Triết lý của Trần Mạn về cái đẹp
Trước khi vấp phải làn sóng gây tranh cãi ở Trung Quốc, Trần Mạn chụp ảnh cho nhiều sao quốc tế, giám đốc sáng tạo của hàng loạt tạp chí lớn.
Theo SCMP, Trần Mạn – người phụ nữ đứng sau bức ảnh gây tranh cãi của Dior gần đây – là nhiếp ảnh gia đương đại, nghệ sĩ thị giác và giám đốc sáng tạo cho nhiều nhãn hàng lớn. Cô gây ấn tượng mạnh với những tác phẩm có phong cách đặc biệt và siêu thực.
Tuy nhiên, sự táo bạo của Trần Mạn đôi lúc bị phản ứng. Bức ảnh mô tả phụ nữ châu Á mắt một mí, làn da ngăm đen, nhiều tàn nhang nằm trong bộ ảnh Ngạo mạn và rụt rè của Dior gần đây bị người dân Trung Quốc chỉ trích.
Ban đầu, bức ảnh được trưng bày tại triển lãm Lady Dior ở trung tâm nghệ thuật West Bund, Thượng Hải. Hiện tại, tác phẩm bị loại bỏ sau làn sóng chỉ trích.
Trần Mạn là chủ nhân bức ảnh về phụ nữ Trung Quốc gây tranh cãi. Ảnh: @chenman.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới
Trước khi gây tranh cãi với tác phẩm về người châu Á, người phụ nữ 41 tuổi có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Trần Mạn tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương – một trong những trường nghệ thuật danh giá nhất Trung Quốc.
Ở tuổi 23, cô bắt đầu phụ trách trang bìa cho tạp chí nghệ thuật Vision của Trung Quốc. Từ tác phẩm đầu tay, phong cách khác biệt của Trần Mạn “làm mưa làm gió” trong giới thời trang.
Sau khi nổi tiếng, Trần Mạn được các tạp chí lớn mời làm giám đốc sáng tạo, thực hiện trang bìa cho Vogue, Harpers Bazaar và Elle. Nhiếp ảnh gia đồng thời làm việc với các thương hiệu cao cấp, gần đây là Dior.
Tác phẩm của Trần Mạn luôn vấp phải sự phản đối của người theo đuổi nghệ thuật truyền thống. Ảnh: @chenman.
Những tác phẩm nghệ thuật của Trần Mạn được trưng bày ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, từ Paris, London, Los Angeles đến Tokyo.
Video đang HOT
Theo SCMP, cô đồng thời là nhiếp ảnh gia nổi tiếng, chụp ảnh cho người nổi tiếng từ Âu sang Á, trong đó có David Beckham, Tom Holland và Phạm Băng Băng…
Sau 18 năm hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, Trần Mạn hiện làm chủ studio chụp ảnh và quay phim cao cấp ở Bắc Kinh. Studio 6 là lựa chọn của nhiều người nổi tiếng.
Ngoài lĩnh vực nhiếp ảnh, Trần Mạn mở rộng tài năng và trở thành người đứng sau những chiến dịch lớn của Dior, Guess, Mercedes-Benz, Volkswagen, Adidas, Converse, Puma, Budweiser, Maybelline…
Theo Celebsagewiki, Trầm Mạn có khối tài sản ròng ước tính khoảng 5 triệu USD. Số tiền trên đến từ việc thành công trong lĩnh vực nhiếp ảnh và giám đốc sáng tạo.
Trần Mạn đã kết hôn và có hai con. Chồng cô là Raphael Ming Cooper – doanh nhân người Mỹ, đồng sáng lập thương hiệu Society Skateboards. Theo SCMP, vợ chồng Trần Mạn là người thường xuyên làm từ thiện, nhiều lần ủng hộ tổ chức Game Rangers International.
Nhiếp ảnh đương đại pha trộn photoshop và hiệu ứng 3D Max
Nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật nhưng không ít lần Trần Mạn vướng vào tranh cãi.
Nghệ sĩ 41 tuổi theo đuổi phong cách nhiếp ảnh đương đại pha trộn photoshop và hiệu ứng 3D Max. Điều đó làm dấy lên làn sóng tranh cãi, chủ yếu đến từ người theo đuổi nghệ thuật truyền thống.
Theo SCMP, bức ảnh được trưng bày tại triển lãm Lady Dior thể hiện rõ triết lý nghệ thuật của Trần Mạn. Nhiếp ảnh gia 41 tuổi thường nhờ sự trợ giúp của công nghệ, trí tuệ nhân tạo để thể hiện trong tác phẩm.
Trong cuộc phỏng vấn của CNN, nhiếp ảnh gia nói: “Mối quan hệ giữa công nghệ và thẩm mỹ giống sự tương quan giữa khoa học và triết học. Chúng gắn liền trong thế giới lý tưởng. Để đạt được sự cân bằng, nghệ sĩ phải thành thạo cả hai, kết hợp giữa nghệ thuật và kỹ năng trong quá trình sáng tạo”.
Theo lời Trần Mạn, định nghĩa về cái đẹp thay đổi theo thời gian. Xã hội phát triển, sự phổ biến của Internet và mạng xã hội làm thời trang trở nên toàn cầu hóa và dễ tiếp cận hơn. Vì vậy, Trần Mạn cho rằng không có tiêu chuẩn cụ thể cho sắc đẹp.
Trần Mạn chụp ảnh cho David Beckham, Tom Holland. Ảnh: @chenman.
“Tôi hy vọng mọi người trở nên tốt hơn khi giao tiếp bằng trái tim. Chúng tôi tập trung nhiều vào nội dung, không phải hình dạng bên ngoài. Tôi muốn mọi người tiếp thu văn hóa truyền thống của Trung Quốc để giữ cuộc sống và thiên nhiên hài hòa. Chúng ta cần tìm cân bằng trong sự đa dạng, giống bản giao hưởng vậy”, Trần Mạn nói thêm.
Với những người ủng hộ, họ ca ngợi Trần Mạn phá vỡ định kiến tiêu chuẩn sắc đẹp điển hình ở Trung Quốc thông qua bộ ảnh Ngạo mạn và rụt rè. Cô không chọn những cô gái có nước da trắng sứ, đôi mắt to tròn, thay vào đó là người phụ nữ da ngăm đen và tàn nhang.
Với phe phản đối, tác phẩm trưng bày tại triển lãm Lady Dior của Trần Mạn bị đánh giá là bôi nhọ hình ảnh phụ nữ châu Á, tô đậm định kiến kỳ thị phương Đông trong mắt các quốc gia phương Tây.
Bài báo đăng trên China Women’s News cho rằng cô gái trong bức ảnh có đôi mắt ma quái, khuôn mặt u ám và hộ giáp nhà Thanh, không đề cao tính nghệ thuật.
Cuối cùng, Dior chọn cách loại bỏ bức ảnh khỏi triển lãm sau những chỉ trích.
Trước bức ảnh gây tranh cãi tại triển lãm Lady Dior, Trần Mạn là một phần của chiến dịch Phụ nữ phi thường của thương hiệu Piaget. Chiến dịch có sự tham gia của Constance Wu (sao Con nhà siêu giàu châu Á) và Gong Hyo Jin (Khi hoa trà nở) và nhiều phụ nữ đa dạng màu da, ngành nghề.
Theo Harpers Bazaar, chiến dịch do Trần Mạn thực hiện nhằm mục đích tôn vinh, trao quyền cho những phụ nữ có thành tích cao trong lĩnh vực của họ.
Vì sao túi Dior, Louis Vuitton còn có thể đắt hơn?
Các thương hiệu xa xỉ như Dior, Hermès hay Louis Vuitton có thể định giá sản phẩm của họ đắt hơn nhiều lần hiện nay.
Từ trước đến nay, rất nhiều thương hiệu xa xỉ dường như đã mắc phải sai lầm. Họ giới hạn giá trị dựa trên mặt bằng chung và quên đi những yếu tố quan trọng như câu chuyện phía sau sản phẩm.
Giá thấp không phải lúc nào cũng hấp dẫn
"Nhiều thương hiệu xa xỉ đang đánh giá thấp tiềm năng định giá của họ. Những sản phẩm hiếm, khác biệt sẽ khó định giá hơn. Chúng tôi không thể ước tính có bao nhiêu thương hiệu đang định giá sai. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy đa số đều mắc sai lầm về giá đáng kể", Daniel Langer của SCMP viết.
Langer cho biết gần đây, anh có cuộc trao đổi với giám đốc điều hành của một thương hiệu thời trang cao cấp. Người này thừa nhận hối tiếc khi đặt giá quá thấp cho các sản phẩm của mình.
"Chúng tôi nghĩ giá vậy là đủ đắt rồi", vị giám đốc này chia sẻ.
Một số thương hiệu hối tiếc vì để giá quá rẻ. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, khách hàng của họ không nghĩ vậy. Với mức giá thương hiệu kia đưa ra, khách hàng nghĩ thương hiệu này "quá rẻ" so với những gì họ nhận được. Nếu có cơ hội làm lại, vị giám đốc khẳng định mình sẽ tăng giá gấp đôi.
Theo Langer, câu tuyên bố đó không xuất phát từ sự tuyệt vọng hay lòng tham của vị giám đốc. Cây viết này nhận định việc định giá thấp đã cản trở sự thành công của thương hiệu. Nó khiến thương hiệu thiếu hụt chi phí hoạt động, đầu tư cần thiết để tăng giá trị của họ.
"Khi giám đốc thương hiệu xa xỉ nói muốn tăng giá gấp đôi sau những gì anh ta trả qua, các thương hiệu khác nên lắng nghe. Khả năng cao họ cũng định giá sai", Langer viết.
Hậu quả của việc định giá thấp thương hiệu là rất lớn. Theo Langer, giá cả đại diện cho giá trị thương hiệu. Người tiêu dùng có thể cảm thấy mức giá không phù hợp với giá trị. Từ đó, mức độ ưa chuộng của thương hiệu bị giảm.
"Dù các thương hiệu vẫn bán được hàng, họ đã có thể kiếm lời nhiều hơn nếu định giá phù hợp", Langer chia sẻ.
Định giá thương hiệu thế nào?
Theo SCMP , định giá thương hiệu dựa trên giá thành sản phẩm cộng với biên lợi nhuận. Các thương hiệu thường quên mất giá trị được tạo ra nhờ câu chuyện của họ. Câu chuyện này sẽ thúc đẩy giá trị sang trọng gia tăng (ALV).
"Giá trị dựa trên câu chuyện này rất quan trọng với những thương hiệu cao cấp. Khi muốn tạo ra giá trị cao nhất cho mình, thương hiệu cần làm điều đó thông qua câu chuyện của họ và những trải nghiệm đặc biệt", Langer nhấn mạnh.
Giá trị sang trọng là điều cần hướng đến với các thương hiệu xa xỉ. Ảnh: Bloomberg.
Cây viết của SCMP nhận xét nhiều thương hiệu thực sự không để ý đến vấn đề này. Giá cả của một số thương hiệu đắt nhất thậm chí vẫn còn... quá rẻ. Nếu nhân con số này lên trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ, bạn có thể tưởng tượng ra khối lợi nhuận họ đã bỏ lỡ.
Langer nói thêm: "Sai lầm về giá cả và việc thiếu trải nghiệm xa xỉ là lý do hàng đầu khiến thương hiệu hoạt động kém hiệu quả. Tôi đã nhận ra điều này khi quan sát ngành công nghiệp xa xỉ".
Thực chất, việc tìm đúng giá trị này không đơn giản. Nếu định giá một sản phẩm hàng ngày, công việc sẽ tương đối dễ dàng. Ví dụ bánh mỳ, nước, áo phông giá rẻ... đều có giá tham khảo sẵn. Có những mức giá tham chiếu trong đầu óc của khách hàng để giới hạn số tiền họ bỏ ra cho chúng.
Với sản phẩm xa xỉ thì sao?
Giá trị của một sản phẩm sang trọng không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm khác. Ví dụ, chiếc túi Louis Vuitton phiên bản giới hạn có giá tới 20.000 USD. Chiếc túi nhập khẩu cùng chức năng của thương hiệu khác chỉ có giá khoảng 100 USD.
Việc định giá các sản phẩm xa xỉ không thể bị ảnh hưởng bởi một món đồ cùng chức năng. Ảnh: @kyliejenner.
Tương tự, bản phối giữa Nike Air Jordan và Dior đem đến đôi giày thể thao có giá 2.000 USD. Một đôi Nike Air Jordan thường chỉ có giá 180 USD. Hiện tại, giá của phiên bản đặc biệt kia còn bị đẩy tới 20.000 USD trên Stoxx hay Sothebys .
Với hai ví dụ đơn giản trên, Langer kết luận hàng hóa xa xỉ có thể được thổi phồng giá rất cao dựa trên câu chuyện phía sau. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu xa xỉ lại bỏ qua điều này. Họ xây dựng thương hiệu kiểu đại chúng, bắt chước cách định giá và khuyến mại của nhãn hàng khác.
Nhiếp ảnh gia đứng sau bức ảnh bị chê xấu của Dior là ai? Nữ nhiếp ảnh gia thực hiện bức ảnh gây tranh cãi của nhà mốt Dior là Trần Mạn - người có tên tuổi trong làng nhiếp ảnh Trung Quốc. Mới đây, một bức hình của nhiếp ảnh gia Trần Mạn chụp cho hãng thời trang Dior được trưng bày tại triển lãm Art N Dior ở Thượng Hải đã nhận về nhiều ý...