đài truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV), công nhân xây dựng bị cấm làm việc ngoài trời vào ngày 22/10. Lệnh cấm cũng áp dụng với các dự án xây dựng khẩn cấp, bao gồm các vùng bị bão lụt tàn phá tại một số địa phương ở Triều Tiên.
Giới chức Triều Tiên tin rằng nCoV có thể lây lan qua các đám mây bụi. Một bài viết đăng trên tờ Rodong Sinmun cho hay “dữ liệu cho thấy virus quái ác có thể lan truyền qua đường không khí, nên việc đối phó với hiện tượng bụi vàng một cách chủ động và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa triệt để càng trở nên cấp thiết”.
“Tất cả công nhân phải nhận thức rõ ràng mối nguy hiểm khi virus xâm nhập”, bài báo viết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho hay nCoV “không thể” di chuyển hàng nghìn km trong các đám bụi vàng khô. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nCoV có thể di chuyển trong không khí suốt nhiều giờ, nhưng khả năng lây nhiễm theo cách này cực kỳ hiếm. Virus chủ yếu lây lan qua hắt hơi, ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm.
Cơ hội của Trung Quốc nếu ông Biden đắc cử Tổng thống Mỹ
Trong cuộc tranh luận cuối cùng trước bầu cử Mỹ, ông Biden nhắc đến cách tiếp cận rất khác trong vấn đề Triều TIên và đó có thể là cơ hội để các đồng minh Mỹ và cả Trung Quốc xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn.
Ông Biden đến Trung Quốc khi còn là Phó Tổng thống Mỹ vào năm 2011.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền với những lời cảnh báo sắc lạnh nhằm vào Triều Tiên, gia tăng cấm vận và sau đó bất ngờ hạ nhiệt căng thẳng, gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Trong khi đó, ông Biden đã nhắc đến cách tiếp cận có phần quen thuộc hơn trong vấn đề Triều Tiên. Đó là tận dụng quan hệ của Mỹ với các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như hối thúc Trung Quốc tháo gỡ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
Trong cuộc tranh luận ngày 23.10 (giờ Việt Nam), ông Biden chỉ trích Tổng thống Trump trong vấn đề Triều Tiên.
"Ông Trump nói về mối quan hệ tốt với ông Kim. Ông Trump nói về những điều tốt đẹp trong khi Triều Tiên giờ đây có thể phóng tên lửa vươn đến lãnh thổ Mỹ một cách dễ dàng hơn", ông Biden nói. "Chúng ta cũng có mối quan hệ tốt với Hitler trước khi ông ta xâm lược châu Âu".
Ông Biden cũng chỉ trích cách ông Trump chấm dứt các cuộc tập trận cùng Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ với Hàn Quốc. Cựu phó Tổng thống Mỹ cũng không hài lòng với cách ông Trump gây sức ép lên đồng minh Nhật Bản.
Daniel Russel, người từng phụ trách vấn đề Đông Á trong chính quyền Obama, nói cách tiếp cận của ông Biden sẽ trái ngược với kiểu "bốc đồng, không nhất quán, cá nhân hóa cao và không hiệu quả của ông Trump".
"Ông Biden biết cách tận dụng nguồn lực trong đội ngũ an ninh quốc gia Mỹ", Russel nói. "Ông ấy sẽ siết chặt quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như cả đối thủ như Trung Quốc, dù rất khó".
Trung Quốc, quốc gia láng giềng có ảnh hưởng lớn đến Triều Tiên, có thể cảm thấy dễ dàng hợp tác với ông Biden hơn trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vì ông Biden "không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến Trung Quốc", Tong Zhao, chuyên gia về chính sách toàn cầu tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nói.
Ông Biden cũng nói rằng, bên cạnh việc tăng cường liên minh, ông cũng muốn hối thúc Bắc Kinh thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
"Bắc Kinh có thể coi đây là cơ hội khởi động lại quan hệ Mỹ-Trung", Zhao nói. "Để làm thay đổi quan hệ với Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ tập trung vào lĩnh vực mà hai nước có thể cùng hợp tác, trong vấn đề an ninh và hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên".
"Chính sách thực dụng hơn với Triều Tiên của ông Biden cũng có thể tạo cơ hội để Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực bắt đầu đối thoại thực chất, có chiều sâu, theo hướng phi hạt nhân hóa, hình thành một Triều Tiên hòa bình hơn, Zhao nói thêm.
Cuối cùng, dù ai đắc cử, tân Tổng thống Mỹ vẫn sẽ phải giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng ngày càng cụ thể hóa sức mạnh hạt nhân và tên lửa đạn đạo so với cách đây 4 năm.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên né tránh lệnh trừng phạt Một quan chức tư pháp cấp cao của Mỹ hôm 22/10 cáo buộc Trung Quốc giúp Triều Tiên rửa tiền từ các vụ trộm mạng nhằm gây quỹ trước các lệnh trừng phạt quốc tế. Tại một sự kiện ở Washington do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tổ chức, John Demers, Trợ lý Tổng chưởng lý về an ninh...