Triển vọng nào từ cuộc trao đổi tù nhân Mỹ – Iran?
Một cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất trong những năm gần đây giữa Mỹ và Iran vừa diễn ra vào ngày 18/9 gây chú ý mạnh trong giới ngoại giao toàn cầu bởi đây không chỉ là động thái trao đổi thông thường mà còn mở ra triển vọng ngoại giao mới giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây với Iran trong vấn đề hạt nhân của nước này.
Cuộc trao đổi tù nhân được thực hiện sau khi hai nước Mỹ và Iran đạt được thỏa thuận trao đổi. Theo CNN, thỏa thuận trao đổi tù nhân là kết quả thương lượng kéo dài nhiều tháng do Qatar là trung gian hòa giải. Vì thế đây cũng có thể được xem là một thắng lợi ngoại giao của Qatar trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thể hiện vai trò của mình trong các vấn đề của khu vực Trung Đông.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Theo thỏa thuận, Iran thả 5 tù nhân người Mỹ gốc Iran bị bắt giam nhiều năm qua tại Iran do bị cáo buộc xâm nhập và có những hoạt động chống phá quốc gia Hồi giáo này. Ở phía ngược lại, Mỹ thả 5 tù nhân người Iran bị bắt giam trong vài năm gần đây do vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Đồng thời, kèm theo đó là việc Mỹ “gỡ phong tỏa” số tiền dầu mỏ của Iran trị giá 6 tỉ USD.
Cuộc thương lượng chỉ đạt được bước ngoặt khi Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý tạo điều kiện cho việc chuyển tiền từ các ngân hàng Hàn Quốc sang các tài khoản ở Thụy Sĩ và Doha để đổi lấy việc Iran đồng ý thả người. Sau đó, 5 người Mỹ đã được chuyển từ nhà tù Evin đến nhiều khách sạn khác nhau ở thủ đô Tehran. Ban đầu, họ được đưa tới thủ đô Doha của Qatar trước khi bay sang Mỹ để về nhà. Sau cùng, cuộc trao đổi đã được thực hiện hoàn tất trong ngày 18/9.
Video đang HOT
Phía Mỹ cho biết, nước trung gian hòa giải Qatar sẽ đảm bảo rằng số tiền được gỡ phong tỏa chỉ được chi cho hàng hóa – chủ yếu là thực phẩm, nông sản và thuốc men – những thứ không nằm trong danh mục cấm vận. Những người chỉ trích cho rằng việc giám sát sẽ không thể thực hiện được và lời đe dọa rút lui của Mỹ nếu Iran vi phạm thỏa thuận là không có tính răn đe.
Giới chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu thỏa thuận trao đổi tù nhân này sẽ dẫn đến một bước đột phá ngoại giao lớn hơn hay một lộ trình ngoại giao mới, ít tham vọng hơn để hạn chế chương trình hạt nhân dân sự của Iran, trong đó Tehran đồng ý giảm lượng uranium được làm giàu ở mức độ cao. Chuyên gia Fatemeh Aman, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông có trụ sở tại Washington, cho biết: “Đó là một hành động tích cực và nhiều quốc gia có mâu thuẫn với nhau đã có được thỏa thuận kiểu này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chấm dứt hiềm khích Iran-Mỹ. Chính phủ theo đường lối cứng rắn của Iran có thể tuyên bố đây là một chiến thắng, nhưng những vấn đề lớn khác, chẳng hạn như tình thế tiến thoái lưỡng nan về chương trình hạt nhân của Iran, sẽ không dễ dàng được giải quyết”.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hôm 18/9 cho biết việc Tehran thả những người bị giam giữ “hoàn toàn là một hành động nhân đạo… trong tương lai, các hành động nhân đạo khác có thể được thực hiện”. Ông nói thêm: “Thật không may, lịch sử đã cho thấy sự thiếu tin tưởng đối với nước Mỹ vì nước này đã nhiều lần chà đạp các cam kết và thất hứa”.
Cũng có ý kiến cho rằng thỏa thuận trao đổi tù nhân là hành động của ông Biden nhằm đáp lại các chiến dịch công khai kêu gọi trả tự do cho tù nhân, nhưng nó cũng có thể báo hiệu một hướng đi mới trong chính sách ngoại giao của phương Tây với Iran.
Nếu Iran xem cuộc trao đổi tù nhân là một thắng lợi nhất định thì ông Biden lại gặp rủi ro gấp đôi, ông đang nhận sự chỉ trích từ các thành viên đảng Cộng hòa. Họ cho rằng thỏa thuận này sẽ khuyến khích việc bắt giữ con tin cấp nhà nước nhiều hơn, đồng thời mạnh dạn tuyên bố rằng đối đầu với Iran vẫn là chiến lược khả thi duy nhất, như đã từng xảy ra kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018.
Ông cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích từ phía các thành phần phi đảng phái khác. Rốt cuộc, thỏa thuận này đã được ký kết vào thời điểm Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đang bán máy bay không người lái do Iran sản xuất cho Nga để tấn công các thành phố của Ukraine. Một số người trong cộng đồng Iran hải ngoại cảm thấy rằng hành động trao đổi tù nhân ngay sau lễ tưởng niệm đầu tiên ngày mất của cô gái tên Mahsa Amini trong phòng giam của cảnh sát Tehran đã khiến họ cảm thấy “bất mãn”. Tuy nhiên, các phụ tá của ông Biden cho rằng hành động thỏa thuận của ông là đặt lợi ích cá nhân của người Mỹ lên trên các vấn đề khác của người Iran (lưu vong). Ít nhất phải thừa nhận một cách thực tế rằng Tổng thống Raisi đã được đảm bảo về mặt chính trị và các cuộc biểu tình đã kết thúc.
Tại New York, bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, các trợ lý của Tổng thống Raisi nói rằng Iran sẽ thúc đẩy Mỹ xem liệu việc trao đổi tù nhân có thể dẫn đến sự xuống thang căng thẳng trong khu vực hay không. Nơi có thể bắt đầu cho tiến trình này sẽ là Yemen. Phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đã có mặt tại Riyadh vào tuần trước để tham gia các cuộc đàm phán hòa bình chưa từng có. Nhưng, ông Biden cũng muốn thấy một sự bình thường hóa khó nắm bắt trong quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel. Và, Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về điều này khi họ gặp nhau ở New York.
Ông Netanyahu muốn sử dụng bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc để đưa ra lời cảnh báo với phương Tây rằng đừng bao giờ tin tưởng Iran hoặc đạt được một số thỏa thuận không chính thức mới nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Trong bối cảnh này, có lẽ điều tốt nhất mà Mỹ có thể làm là “thăm dò” Tehran để xem liệu việc trao đổi tù nhân có làm thay đổi chính sách hướng Đông hiện tại của Iran hay không.
Tổng thống Iran khẳng định hợp tác trong các cuộc thanh tra của IAEA
Iran không phản đối việc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiến hành các cuộc thanh sát các địa điểm hạt nhân của nước này.
Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã đưa ra lời khẳng định trên ngày 20/9, chỉ ít ngày sau khi Tehran ngăn cấm một số thanh sát viên được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động hạt nhân của nước này.
Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề Khóa họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) tại New York (Mỹ), Tổng thống Raisi nêu rõ Iran "không có vấn đề gì với các cuộc thanh sát mà vấn đề ở một số thanh sát viên". Ông khẳng định những thanh sát viên "đáng tin cậy" có thể tiếp tục công việc tại Iran. Nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh quyết định của Tehran ngăn cấm các thanh sát viên là "phản ứng đối với một số tuyên bố không công bằng của các nước phương Tây thành viên của IAEA".
Trước đó, tại cuộc họp của Hội đồng thống đốc IAEA hồi đầu tháng này, Mỹ cùng 3 nước châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã kêu gọi IAEA đưa ra nghị quyết mới yêu cầu Tehran hợp tác với các hoạt động thanh sát của cơ quan này, đồng thời giải thích về "dấu vết urani" được phát hiện tại 2 địa điểm chưa được khai báo tại Iran. Bốn quốc gia trên cho rằng nếu Iran không thực hiện, Hội đồng thống đốc IAEA cần phải sẵn sàng đưa ra biện pháp hành động mới.
Ngày 16/9, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết Iran đã thông báo không chấp nhận một số thanh sát viên có kinh nghiệm của IAEA được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động thanh sát ở nước này.
Theo thỏa thuận liên quan Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), các nước thành viên được phép không chấp nhận các thanh sát viên được giao nhiệm vụ thanh sát các cơ sở hạt nhân của họ.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi nhấn mạnh động thái trên của Iran là "chưa từng có", gây trở ngại cho IAEA trong việc giám sát hoạt động hạt nhân. Theo ông, điều này ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động thanh sát thông thường của IAEA ở Iran.
Iran khởi kiện đòi Hàn Quốc trả nợ tiền mua dầu thô Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 29/7, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã chính thức kiến nghị Quốc hội nước này thông qua một dự luật khiếu kiện Hàn Quốc lên tòa trọng tài quốc tế liên quan việc Seoul không thanh toán tiền khi mua dầu thô của Tehran. Một kho chứa dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong bức thư...