Triệt phá mạng lưới tội phạm công nghệ xuyên châu Âu
Cảnh sát Pháp và Hà Lan đã bắt giữ hàng chục đối tượng sau khi xâm nhập vào hệ thống mạng của EncroChat qua đó đọc được hàng triệu tin nhắn trao đổi của các đối tượng tình nghi.
(Nguồn: Depositphotos.com)
Cảnh sát Pháp và Hà Lan vừa đánh sập một mạng điện thoại mã hóa thường được các băng nhóm tội phạm có tổ chức trên khắp châu Âu sử dụng cho việc thực hiện các vụ ám sát và buôn bán hàng cấm quy mô lớn.
Video đang HOT
Phát biểu họp báo tại trụ sở của Eurojust – cơ quan tư pháp EU tại La Haye (Hà Lan) ngày 2/7, cảnh sát Pháp và Hà Lan cho biết đã bắt giữ hàng chục đối tượng sau khi xâm nhập vào hệ thống mạng của EncroChat – hãng chuyên bán điện thoại bảo mật cho các nhóm tội phạm có tổ chức, qua đó đọc được hàng triệu tin nhắn trao đổi của các đối tượng tình nghi.
Trước đó, hồi tháng Sáu vừa qua, EncroChat đã gửi tin nhắn cảnh báo người dùng ngừng sử dụng các thiết bị điện thoại mã hóa này do máy chủ đã bị các cơ quan chính phủ tịch thu.
Trong khi đó, trong tuyên bố chung, Eurojust và Tổ chức Cảnh sát Hình sự châu Âu (Europol) nêu rõ vụ tấn công mạng điện thoại EncroChat giúp làm “gián đoạn các hoạt động tội phạm, trong đó có các vụ tấn công bạo lực, tham nhũng, âm mưu ám sát và vận chuyển hàng cấm quy mô lớn.”
Cũng tại cuộc họp báo, người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Lan thông báo lực lượng chức năng nước này đã đột kích 19 cơ sở sản xuất hàng cấm , thu giữ hàng nghìn kg hàng cấm , bắt giữ hơn 100 đối tượng liên quan.
Trong số các đối tượng bị bắt giữ phục vụ điều tra có 2 đối tượng vận chuyển hàng cấm bị truy nã./.
Chiến tranh công nghệ Mỹ Trung nguy hiểm hơn cả Covid-19
Covid-19 đang càn quét trên toàn cầu, song nguy cơ thiệt hại vì thương chiến công nghệ Mỹ - Trung mới khiến Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc "tỉnh dậy trong đêm".
"Khi hai con voi nhảy múa, khó có thể đứng bên ngoài mà không bị tác động", Jrg Wuttke - Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc ví von.
Trung Quốc bắt đầu khôi phục sau đại dịch Covid-19 (xuất phát từ thành phố Vũ Hán cuối năm 2019 trước khi lan rộng trên toàn cầu, khiến hơn 8,3 triệu người bị nhiễm bệnh), nhưng nỗi lo về làn sóng dịch thứ hai đang tăng lên khi Bắc Kinh phát hiện nhiều ca nhiễm mới tuần trước.
Dù vậy, ông Wuttke cho rằng Covid-19 là thách thức có thể xử lý, các doanh nghiệp châu Âu đang "mò mẫm trong bóng tối" vì sự bất ổn mà virus mang lại. Tuy nhiên, việc bị mắc kẹt giữa làn đạn của Mỹ và Trung Quốc mới là mối nguy lâu dài.
Ông nhận xét chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cụ thể là chiến tranh công nghệ, dẫn tới chiến tranh tài chính, có thể kéo dài hơn, gây tổn hại nhiều hơn và rõ ràng mang đến sự bất ổn khổng lồ. "Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào bán dẫn Mỹ. Chúng ta cũng có thị trường lớn tại đây (Trung Quốc). Lo ngại cuối cùng tất nhiên là khi Mỹ hay Trung Quốc quay sang ta và hỏi "các anh có một lựa chọn: đi theo hay chống lại chúng tôi""?
Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại từ tháng 5/2019 vì nguy cơ an ninh quốc gia. Mới đây, Thư ký Thương mại Wilbur Ross cho biết những nguy cơ này vẫn còn đó, đặc biệt về 5G. Quyết định của Mỹ về cơ bản cấm doanh nghiệp trong nước kinh doanh với Huawei và làm leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Wuttke cho biết bất chấp nhiều năm vận động hành lang, các doanh nghiệp châu Âu vẫn phải đối mặt với sân chơi không công bằng tại Trung Quốc trong các lĩnh vực mới nổi như 5G. Chẳng hạn, Ericsson có thể ý hợp đồng tại Trung Đông, châu Phi, châu Á, châu Âu nhưng không thể cạnh tranh tại Trung Quốc.
Hành trình lần theo tội phạm khét tiếng của Facebook Facebook từng cử riêng một nhân viên chỉ theo dõi tên tội phạm mà họ cho là nguy hiểm nhất trên nền tảng này trong hai năm. Một người đàn ông bí ẩn ở California đã tấn công và đe dọa hàng chục cô gái trẻ thông qua các ứng dụng chat, email và Facebook trong suốt nhiều năm, cho tới năm 2017....