Triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện thế nào trong Luật Giáo dục (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội 14 đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Về triết lý giáo dục, một trong những nội dung được dư luận quan tâm, các chuyên gia bàn thảo rất nhiều trước khi dự thảo Luật được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có giải trình cụ thể.
Có ý kiến đề nghị cần đúc kết, chắt lọc để quy định một điều về triết lý giáo dục với những giá trị phổ quát nhất; làm rõ tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong triết lý giáo dục Việt Nam.
Ảnh minh họa: Đỗ Thơm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, trong dự thảo Luât, triết lý giáo dục Việt Nam đã được thể hiện qua mục tiêu “phát triển toàn diện con người Việt Nam” (Điều 2); qua tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa: nhân dân, dân tôc, khoa hoc va hiên đai (Điều 3); qua nội dung, phương pháp giáo dục và chính sách phát triển giáo dục được thể hiện xuyên suốt trong toàn Luật.
Về tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, dự thảo Luật đã thể hiện trong Muc Giao duc thương xuyên va cac điêu khoan liên quan.
Video đang HOT
Tiêp thu y kiên đai biêu Quốc hội, đê lam ro hơn muc tiêu giao duc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đa chỉnh lý lại Điêu 2 như quy định của dư thao Luât.
Cụ thể, Luật Giáo dục (sửa đổi) ghi: Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net.vn
4 "bài toán" lớn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặt ra cho các chuyên gia về học tập suốt đời
Tại Hội nghị Á - Âu về "Học tập suốt đời và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đặt ra 4 "bài toán" lớn cho các chuyên gia.
Theo đó, bài toán đầu tiên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đặt ra trong Hội nghị Á - Âu về "Học tập suốt đời và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030" là việc chỉnh sửa lại Luật Giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc chỉnh sửa Luật Giáo dục để trở thành một hành lang pháp lý, thể chế tốt sẽ khuyến khích mọi người tham gia. Việc chỉnh sửa Luật Giáo dục sẽ giúp hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam mở linh hoạt để cho mọi người, mọi đối tượng được liên thông với nhau, đặc biệt là liên thông ngang giữa chương trình chính quy với không chính quy.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
"Việc lồng ghép ra sao, nội dung đào tạo thế nào, phương pháp giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy ra sao... rất cần thiết. Trong xã hội hiện đại, việc tích lũy kiến thức theo tín chỉ không chỉ là cách học truyền thống trước đây mà còn lồng ghép những hình thức đào tạo từ xa. Chúng tôi đang triển khai sâu rộng, đẩy mạnh học ngoại ngữ và công nghệ thông tin không chỉ với học sinh Việt Nam mà rộng ra là công dân Việt Nam để tiếp cận các công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục "- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Vấn đề thứ hai được người đứng đầu ngành Giáo dục quan tâm là nội dung chương trình. Theo đó, việc giáo dục từ xa rất đa dạng. Việc xây dựng chương trình cho các phương thức giáo dục từ xa và cung cấp dịch vụ thuận lợi cho mọi người tham gia cần được xem xét. Đây là vấn đề cần thảo luận kỹ để tăng ứng dụng và hấp dẫn cho việc học.
"Chúng tôi có thiết chế trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, gia đình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập... Chúng tôi đã và đang xây dựng tiêu chí đánh giá để mọi người hoàn thiện hơn. Nhưng chúng tôi rất cần tư vấn các thiết chế về cách tổ chức hình thức giáo dục suốt đời làm sao cho linh hoạt, hiệu quả, tránh hình thức" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Vấn đề thứ ba được Bộ trưởng Nhạ đặt ra cho Hội nghị là đánh giá kế hoạch. Người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, để làm được việc này cần phải dựa vào tiêu chí. Cụ thể, việc đánh giá số giờ mà người dân Việt Nam học tập suốt đời cần phải có chỉ tiêu.
"Chúng ta không đo được số giờ người lớn đi học thì khó đánh giá được xã hội học tập hay cộng đồng học tập. Chúng tôi muốn được nghe và cao hơn là tiếp nhận chuyển giao khung đánh giá để từ có thể triển khai phù hợp với Việt Nam"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Vấn đề cuối cùng là công nhận tín chỉ và tiến tới tích lũy tín chỉ ấy phục vụ cho học tập. Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, đây là vấn đề quan trọng cần làm rõ ràng chứ không phải chung chung đặc biệt là đối với Việt Nam. Việc công nhận tín chỉ và tiến tới tích lũy tín chỉ để tạo động lực cho những người muốn tích lũy hệ thống tín chỉ, được công nhận thông qua các văn bằng.
"Mặc dù trong thực tế đã triển khai nhưng đây là nội dung rất mới nên ngành Giáo dục chưa có chính sách đủ, thích hợp để mọi người tham gia"- người đứng đầu Bộ Giáo dục cho hay. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đây là những vấn đề rất quan trọng và là cũng được xem như là "đề bài" để những chuyên gia tham dự Hội nghị "Học tập suốt đời và mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030" hỗ trợ. Thông qua Hội nghị, Bộ trưởng Nhạ hy vọng sẽ tạo ra được một hệ thống tư vấn trợ giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai chính sách.
Bạch Dương
Theo toquoc
Hào hứng trải nghiệm "lớp học hạnh phúc" tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear Đến hẹn lại lên, nhằm trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết trước khi vào lớp 1 cho các bé trong độ tuổi từ 5-6, sáng ngày 16/3 vừa qua, CLB hành trang "Go with me" đợt 2 đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Sự kiện thu hút sự...