Triển vọng mắt sinh học phục hồi thị lực cho người mù
Công nghệ mắt sinh học lại có thêm bước tiến mới, hướng đến giai đoạn phục hồi một phần thị lực cho người khiếm thị.
Tháng 4.2021, Interesting Engineering đưa tin một công ty sinh học điện tử giành giải thưởng HealTech nhờ thiết kế Prima System – hệ thống thị giác sinh học hỗ trợ người mù.
Giờ đây, lại có thêm tin tức về một loại công nghệ phục hồi thị lực mới đang được phát triển với mục đích tạo ra mắt sinh học cho con người. Đó là dự án mang tên Phoenix99 Bionic Eye của Đại học Sydney (Úc), hướng tới việc chế tạo một hệ thống cấy ghép giúp khôi phục một phần thị lực cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực, hoặc mù lòa do bị bệnh thoái hóa.
Video đang HOT
Công nghệ phục hồi thị lực đã có nhiều tiến bộ suốt những năm qua
Thiết bị cấy ghép gồm hai phần, đã được chứng minh là an toàn cho con người. Hai phần bao gồm một bộ kích thích được gắn vào mắt và một mô-đun giao tiếp đặt dưới vùng da đằng sau tai. Thử nghiệm trên cừu cho thấy cơ thể động vật chấp nhận cả hai thiết bị, thậm chí các mô xung quanh còn tự hồi phục quanh thiết bị. Nhóm nghiên cứu hiện xin phê duyệt về mặt đạo đức để thực hiện thử nghiệm trên bệnh nhân.
Phoenix99 Bionic Eye hoạt động bằng cách kích thích võng mạc – lớp tế bào thần kinh mỏng lót phía sau mắt. Nếu đôi mắt khỏe mạnh, các tế bào sẽ biến ánh sáng chiếu tới mắt thành các tín hiệu xung điện truyền đến não. Nếu võng mạc bị mắc bệnh, các tế bào này cũng sẽ thoái hóa, gây suy giảm thị lực. Hệ thống Phoenix99 sẽ bỏ qua các tế bào suy thoái, kích thích trực tiếp các tế bào còn lại làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu, từ đó “đánh lừa” não bộ rằng võng mạc đã cảm nhận được ánh sáng.
Hai thành phần sẽ được cấy vào bệnh nhân
Nói về vấn đề cơ thể sẽ phản ứng, đào thải những thiết bị đưa vào bên trong con người, Samuel Eggenberger – một kỹ sư y sinh làm việc trong dự án cho biết: “Chúng tôi nhận thấy thiết bị rất ít gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh làm nhiệm vụ “đánh lừa” não bộ. Các mô xung quanh không phản ứng trước thiết bị. Chúng tôi hy vọng nó sẽ ở yên vị trí trong nhiều năm”.
Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Biomaterials.
Những 'bạn đường' thân thiện của người khiếm thị
Đường phố Nhật Bản, từ giao lộ Shibuya nổi tiếng ở thủ đô Tokyo đến những con đường nhỏ trên đảo Okinawa xa xôi, đều có điểm chung là những tấm gạch tenji (được đặt tên theo tiếng Nhật Bản nghĩa là "chữ nổi") để hỗ trợ người khiếm thị.
Gạch tenji. Ảnh minh họa: mentalfloss.com
Gạch tenji xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản từ cách đây hơn 50 năm để giúp người khiếm thị cảm nhận đường đi tốt hơn, qua đó hỗ trợ họ đi lại an toàn và thuận tiện ở môi trường thành thị. Trong những năm trở lại đây, những tấm gạch lát có nhiều lỗ tròn hoặc vạch ngang dọc này ngày càng trải dài trên đường phố, không chỉ ở "xứ sở hoa anh đào" mà còn trở thành hình ảnh quen thuộc ở nhiều thành phố trên thế giới, từ thủ đô London của Anh đến thành phố cảng Sydney của Australia.
Những tấm gạch tenji được nhìn thấy nhiều nhất ở nhà ga đường sắt, đường giao nhau dành cho người đi bộ và phía trước các tòa nhà công cộng. Những viên gạch đóng vai trò là "người dẫn đường" này thường có màu vàng, màu sắc được cho là dễ nhận biết nhất đối với người khiếm thị. Tenji có hai loại: một loại có những vạch gờ song song báo hiệu người đi bộ có thể an tâm đi tiếp và loại kia có những hình tròn nổi biểu thị sự thay đổi hướng hoặc điểm dừng hoặc một điểm cần chú ý như cạnh sân ga, cầu thang hoặc cột đèn giao thông
Những tấm gạch hữu ích này là "tác phẩm" của nhà phát minh Seiichi Miyake đến từ Okayama, phía Tây Nhật Bản. Sau khi chứng kiến một người khiếm thị chống gậy suýt bị ô tô đâm tại một giao lộ, ông đã quyết định dành toàn bộ tâm huyết để sáng tạo ra một thứ gì đó có thể hỗ trợ người khiếm thị đi lại an toàn.
Theo ông Toyoharu Yoshiizumi - thành viên Liên đoàn Người khiếm thị Nhật Bản, việc đi bộ dọc theo các con đường lát gạch tenji mang lại cảm giác an toàn. Ông bị mất thị lực từ năm 12 tuổi và phải đi bộ khoảng 40 phút mỗi ngày để đến nơi làm việc. Ông chia sẻ: "Các con đường không phải lúc nào cũng chỉ đi thẳng mà thường chạy cong hoặc khúc khuỷu. Nhờ các tấm gạch chỉ đường, tôi cảm thấy an toàn vì tôi biết mình đang đi dọc các con phố".
Báo động hiện tượng "cận thị cách ly" Việc thường xuyên tập trung vào các vật thể ở gần và thiếu ánh sáng ban ngày có tác động xấu đến thị lực. Ở Trung Quốc, cứ 5 thiếu niên thì có 4 em bị cận thị. Các nghiên cứu chỉ ra, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và thực hiện cách ly xã hội, số người bị cận thị tăng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao các dự án điện thoại năng lượng mặt trời luôn 'chết yểu'?

Nghe nhạc bass có thể giúp chống say tàu xe

Giá điện thoại Galaxy vẫn 'an toàn' sau 'bão' thuế quan của ông Trump

Đánh giá sàn giao dịch XS.com Broker 2025: Uy tín hay lừa đảo?

MSI có thể chuyển sang dùng chip AMD cho dòng máy Claw kế tiếp

Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc

Google dừng hỗ trợ, hàng triệu điện thoại Android gặp nguy hiểm

One UI 7 chậm chạp khiến Samsung mất vị thế dẫn đầu thế giới Android

Google đặt dấu chấm hết cho điện thoại Android 16 GB

Microsoft gỡ bỏ 'rào cản' cập nhật Windows 11 24H2 sau 6 tháng

Người dùng Galaxy tại Việt Nam bắt đầu nhận One UI 7

Các thiết bị hiện có thể nhận được Android 16 beta
Có thể bạn quan tâm

Vụ ồn ào đấu tố Chị đẹp: Lộ chuyện 1 sao nữ sai trang phục khiến ekip ngừng ghi hình, người trong cuộc nói gì?
Sao việt
23:44:51 16/04/2025
Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Bảo vệ rủ bạn tù gây 9 vụ trộm tại công ty
Pháp luật
21:42:30 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025