Triển vọng ứng dụng công nghệ 5G đối với các doanh nghiệp Malaysia
Theo Giám đốc Choo Tzer Maan thuộc tập đoàn công nghệ ELMLAB Malaysia, sau khi triển khai mạng di động thế hệ thứ 5 (5G), các ngành công nghiệp của Malaysia đang bắt đầu chuyển dịch.
Triển vọng ứng dụng công nghệ 5G đối với các doanh nghiệp Malaysia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Sau khi Chính phủ Malaysia hoàn thành 33,2% mục tiêu cung cấp mạng 5G tại các khu vực đông dân cư trong năm 2022, việc triển khai rộng rãi hơn các mô hình kinh doanh hỗ trợ 5G đang dần bắt đầu. Do đó, các doanh nghiệp đang chuẩn bị cho nhiều thay đổi chắc chắn sẽ tiếp diễn sau sự bùng nổ của 5G, ví dụ như thay đổi nhu cầu của khách hàng và thích ứng với các quy trình hiện đại hơn.
Việc triển khai này sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt với mục tiêu quốc gia là cung cấp dịch vụ 5G cho càng nhiều người dùng và doanh nghiệp càng tốt trong thời gian ngắn nhất. Điều đó cho phép Malaysia đạt được tham vọng của chính phủ về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (IR4.0) và bắt kịp các công ty cùng ngành trong khu vực.
IR4.0 giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua tính liên kết đồng bộ giữa con người và máy móc, minh bạch thông tin và các hệ thống vật lý không gian mạng tự đưa ra quyết định và thực hiện các nhiệm vụ một cách tự chủ.
Như vậy, IR4.0 phụ thuộc nhiều vào tính liên kết và tự động hóa thông minh. Một phần của giai đoạn thay đổi công nghiệp này là sự tích hợp của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI). Mạng lưới sản xuất và cung ứng toàn cầu đang tích cực chuyển đổi từ các hoạt động truyền thống sang công nghệ thông minh hiện đại như giao tiếp giữa máy-máy (M2M) quy mô lớn và Internet vạn vật (IoT).
Video đang HOT
Do 5G đóng vai trò quan trọng trong đẩy nhanh triển khai các công nghệ này, việc đảm bảo sử dụng và áp dụng 5G một cách hiệu quả vào cơ sở hạ tầng hiện tại là rất quan trọng. Điều đó cho phép tăng cường các giải pháp dựa trên các công nghệ như xe tự lái, tăng cường an ninh mạng và tăng năng suất lực lượng lao động nhờ kỹ thuật số, củng cố sự sẵn sàng của địa phương để sử dụng 5G trên quy mô lớn hơn trong tương lai.
Các nhà khai thác mạng di động trên thế giới hiện đang trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G công cộng. Ở hầu hết các nước phát triển, phạm vi phủ sóng vẫn còn rời rạc, với các nhà khai thác tập trung vào các thành phố lớn và các khu vực có nhu cầu cao. Các khoản đầu tư công 5G, đặc biệt là ở Malaysia, tập trung vào các trường hợp sử dụng Băng thông rộng Di động (eMBB) nâng cao.
Các nhà mạng vẫn đang tìm cách chuyển người dùng điện thoại thông minh hiện tại và mới sang mạng 5G, đồng thời cạnh tranh với các nhà cung cấp băng thông rộng cố định bằng cách cung cấp kết nối 5G ở các khu vực nhà ở và nơi làm việc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không phải chờ cấu hình cơ sở hạ tầng công cộng trước khi có thể bắt đầu hưởng lợi từ mạng 5G. Nhiều người sớm áp dụng công nghệ này dự kiến sẽ sử dụng các mạng riêng, cài đặt các trạm gốc 5G riêng trong các nhà máy và khu công nghiệp. Mạng 5G riêng mang lại một số lợi ích hấp dẫn cho các tổ chức. Công nghệ này hứa hẹn cải thiện hiệu suất trong các môi trường chứa đầy các vật thể kim loại và nhiễu tần số vô tuyến, thậm chí cung cấp các tùy chọn điều khiển mạng mới quan trọng.
Bằng cách sử dụng khả năng chia mạng của 5G, chủ sở hữu có thể tinh chỉnh khả năng kết nối được cung cấp cho các thiết bị khác nhau trên cùng một mạng, để robot tự động có thể được đảm bảo kết nối nhanh, đáng tin cậy mà không phải cạnh tranh băng thông với các ứng dụng kém an toàn hơn. Kiến trúc 5G giờ đây cũng giải quyết những lỗ hổng đã cản trở công nghệ không dây tồn tại từ lâu như những lo ngại về mức tiêu thụ năng lượng, phạm vi phủ sóng, độ tin cậy, khả năng mở rộng và chi phí.
Khi các mô hình kinh doanh thích ứng với 5G và được nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị của các sản phẩm kinh doanh, việc bảo vệ phần mềm kinh doanh khỏi các lỗ hổng mạng trở thành ưu tiên hàng đầu. Chuỗi cung ứng được kết nối không dây sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với tội phạm mạng cố gắng chặn liên lạc để thu thập thông tin về hàng hóa hoặc khách hàng và phá vỡ mạng để can thiệp vào hoạt động.
Với khả năng kết nối tốc độ cao, mạng 5G trên thực tế có thể đẩy nhanh quá trình xác định các mối đe dọa mạng này và chạy các phân tích nhanh hơn, cho phép các doanh nghiệp hành động nhanh chóng chống lại các vụ lừa đảo và tin tặc. Các mạng 5G hỗ trợ chuỗi khối cũng sẽ mã hóa và xác thực dữ liệu theo cách phi tập trung, bổ sung cho giao tiếp thiết bị hiện đại với quản trị và bảo mật dữ liệu.
Các quy trình kinh doanh có thể tận dụng công nghệ này do hệ sinh thái 5G sẽ cho phép sử dụng rộng rãi chuỗi khối và Internet vạn vật (IoT). Các hệ thống tích hợp IoT tự động hóa quy trình công việc, trong khi hệ thống được xây dựng trên chuỗi khối cho phép các quy trình kinh doanh sử dụng dữ liệu lớn với tính minh bạch, độ tin cậy và bảo mật. Với các biện pháp sẵn có để giải quyết các lỗ hổng, các mô hình hoạt động kinh doanh sẽ linh hoạt hơn và dễ thích nghi hơn với sự thay đổi, từ chiến lược cao nhất cho đến quản lý cấp trung và tất cả các hoạt động ở cấp cơ sở.
Khi các công nghệ ngày càng sẵn có và dễ thích ứng hơn để đáp ứng môi trường kinh doanh năng động, tự động hóa lực lượng lao động được kích hoạt bởi mạng 5G sẽ cho phép các nhóm làm việc cùng nhau một cách liền mạch. Điều đó cho phép các doanh nghiệp tối đa hóa khả năng của lực lượng lao động bằng cách cung cấp cho họ phạm vi công việc đòi hỏi nhận thức cao hơn.
Khi điều này được hiện thực hóa, khoảng cách giữa các doanh nghiệp áp dụng công nghệ và những doanh nghiệp không áp dụng sẽ ngày càng lớn hơn, khiến họ bị bỏ lại phía sau trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng mở rộng. Do đó, các doanh nghiệp phải đầu tư vào việc triển khai công nghệ tuân thủ khuôn khổ hoạt động của mạng 5G để gặt hái những lợi ích chắc chắn trong tương lai.
Hơn nữa, những đổi mới đòi hỏi yếu tố con người phải thay đổi, phát triển các kỹ năng mới, áp dụng các quy trình mới và sửa đổi các phương pháp làm việc đã được thiết lập từ lâu. Đối với tiến bộ kỹ thuật số đang ngày càng tăng tốc, Malaysia cần nuôi dưỡng một đội ngũ tài năng có thể định cấu hình và quản lý các hệ thống tiên tiến này.
Các kỹ năng cần thiết phải liên ngành, bao gồm điện toán đám mây, lập trình và kỹ thuật. Hơn nữa, Malaysia cũng cần một hệ sinh thái với các bên liên quan tham gia đa ngành để thúc đẩy hướng tới thành công.
Do đó, điều này cũng sẽ thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua các hoạt động bền vững nhằm đảm bảo tuổi thọ của doanh nghiệp trong một môi trường luôn thay đổi. Bước tiếp theo để biến điều này thành hiện thực là hình thành các liên minh chiến lược trong ngành công nghệ để giải quyết các nhu cầu chuyển đổi kinh doanh của các doanh nghiệp trên tất cả các ngành dọc.
Một chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ sẽ xây dựng hệ sinh thái kinh doanh tuần hoàn và bền vững hơn, mang lại cho Malaysia lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển.
Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất đồ dùng gia đình
Chiều 24/11, tại sự kiện "See Beyond 2022" ở Tp Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã mang tới nhiều công nghệ đa dạng, đột phá cho hệ thống an ninh gia đình; đồng thời, công bố chiến lược và sản phẩm mới.
Sự kiện "See Beyond 2022" thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, người mua và khách hàng. Ảnh: Mỹ Phương - TTXVN
Cụ thể, "See Beyond 2022" mang đến những hoạt động sôi nổi như diễn đàn công nghệ, ra mắt thương hiệu và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm mới khi tham gia sự kiện.
Những sản phẩm ra mắt tại "See Beyond 2022" cho thấy, các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu kiến tạo tiêu chuẩn mới và công nghệ đột phá cho thị trường đồ gia dụng thông minh, nhà thông minh, hệ thống an ninh thông minh. Đây còn là sản phẩm được sản xuất, chế tạo dựa trên nền tảng công nghệ mới với cốt lõi là công nghệ AI, điện toán đám mây...
Ông Nguyễn Minh Nguyên, Giám đốc sản phẩm IMOU Việt Nam chia sẻ, với "See Beyond 2022", IMOU hy vọng có thể cung cấp thêm thông tin về những công nghệ mới nhất và tầm nhìn của thương hiệu đối với thị trường Việt Nam.
Cùng với diễn đàn công nghệ và chiến lược sản phẩm tại Việt Nam, IMOU ra mắt hàng loạt sản phẩm mới nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng cho thị trường đồ gia dụng thông minh, nhà thông minh, hệ thống an ninh thông minh...
Điển hình, thông qua triển khai nền tảng điện toán đám mây, công nghệ trí tuệ nhân tạo và bốn sản phẩm chủ lực hệ sinh thái cho phép IMOU cung cấp cho người dùng hệ thống an ninh cho gia đình một cách thông minh và linh hoạt hơn.
Theo đó, IMOU hướng tới kiến tạo nên không gian nhà thông minh toàn diện cho người tiêu dùng trong thời gian tới.
Tại sự kiện, bà Phạm Mai Anh, chuyên gia về lĩnh vực chuyển đổi số tại Việt Nam cho biết, xu hướng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực thông minh tăng và dự báo tổng số nhà thông minh có trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua con số 300 triệu vào năm 2023 trên thị trường toàn cầu.
Riêng tại thị trường Việt Nam, xu hướng nhà thông minh cũng đang bắt nhịp với thị trường toàn cầu và có nhiều tiềm năng phát triển với quy mô vượt một số quốc gia trong khu vực./.
"Chuyển đổi số luôn thiếu nhân lực và thời gian" Chuyển đổi số hay ứng dụng công nghệ như một hành trình và hành trình này không bao giờ có điểm kết thúc. Đây là chia sẻ của bà Agnes Heftberger, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối Công nghệ của IBM tại khu vực ASEANZK (Úc, Đông Nam Á, New Zealand và Hàn Quốc) nhân dịp Lễ Khai trương Văn phòng mới...