Triều Tiên cảnh báo “hủy diệt” nước Mỹ nếu chiến tranh nổ ra
Đại sứ quán Triều Tiên tại Nga cảnh báo Triều Tiên sẽ hủy diệt Mỹ trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một thông điệp vào đêm kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, đại sứ quán Triều Tiên cho rằng trong năm nay quân đội Mỹ đang tiến hành nhiều cuộc tập trận khác nhau ở Hàn Quốc, mục đích chính là triển khai lực lượng trên Bán đảo để nhanh chóng tấn công Triều Tiên. Đại sứ quán cũng cảnh báo rằng Triều Tiên sở hữu các tên lửa hạt nhân có thể trừng trị bất cứ ai “dám chống lại Triều Tiên.”
Trước đó vào hôm 12/06, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon tuyên bố quan hệ Mỹ – Triều Tiên đã trở nên vô vọng trong hai năm qua. Ngoại trưởng cho rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên “đang trở nên tồi tệ hơn từ ngày này sang ngày khác”. Theo ông, từ cuộc gặp đầu tiên của lãnh đạo Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm 2018, hy vọng đã phải nhường chỗ cho sự tuyệt vọng, “tia sáng lạc quan” về hòa bình và thịnh vượng đã chết dưới áp lực của “ác mộng bi quan”.
Putin viết báo về Thế chiến II gây tranh cãi lớn, vì sao?
Tạp chí National National Interest hy vọng rằng bài viết của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gây ra những cuộc tranh luận mới về Thế chiến II, Tổng biên tập của tạp chí, Jacob Heilbrunn, nói với Sputnik.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin viết bài về Thế chiến 2 đăng trên tạp chí Nationa Interest.
Bảo vệ sự thật lịch sử
Tổng thống Putin đã viết bài báo về Thế chiến II cho tạp chí National Interest của Mỹ liên quan đến Thế chiến 2. Bài báo có tựa đề "75 năm Chiến thắng Vĩ đại: trách nhiệm chung cho lịch sử và tương lai". Bài báo nói rằng việc các nước Baltic gia nhập vào Liên Xô theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được thực hiện với sự đồng ý của chính quyền các quốc gia này. Ông Putin nêu ra quan điểm của mình về Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân và nhận thức về nó trong thế giới hiện đại. Ông cũng kêu gọi các đối tác bảo vệ sự thật lịch sử dựa trên các sự kiện và thảo luận về các sự kiện trong quá khứ theo cách tự phê bình và không thiên vị.
Tổng thống Putin nói rằng, hệ thống được lập ra sau Chiến tranh thế giới II để ngăn chặn các cuộc xung đột lớn cần được bảo tồn và cải thiện.
"Đó là nghĩa vụ của chúng tôi - của tất cả những ai đã lĩnh trách nhiệm chính trị, mà trước hết là đại diện của các cường quốc chiến thắng trong Chiến tranh thế giới II - là đảm bảo để hệ thống này được bảo tồn và cải thiện", ông viết trong một bài báo dành cho tạp chí National Interest, phát hành hôm thứ Năm.
Theo Tổng thống Nga Putin, hệ thống quan hệ quốc tế được lập ra vào thời điểm đó là một trong những kết quả chính của Chiến tranh thế giới II.
"Ngày nay thế giới đang trải qua một thời kỳ khá nhiễu loạn. Mọi thứ đang biến đổi từ sự cân bằng lực lượng và ảnh hưởng trên thế giới đến các nền tảng xã hội, kinh tế và công nghệ của các xã hội, các quốc gia và thậm chí là cả các châu lục. Trong những thời đại trước đây, những biến chuyển có cường độ lớn đến như vậy hầu như không bao giờ xảy ra nếu không có xung đột quân sự quy mô lớn", ông Putin viết.
Những người lính trong Thế chiến 2.
Tuy nhiên, "nhờ sự sáng suốt và tầm nhìn xa của các nhân vật chính trị trọng yếu trong lực lượng đồng minh", đã lập ra được một hệ thống nhằm để hạn chế các hành động cực đoan như vậy, Tổng thống Nga lưu ý.
Theo ông, cuộc họp sắp tới của các nhà lãnh đạo "năm nước hạt nhân" sẽ giúp biểu dương ý chí chính trị và thảo luận về tương lai, như vào năm 1945.Người phát ngôn của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov, bình luận về bài báo, nói rằng điện Kremlin tập trung vào một nhà xuất bản tin cậy, được đọc bởi những người đáng kính và thông minh.
Bài báo sẽ gây tranh cãi
Bình luận về bài viết của Putin, Tổng biên tập của tạp chí NI, Jacob Heilbrunn cho rằng, bài báo đã trình bày cho khán giả phương Tây một góc nhìn Nga mà họ không mấy quen thuộc.
"Bài báo sẽ gây tranh cãi về nguồn gốc của Thế chiến II, và chúng tôi, bằng việc xuất bản nó, hy vọng sẽ khởi xướng nhiều cuộc tranh luận về quá khứ và hiện tại. Tôi không nghĩ rằng cuộc tranh luận này đã kết thúc. Có lẽ nó sẽ không bao giờ kết thúc. Điều này chỉ gây ra một vòng tranh luận mới về những con người và hành động của họ trong những năm 1930. Nó khuyến khích mọi người nghĩ về điều đó một lần nữa", ông nói thêm.
Những người lính Liên Xô trong Thế chiến 2.
"Cuộc tranh luận lịch sử này là vĩnh cửu và tôi hy vọng rằng sẽ có những cuộc tranh luận nghiêm túc sôi nổi, bao gồm cả những cuộc tranh luận mà chúng ta có khả năng có thể xuất bản", nhà biên tập cho biết.
Một trong những người có phản ứng gay gắt về bài báo của ông Putin là Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu. Ông Urmas Reinsalu cho rằng những tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về các nước Baltic trong Liên Xô, được công bố trong bài viết của ông về Thế chiến II, là sai sự thật.
Theo ông Reinsalu, Nga "tiếp tục đưa ra một câu chuyện lịch sử sai lầm", khi nói rằng các nước Baltic gia nhập Liên Xô trên cơ sở thỏa thuận và với sự đồng ý của các đại diện dân cử, và điều này phù hợp với luật pháp quốc tế và trong nước thời đó.
"Những tuyên bố này là giả dối từ đầu đến cuối, và tôi lên án chúng", Ngoại trưởng viết trên Facebook.
Trump nói hồi ký của Bolton 'hư cấu' Trump bác bỏ thông tin trong hồi ký sắp phát hành của cựu cố vấn an ninh quốc gia Bolton, gọi cuốn sách là "hoàn toàn hư cấu". Trong bài đăng Twitter hôm 17/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là "cún con ốm yếu" và cuốn hồi ký sắp ra mắt của ông...