Triệu chứng đau ruột thừa, nguyên nhân và cách chữa trị
Triệu chứng đau ruột thừa là cảnh báo ruột thừa đang gặp phải một vài vấn đề, thông thường dễ gặp nhất là tình trạng viêm ruột thừa. Nếu không kịp thời nhận chữa trị, điều trị thì có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
1. Tình trạng đau ruột thừa là gì?
Ở trong cơ thể, ruột thừa là một bộ phận có dạng hình túi, nhỏ như ngón tay cái và nằm về phía dưới bên phải của phần bụng. Ruột thừa có một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng, đây là đoạn đầu tiên của ruột già.
Khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa, các chất thải đến ruột già sẽ tích tụ lại, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả của quá trình này sẽ gây ra bệnh lý bị viêm ruột thừa, triệu chứng đau ruột thừa điển hình. Đây là nguyên nhân viêm ruột thừa.
Thực chất viêm ruột thừa không phải loại bệnh hiếm gặp mà có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đối với con người khi gây những ảnh hưởng gần như tới mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân bị đau ruột thừa do ruột thừa bị tắc nghẽn, do phân, dị vật hoặc ung thư. Sự tắc nghẽn này sẽ để lại hậu quả làm viêm nhiễm đường ruột thừa bị phù nề, tăng tiết dịch để đáp ứng với bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào trong cơ thể. Khi tắc nghẽn, vi khuẩn sẽ nhanh chóng nhân lên, ruột thừa bị viêm, phù nề, ứ dịch tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
2. Triệu chứng đau ruột thừa
Thường các dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa không quá rõ ràng, đặc biệt đối với giai đoạn đầu tiên của bệnh. Vì thế, dấu hiệu đau ruột thừa cần được nhận biết chính xác, nhanh chóng vì chúng mang ý nghĩa trong việc kịp thời hỗ trợ bệnh nhân và người bệnh có thể được điều trị kịp thời, hiệu quả.
2.1. Đau bụng
Đau bụng dưới bên phải, hố chậu phải là triệu chứng đau ruột thừa điển hình. Cơn đau có thể bắt đầu ở nhiều vị trí khác nhau ở trong ổ bụng kéo dài từ 1 đến 3 giờ sau khu trú về hố chậu phải. Dấu hiệu đau ruột thừa đau âm ỉ, liên tục và tăng dần. Độ nặng của cơn đau sẽ tăng lên trong vòng 24 giờ.
Tình trạng đau ruột thừa xuất hiện do các thể khác: Khi bị viêm ruột thừa sau mạnh tràng. Triệu chứng đau ruột thừa này gây cho người bệnh cảm giác bị đau vùng thắt lưng phải, sau đó lan xuống hông và đùi phải do kích thích thần kinh hông to.
Đau bụng có thể là triệu chứng đau ruột thừa – Ảnh Internet
Viêm ruột thừa còn ở một số vị trí khác: Các hoạt động của người bệnh khi bị viêm ruột thừa đều sẽ chịu ảnh hưởng bị gián đoạn vì đối với các cử động nhỏ lên vùng bụng có thể khiến người đau ruột thừa bị đau dữ dội như hành động hắt hơi, đi bộ, bê đồ,…
Đối với những trường hợp có cảm giác đau như vậy người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị, giúp hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Video đang HOT
Lưu ý rằng viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, khi được phát hiện sớm việc điều trị sẽ dễ dàng, nếu để phát hiện quá muộn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
2.2. Thường xuyên đi tiểu
Việc thường xuyên đi tiểu và có cảm giác đau bàng quang cũng là cảnh báo hiện tượng đau ruột thừa đang tiến triển ở mức độ nghiêm trọng.
Nguyên nhân bị đau ruột thừa xảy ra do tình trạng viêm, nhiễm trùng từ ruột thừa gây ảnh hưởng lên quá trình bài tiết bình thường của cơ thể. Khi tình trạng này xảy ra, có thể kéo dài và gây nguy hiểm nếu không nhận được điều trị kịp thời.
2.3. Xuất hiện cảm giác bụng cồn cào, kèm nôn ói kéo dài
Nếu cơ thể xuất hiện cảm giác bụng cồn cào, bị nôn ói, đau bụng hay tiêu chảy,… Đây có thể là biểu hiện của các dạng bệnh lý rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng viêm ruột thừa.
Lúc này, ngoài việc bệnh nhân phải chịu đựng triệu chứng đau ruột thừa thì còn phải đối mặt với các hậu quả từ tiêu hóa như gây suy nhược cơ thể, ốm yếu hoặc xanh xao.
2.4. Hiện tượng sốt và run
Hiện tượng sốt, run, cảm giác bị ớn lạnh xuất hiện là khi bệnh nhân bị viêm ruột thừa.
Nguyên nhân viêm ruột thừa bắt nguồn từ tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể. Khi đó, cơ thể phản ứng lại với tình trạng viêm, do đó chúng gây ra cảm giác bị đau đớn cục bộ hoặc toàn thân như: sốt, run, ớn lạnh.
Khi bị viêm ruột thừa sẽ khiến con người có cảm giác đau đớn cục bộ hoặc toàn thân và biểu hiện ra bên ngoài như sốt, run, cảm giác bị ớn lạnh,… – Ảnh Internet
2.5. Khi người bệnh chán ăn
Đối với những người khi gặp phải các vấn đề về tiêu hóa thường không muốn bổ sung bất kỳ loại thực phẩm nào vào cơ thể dù người bệnh cần được cung cấp đủ năng lượng để duy trì sự sống.
Những người bị bệnh lý viêm ruột thừa, khi cơn đau và nỗi ám ảnh do nôn ói kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm giác sợ hãi, lo lắng mỗi khi có ý định ăn uống.
2.6. Dấu hiệu đau ruột thừa xảy ra khi thành bụng có cứng
Triệu chứng đau ruột thừa đi kèm những cơn đau ở vùng dưới bên phải thì tình trạng co cứng thành bụng được xem là một trong những triệu chứng đau ruột thừa của bệnh viêm ruột thừa.
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, việc đau ruột thừa bên trái hay bên phải thường khiến người bệnh bị nhầm lẫn với tình trạng đau dạ dày xảy ra. Vì thế để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh có phải đau ruột thừa, viêm ruột thừa hay không thì người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang bụng và ngực, chụp CT khi có nghi ngờ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bệnh học,…
Tuy nhiên, khi cơn đau kéo dài liên tục, nhiều giờ, kèm theo các triệu chứng như sốt, nôn ói, tiêu chảy thì người bệnh cần được chở đến bệnh viên ngay lập tức để thăm khám chính xác, tránh cho tình trạng bệnh tình trở nên nặng hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
3. Điều trị đau ruột thừa
Sau khi kiểm tra, nhận chuẩn đoán thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc tư vấn và điều trị viêm ruột thừa cho người bệnh.
Thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa là một phương pháp phổ biến và cũng gần như là duy nhất để điều trị đau ruột thừa. Do tình trạng viêm ruột thừa có thể khiến bục ruột thừa, đây là tình trạng được xếp vào loại khẩn cấp và cần nhận phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thực hiện phẫu thuật nội soi để điều trị viêm ruột thừa – Ảnh Internet
Có nhiều phương pháp có thể phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa như mổ nội soi, đây là phương pháp được áp dụng nhiều vì tính thẩm mỹ và độ hồi phục sau khi thực hiện phẫu thuật cũng nhanh hơn so với cách mổ thông thường.
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định bù nước, nâng đỡ cơ thể, sử dụng một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh giúp chống viêm, nhiễm trùng.
Chăm sóc người bị ruột thừa sau khi phẫu thuật cần lưu ý:
- Nếu người bệnh nôn không kiểm soát.
- Tình trạng đau ruột thừa diễn ra nghiêm trọng hơn.
- Khi xuất hiện dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt và có cảm giác không tỉnh táo.
- Nôn hoặc tiểu ra máu.
- Đối với vết mổ bị đau, xuất hiện mủ, sưng tấy.
- Nếu người bệnh sốt bất thường.
Sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị đau ruột thừa rồi người bệnh vẫn gặp phải các triệu chứng trên thì người bệnh cần lập tức được đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, thực hiện chuẩn đoán và phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này để điều trị kịp thời.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thể nhận biết được đau ruột thừa bên nào và đưa ra hướng điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Con trai 11 tuổi đau dữ dội ở "bộ phận dưới", bố mẹ tá hỏa khi đưa đi khám
Cậu bé bị đau đớn suốt một tuần nhưng không dám nói với bố mẹ vì sợ bị mắng, đến khi không thể chịu được nữa mới nói ra và lập tức được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Một bé trai 11 tuổi sống tại thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã phải chịu đau suốt một tuần mà không dám nói với bố mẹ sau khi nhét 20 viên bi từ tính vào "của quý".
Theo truyền thông địa phương đưa tin, bé trai này vì tò mò nên đã thử nhét viên bi đồ chơi, vốn là nam châm từ tính vào "bộ phận dưới" của mình. Sau đó, cậu bé liên tục bị đau dữ dội trong suốt một tuần. Những viên bi từ tính đã gây viêm nhiễm, khiến cậu bé bị đi tiểu thường xuyên, vô cùng đau đớn và tiểu ra máu. Vì sợ bị bố mẹ trách mắng, cậu bé này đã chịu đựng suốt một tuần mà không dám nói với ai.
Bé trai 11 tuổi nhét 20 viên bi từ tính vào "bộ phận dưới".
Chỉ đến khi không thể chịu đựng được cơn đau nữa, bé trai mới nói với bố mẹ mình. Ngay lập tức, cặp vợ chồng đưa con trai tới Bệnh viện Trẻ em Đông Hoản để cấp cứu. Tại đây, bác sĩ Li Honghui đã tiếp nhận ca bệnh này. Ông cho biết, bố mẹ của bé trai hoàn toàn không biết gì về tình trạng bệnh của con mình.
Sau một hồi siêu âm và kiểm tra, bác sĩ Li Honghui xác nhận bé trai có 20 viên bi từ tính bên trong bàng quang, gây viêm đau. Bác sĩ Li đã thực hiện nội soi bàng quang, nhờ đó xác định được những viên bi đã bị rỉ sét trong cơ thể cậu bé 11 tuổi.
Bác sĩ Li Honghui thuộc Bệnh viện Trẻ em Đông Hoản.
Bác sĩ Li cho biết, niệu đạo của cậu bé quá hẹp nên có thể sẽ bị tổn thương nếu lấy những viên bi ra. Ông nói: "Chúng tôi không thể loại bỏ chuỗi 20 viên bi từ tính thông qua nội soi bàng quang, do đó chúng tôi đã quyết định thay thế bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu".
20 viên bi đã được loại bỏ khỏi cơ thể cậu bé.
May thay, cuộc phẫu thuật diễn ra thành công và 20 viên bi từ tính đã được loại bỏ khỏi cơ thể cậu bé. Bác sĩ Li nói thêm: "Khi lớn lên, trẻ em thường tò mò về cơ thể của chúng. Việc đưa các vật thể lạ vào niệu đạo, chúng tôi thường gặp ở các bé trai thuộc 2 độ tuổi: từ 5-6 tuổi vàtừ 10-13 tuổi". Bác sĩ Li lưu ý thêm rằng, trẻ em thường không dám nói với bố mẹ khi có chuyện vì sợ bị mắng, do đó khi thấy con cái có biểu hiện thường xuyên đi tiểu, đau rát khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu, các bậc phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y tế kiểm tra ngay.
Chỉ cần dựa vào 3 dấu hiệu "siêu nhỏ" này khi đi tiểu, chị em hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh ung thư bàng quang nguy hiểm Không cách nào điều trị bệnh tốt hơn bằng việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu đầu tiên, nhất là với bệnh nan y như ung thư thì điều này lại càng quan trọng. Ung thư không phải là căn bệnh xa lạ gì với chúng ta, nhưng để hiểu nguyên nhân gây bệnh và phát hiện sớm dấu hiệu...