Triệu con tim hướng về Đại hội
Những ngày này, nhân dân cả nước hướng về thủ đô Hà Nội, nơi đang diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hàng triệu con tim từ mọi miền đất nước đang đặt trọn niềm tin và sự kỳ vọng vào thành công của Đại hội XIII, đại hội của sự đổi mới và phát triển.
TP. Long Xuyên cờ hoa rực rỡ chào mừng sự kiện trọng đại của đất nước
Tại An Giang, quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính yêu, không khí hân hoan chào đón Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng hiện diện trên khắp mọi nơi. Hòa chung không khí tưng bừng chào mừng đại hội, từ trung tâm thành phố đến khắp các ngã đường đều rực rỡ sắc màu của cờ Đảng, cờ Tổ quốc, pa-nô, khẩu hiệu, biểu ngữ. Đại hội Đảng nhiệm kỳ này gần Tết Nguyên đán năm 2021 nên khí thế mừng Đảng – mừng Xuân càng tươi vui, nhộn nhịp, phấn khởi hơn. Ai cũng tin tưởng, mong muốn đại hội lần này sẽ có nhiều đổi mới, đột phá.
Đảng viên Nguyễn Văn Hiệp (ngụ phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên) chia sẻ: “Mấy ngày nay, tôi đều đón xem các chương trình thời sự để nghe về công tác chuẩn bị, diễn biến, những thông tin liên quan đến Đại hội XIII của Đảng. Tôi mong và tin tưởng rằng các đại biểu sẽ sáng suốt bầu chọn ra Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ mới, nhất là những chức danh chủ chốt của Đảng và nhà nước là những đồng chí có tâm, có tầm, năng lực, bản lĩnh chính trị để lãnh đạo đất nước có những bước tiến nhanh, vững chắc trong thời gian tới. Tôi kỳ vọng và tin tưởng sau đại hội, Đảng, nhà nước ta sẽ có thêm nhiều chương trình hành động thiết thực mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước”.
Với phương châm: “Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25-1 đến 2-2-2021 tại thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, là dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước. Tham dự đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước (tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc).
Video đang HOT
Trong đó, đại biểu đương nhiên chiếm tỷ lệ 12,04%; 87,02% đại biểu được bầu tại các Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương; 0,95% đại biểu chỉ định; 13,99% đại biểu nữ; 11,03% đại biểu là người dân tộc thiểu số… Tham dự đại hội còn có đại biểu khách mời là các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước, các đại sứ, đại diện các nước và trưởng đại diện các tổ chức quốc tế trong đoàn ngoại giao tại Hà Nội, đại diện mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu…
Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa định hướng tương lai, từ đó tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước. Công tác chuẩn bị đại hội được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm, lãnh, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao. Các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản, chu đáo, qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện; quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; trên cơ sở phát huy tối đa dân chủ, sự chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng bộ các cấp…
Các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng là sự kết hợp trí tuệ và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, thể hiện những quan điểm, chủ trương, phương hướng lớn, cho thấy tầm nhìn, tư duy chiến lược của Đảng, khát vọng phát triển của dân tộc và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong hơn 1 tuần làm việc, bên cạnh công tác bầu cử nhân sự nhiệm kỳ 2021-2026, đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hy vọng đại hội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng đề ra những mục tiêu, giải pháp mang tính đột phá, đưa ra những quyết sách đúng đắn, xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; lãnh đạo đất nước vững vàng vượt qua thách thức, sớm đạt mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tin tưởng rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự kiện trọng đại của đất nước sẽ thành công tốt đẹp.
Hôm nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp trù bị
1.587 đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ trước khi tiến hành phiên họp trù bị tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ 25/1-2/2/2021 với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển".
Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc.
Theo chương trình Đại hội, trong sáng nay (25/1), Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ XIII vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Tiếp đó, Đại hội tiến hành phiên họp trù bị tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội) để hoàn tất công tác chuẩn bị cần thiết cho phiên khai mạc sẽ diễn ra long trọng vào sáng mai 26/1.
Trung tâm Hội nghị Quốc gia - nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Đại hội XIII được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đất nước trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Đại hội sẽ thảo luận và thông qua các báo cáo, gồm: Báo cáo chính trị - văn kiện trung tâm; tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011- 2020, xây dựng chiến lược giai đoạn 2021-2030; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ 2021-2025; tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
Dự thảo Văn kiện đề ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao...
Báo cáo chính trị lần này có chủ đề: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Đại hội sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.
Trong 1.587 đại biểu dự Đại hội XIII, đại biểu đương nhiên chiếm tỷ lệ 12,04%; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm tỉ lệ 87,02%; đại biểu chỉ định chiếm tỉ lệ 0,95%; đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 13,99%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 11,03%; đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang chiếm tỷ lệ 0,19%; đại biểu là Nhà giáo ưu tú chiếm tỷ lệ 0,82%; đại biểu là Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú chiếm tỷ lệ 0,95%.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại biểu là giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 4,47%; tiến sĩ chiếm tỷ lệ 12,54%; thạc sĩ chiếm tỷ lệ 54,69%; đại học chiếm tỷ lệ 32,77%.
Về trình độ lý luận chính trị: Đại biểu có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp chiếm tỷ lệ 99,49%; Trung cấp chiếm tỷ lệ 0,38%; Sơ cấp chiếm tỷ lệ 0,13%.
Về độ tuổi, đại biểu dưới 40 tuổi chiếm 3,59%, trên 70 tuổi chiếm 0,19%, độ tuổi trung bình của đại biểu dự Đại hội là 52,18 tuổi, đại biểu cao tuổi nhất là 77 tuổi, đại biểu thấp tuổi nhất là 34 tuổi./.
Động lực phát triển, bảo vệ Tổ quốc Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, phát triển văn hóa - xây dựng con người được Đảng ta đặc biệt chú ý. Nhờ đó, các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế...