Triều Tiên cảnh báo chạy đua vũ trang hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS
Sau khi Mỹ và Anh đồng ý chia sẻ công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Australia, Triều Tiên đã cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đồng thời cam kết có hành động phản ứng nếu thỏa thuận này có tác động xấu tới an ninh của mình.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) trong cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh, ngày 13/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20/9 dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao cho hay: “Đây là những hành động cực kỳ nguy hiểm và không được mong đợi, sẽ tác động xấu tới cân bằng chiến lược trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và kích hoạt chạy đua vũ trang hạt nhân”.
Bình luận của Triều Tiên cũng tương tự với phản ứng của Trung Quốc tuần trước khi nước này chỉ trích động thái của Mỹ, Anh và Australia là châm ngòi chạy đua vũ trang.
Trong khi đó, chính quyền Mỹ đang vất vả xoa dịu cơn giận của Pháp về việc Australia bất ngờ hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá nhiều tỉ USD với Pháp để sử dụng công nghệ Mỹ.
Quan chức Triều Tiên cũng cáo buộc Mỹ vi phạm cơ chế không phổ biến hạt nhân quốc tế. Triều Tiên rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003 và từ đó đã xây dựng năng lực vũ khí hạt nhân, phát triển tên lửa riêng.
Theo KCNA, tình hình hiện nay một lần nữa cho thấy không được lơ là dù chỉ một chút trong tăng cường năng lực quốc phòng về lâu dài.
Trước đó, Australia ngày 16/9 cho biết sẽ tìm cách phát triển 8 tàu ngầm hạt nhân, sau khi nước này cùng Mỹ và Anh công bố thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi AUKUS, ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo quy định của AUKUS, Washington và London sẽ cung cấp cho Canberra công nghệ và năng lực triển khai các tàu ngầm hạt nhân. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết các tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide với sự hợp tác chặt chẽ của Mỹ và Anh, đồng thời khẳng định Australia sẽ không trang bị vũ khí hạt nhân và sẽ tiếp tục tuân thủ tất cả các nghĩa vụ không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Giới chức Mỹ nhấn mạnh các tàu ngầm trên sẽ không được triển khai với vũ khí hạt nhân, song sẽ cho phép Hải quân Australia hoạt động yên tĩnh hơn, trong thời gian dài hơn, cùng khả năng răn đe trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh: “Tất cả chúng ta đều nhận thấy sự cấp thiết của yêu cầu đảm bảo hòa bình và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong dài hạn”. Thủ tướng Anh Boris Johnson coi đây là một quyết định quan trọng đối với Australia để có được công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Theo người đứng đầu Chính phủ Anh, đây sẽ là một trong những dự án phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất trên thế giới.
Ngay sau khi AUKUS được công bố, Thủ tướng Australia Morrison xác nhận nước này sẽ chấm dứt thỏa thuận tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD với Pháp. Nhà thầu quốc phòng Naval Group của Pháp đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định trên của Australia bởi tuyên bố của Thủ tướng Morrison có nguy cơ làm tiêu tan hợp đồng trị giá hàng tỷ euro của Naval Group với Australia về việc đóng mới 12 tàu ngầm tối tân thuộc lớp Attack.
Giới phân tích cho rằng AUKUS mà Mỹ, Anh và Australia vừa công bố có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Australia và Trung Quốc. Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã chỉ trích AUKUS, đồng thời cho rằng Washington, London và Canberra nên “từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh và định kiến về ý thức hệ”.
5 tháng Biden đưa Mỹ trở lại vị thế 'anh cả' toàn cầu
Chuyên gia nhận định cam kết đưa Mỹ trở lại của Biden không phải là lời nói suông, khi thiện cảm dành cho Washington tăng vọt trong gần nửa năm qua.
"Mỹ đang trở lại vai trò lãnh đạo thế giới cùng với những quốc gia chia sẻ những lợi ích sâu sắc nhất với chúng tôi", Tổng thống Joe Biden nói tại buổi họp báo kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 13/6. "Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt được một số thành tựu trong việc lấy lại sự tín nhiệm từ những người bạn thân thiết nhất với Mỹ".
Biden có cơ sở để nói về những thành tích Mỹ đạt được trên con đường trở lại vai trò "anh cả" thế giới. Kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hôm 10/6 cho thấy niềm tin của các nước đối với Tổng thống Mỹ đã tăng vọt dưới thời Biden, từ mức thấp kỷ lục trong nhiệm kỳ của cựu tổng thống Donald Trump.
Trong số 12 quốc gia được khảo sát ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ năm 2020 và 2021, trung bình 75% người được hỏi bày tỏ tin tưởng Biden "làm điều đúng đắn trong các vấn đề quốc tế", cao hơn 4 lần so với tỷ lệ 17% dành cho Trump vào năm ngoái. 62% người tham gia cũng cho biết họ có thiện cảm với Mỹ hiện tại, trong khi vào cuối nhiệm kỳ Trump, con số này là 34%.
"Cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của Pew cho thấy hình ảnh của Mỹ đã được cải thiện nhiều trong 5 tháng đầu tiên của chính quyền Biden, so với toàn bộ nhiệm kỳ của chính quyền Trump", Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của trung tâm nghiên cứu chính sách toàn cầu RAND Corporation của Mỹ, chia sẻ với VnExpress .
Grossman thêm rằng dù khảo sát không nhất thiết phản ánh quan điểm của toàn thế giới về Mỹ, nó vẫn là "điều đáng khích lệ" về sự thay đổi của hình ảnh của Washington trong mắt bạn bè quốc tế.
Tổng thống Joe Biden (giữa) và các lãnh đạo G7 tại Cornwall, Anh hôm 11/6. Ảnh: Bloomberg.
Khảo sát của Pew được công bố ngay khi Biden đặt chân tới Anh trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Biden đã gặp lãnh đạo nhóm G7 ở Cornwall, sau đó dự hội nghị thượng đỉnh NATO và hội đàm với lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, trước khi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chuyến thăm của Biden được cho là đã để lại nhiều ấn tượng với những người ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương.
Charles R Hankla, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia ở Atlanta, nói với VnExpress rằng Tổng thống Biden đã gửi thông điệp tới các nước khác, đặc biệt là tại hội nghị G7 gần đây, cho thấy Mỹ một lần nữa "sẵn sàng tham gia cùng và lãnh đạo thế giới".
"Hầu hết đồng minh của Mỹ đều rất hài lòng với thông điệp này, vì cách tiếp cận gay gắt của Trump trước đây đã gây ra nhiều bất ổn trong chính trị quốc tế", ông Hankla nói.
Alexandra de Hoop Scheffer, người đứng đầu Quỹ Marshall Đức ở Paris và là cựu cố vấn ngoại giao Pháp về Mỹ, cho rằng lời tuyên bố "Mỹ trở lại" của Tổng thống Biden thực sự có ý nghĩa đối với châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Không chỉ nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương, ông chủ Nhà Trắng còn cố gắng thể hiện vai trò của Mỹ trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu. Cuối tháng 4, Nhà Trắng thông báo chia sẻ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho các nước. Chưa đầy một tháng sau, ngày 17/5, Washington tuyên bố tặng thêm 20 triệu liều Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson, ba loại được cấp phép sử dụng ở Mỹ.
Ngày 10/6, Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ tặng thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer cho gần 100 quốc gia có thu nhập thấp. Ông nói kế hoạch mới được xem như "bước đi mang tính chất lịch sử" để chung tay với thế giới đẩy lùi đại dịch Covid-19. Cho đến nay, đây là cũng là số lượng vaccine lớn nhất mà một quốc gia chia sẻ cho thế giới.
"Đất nước chúng tôi sẽ trở thành kho vaccine cho phần còn lại của thế giới", Biden nói tháng trước.
Giới chuyên gia nhận định những động thái của chính quyền Biden cho thấy Washington nghiêm túc với những cam kết trở lại trung tâm sân khấu quốc tế.
Bên cạnh những nỗ lực cải thiện mối quan hệ với quốc tế, một trong những điều được cho giúp lấy lại niềm tin của thế giới với Mỹ là chính quyền Biden đã kiểm soát tốt đại dịch và tiêm chủng thành công trong nước.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 34 triệu ca nhiễm và hơn 600.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát. Tuy nhiên, tình hình dịch ở Mỹ đã được cải thiện rất nhiều, từ mức kỷ lục hơn 250.000 ca nhiễm mới, số ca nhiễm trung bình 7 ngày qua chỉ hơn 12.000. Số ca tử vong trung bình cũng ở mức 312, thấp hơn nhiều với đỉnh điểm hơn 3.000 trường hợp hồi tháng 1.
Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ ngày một cao. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết 13 bang Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 50% dân số, 14 bang đạt mục tiêu tiêm ít nhất một mũi cho 70% người trưởng thành. 44,1% dân số Mỹ (khoảng 146,5 triệu người) đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo CNN .
"Cho đến nay, Biden ít nhất có thể nói rằng đại dịch ở Mỹ đang giảm dưới sự giám sát của ông và đây là một trong những thành tựu quan trọng", nhà phân tích Grossman nói.
Tuy nhiên, giới quan sát đều đồng tình rằng con đường đưa Mỹ trở lại của chính quyền Biden còn rất nhiều thách thức ở phía trước, như phục hồi kinh tế sau đại dịch, chống biến đổi khí hậu và đặc biệt là mối quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc. Mối quan hệ Mỹ - Trung gần đây tiếp tục căng thẳng về hàng loạt vấn đề, từ điều tra nguồn gốc Covid-19, Hong Kong, Biển Đông, hay Tân Cương.
"Những gì Washington làm trong những năm tới sẽ tác động đáng kể đến việc liệu Mỹ có thể vượt mặt Trung Quốc trong cạnh tranh hay không. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tình bế tắc mang tính đảng phái ở Washington sẽ khiến Mỹ khó thành công trong mục tiêu này", Grossman nhận định.
Phó giáo sư Hankla tin rằng Biden đang đạt được nhiều thành công sau gần nửa năm nắm quyền, nhưng Mỹ chưa thể nhanh chóng lấy lại được vị thế như trước. "Sẽ mất thêm một thời gian để thế giới cảm thấy tin tưởng trở lại vào sự ổn định và vai trò lãnh đạo của Mỹ", ông nói.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Khởi động kế hoạch 'Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn' Trong ngày làm việc thứ hai tại Cornwall (Anh) 12/6, các nhà lãnh đạo Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã ủng hộ kế hoạch toàn cầu mới xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia nghèo hơn, cung cấp quan hệ đối tác "định hướng giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch". Các...