Triều Tiên bổ nhiệm lại Bộ trưởng Quốc phòng thời nồng ấm quan hệ với Mỹ-Hàn
Quốc hội CHDCND Triều Tiên đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng và bổ nhiệm các vị trí mới trong chính quyền, gồm chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 9.10 đưa tin Hội đồng Nhân dân Tối cao (quốc hội) đã phê chuẩn việc bổ nhiệm chức Bộ trưởng Quốc phòng và các thành viên nội các khác.
Theo đó, ông No Kwang-chol được tái bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay cho ông Kang Sun-nam. Ông Ri Man-su được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kiểm soát xây dựng nhà nước và ông Kim Song-bin trở thành Chủ tịch Ủy ban nhà nước về Khoa học và Công nghệ.
Lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo có thể dùng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công
Ông No Kwang-chol từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 6.2018 đến tháng 12.2019. Giai đoạn nói trên là thời kỳ Triều Tiên theo đuổi chính sách đối thoại trong quan hệ với Hàn Quốc và Mỹ.
Trong giai đoạn này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có 3 cuộc hội đàm thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in và 2 cuộc với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump.
Ông No Kwang-chol (bìa phải)
ẢNH: BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Ông No Kwang-chol tháp tùng nhà lãnh đạo trong các chuyến đi sang Singapore vào năm 2018 và Việt Nam năm 2019 cho các cuộc hội đàm với lãnh đạo Mỹ.
Kỳ họp thứ 11 của quốc hội Triều Tiên khóa 14 khai mạc vào ngày 7.10 tại Bình Nhưỡng. Trong hai ngày qua, quốc hội Triều Tiên đã nhất trí sửa đổi và bổ sung hiến pháp xã hội chủ nghĩa, gồm việc điều chỉnh độ tuổi lao động và tham gia bầu cử. Các luật về công nghiệp nhẹ, kinh tế đối ngoại và kiểm soát chất lượng cũng được xem xét để thông qua tại kỳ họp.
Trong một diễn biến khác, quân đội Triều Tiên ngày 9.10 thông báo sẽ cắt đứt mọi tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc, gia cố các khu vực giới tuyến.
Động thái này là sự đáp trả đối với các cuộc tập trận của Hàn Quốc và những chuyến thăm thường xuyên của các hệ thống hạt nhân chiến lược của Mỹ đến khu vực. Trong tuyên bố được KCNA đăng tải, Triều Tiên gọi Hàn Quốc là “nhà nước thù địch chính và là kẻ thù chính bất biến”.
Hàn Quốc chưa bình luận gì về động thái trên.
Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể thử hạt nhân gần thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Wonsik cho biết Triều Tiên có thể đang cân nhắc một vụ thử hạt nhân gần thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để nâng cao vị thế của nước này.
Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn ngày 14/1/2024. Ảnh: KCNA/TTXVN
Theo hãng tin Bloomberg, cảnh báo trên đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên được cho là đang triển khai các đầu đạn mới có khả năng tấn công Mỹ và các đồng minh của nước này ở châu Á.
Ông Shin cũng cho biết Seoul sẽ ký thỏa thuận với Nhật Bản và Mỹ để chuẩn hóa quy trình theo dõi tên lửa phóng từ Triều Tiên. Ông đã đến Tokyo để ký thoả thuận với Mỹ và Nhật bản nhằm đảm bảo lợi ích trong hợp tác an ninh, bao gồm đẩy mạnh tập trận chung.
"Triều Tiên đã hoàn tất công tác chuẩn bị để tiến hành thử hạt nhân khi có quyết định. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng thời điểm quyết định đó diễn ra ngay trước hoặc sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để tăng đòn bẩy chống lại Washington", ông Shin nói.
Lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên diễn ra hồi tháng 9/2017. Theo các chuyên gia, đây được xem là quả bom nguyên tử mạnh nhất của nước này cho đến nay với sức công phá ước tính từ 120-250 kiloton.
Trong báo cáo được công bố tháng 1/2023, Viện Phân tích Quốc phòng Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul ước tính Triều Tiên đang sở hữu khoảng 80 đến 90 đầu đạn hạt nhân. Nước này đang hướng tới mục tiêu sở hữu từ 100 đến 300 đầu đạn trong dài hạn.
Ông Shin cho biết Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu chia sẻ dữ liệu thời gian thực về các vụ phóng tên lửa kể từ tháng 12 và đã đưa ra các quy trình vận hành tiêu chuẩn để chia sẻ thông tin.
Chuyến thăm Nhật Bản của ông Shin là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc tới quốc gia Đông Á trong 15 năm qua. Hợp tác giữa Tokyo và Seoul đã phát triển sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhậm chức cách đây khoảng 2 năm và nỗ lực hàn gắn mối quan hệ từng rạn nứt do các vấn đề lịch sử.
Điều này dẫn đến việc Chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường hợp tác ba bên, giúp các quốc gia châu Á xích lại gần nhau hơn về các vấn đề an ninh. Mỹ đã triển khai hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai quốc gia.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, ông Shin đã hoan nghênh mối quan hệ được cải thiện và cho biết điều này vì lợi ích của cả hai quốc gia.
Về phần mình, Triều Tiên đã nhiều lần chỉ trích mối quan hệ hợp tác Mỹ - Nhật - Hàn, cũng như các cuộc tập trận chung giữa các bên, cáo buộc đây là động thái khiêu khích.
Nga, Belarus, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên tăng cường đối thoại cấp cao Sự gia tăng công khai về số lượng và tần suất của những cuộc gặp giữa những nước trên là đáng chú ý, thể hiện sự tăng cường đối thoại giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy hợp tác quân sự và chính trị của họ trong cuộc cạnh tranh và đối đầu với phương Tây. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc...