Triển vọng kinh tế toàn cầu 2020
Bù lại cho sự sụt giảm kinh tế được dự báo diễn ra ở các nước có nền kinh tế mạnh thì các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ đóng góp không ít cho sự tăng trưởng của năm 2020.
Trong bối cảnh vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được giải quyết, kinh tế được dự báo tăng trưởng chậm vào năm 2020.
Kinh tế tăng trưởng thấp trong 2020
Suy thoái kinh tế toàn cầu như những năm trước khó có thể xảy ra vào năm 2020 nhưng tăng trưởng mạnh sẽ không xảy ra và môi trường kinh tế vẫn chưa hoàn toàn đi vào trật tự. Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs Research, dự báo năm nay sẽ kết thúc với tốc độ chậm nhất trong một thập kỷ, ở mức 3,1% – nguyên nhân là do chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã làm giảm niềm tin kinh doanh, đầu tư, sản xuất và thương mại trên toàn thế giới.
Sang năm 2020, các dự báo đưa ra đều có mức tăng trưởng thấp. Cụ thể, Bloomberg dự báo rằng tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt mức 3,2% thì Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD cho rằng con số tăng trưởng chỉ ở mức 2,9% (giảm 0,1 điểm phần trăm, từ mức 3% trong dự báo trước đó). Còn trong “Triển vọng vĩ mô toàn cầu năm 2020 của Morgan Stanley”, Chetan Ahya và các đồng nghiệp dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,4% trong 2020.
Con số tăng trưởng này thấp hơn nếu so với mức tăng trưởng của năm 2017 là 3,9% và năm 2018 là 3,8%. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự tăng trưởng chậm này mà đó là hệ lụy từ cả một giai đoạn. Như Chetan Ahya – chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley đã nói “trong khi chu kỳ kinh tế đã keo dài hơn một thập kỷ, sự gián đoạn đã giúp tránh đi được một thời kỳ tăng trưởng quá nóng”. Theo ông, sự gián đoạn đó là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vào năm 2011, sự suy giảm của Trung Quốc vào năm 2014 và gần đây nhất là căng thẳng thương mại.
Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD – Laurence Boone đã trình bày trong buổi họp về triển vọng kinh tế năm 2020 mới đây đã nói “Sẽ là một sai lầm khi xem xet những thay đổi này như là yếu tố tạm thời có thể được giải quyết bằng chính sách tài chính hay tiền tệ, chúng mang tính chất cấu trúc. Nếu không có sự phối hợp giữa thương mại và thuế toàn cầu, các chính sách mang tính định hướng ro ràng cho việc chuyển đổi, sự không chắc chắn sẽ ngày càng lan rộng và gây ra thiệt hại cho sự triển vọng tăng trưởng”.
Video đang HOT
Các nền kinh tế chủ chốt tác động ra sao?
Sher Mehta – Giám đốc Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô và Kinh tế lượng, Kinh tế Virtuoso cho biết, do tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một lực cản đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu vào năm tới. Tình trạng nợ quá lớn trong nền kinh tế Trung Quốc dẫn tới mối bận tâm về tỷ giá hối đoái, rủi ro giá bất động sản và thâm hụt ngân sách vượt quá mục tiêu.
Hiện Mỹ vẫn còn áp thuế quan đối với rất nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang trong khi thị trường Mỹ là thị trường này lại là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng hơn một nửa lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Chính bởi thế, dù cuộc chiến thương mại đã hạ nhiệt nhưng sự ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp diễn trong năm 2020.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo là tăng trưởng chậm và thậm chí suy giảm trong năm 2020, xuống ở mức 1,8% hoặc 2%. Trong quý 3 năm 2019, tăng trưởng ở Mỹ với tốc độ là 1,9%, so với 2% trong quý trước là có sự sụt giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng vẫn ở mức ổn định mặc dù chậm – tăng 2,9% trong quý 3 năm 2019.
Nhưng, sự sụt giảm bất ngờ về doanh số bán lẻ của Mỹ trong năm cũng đã làm dấy lên lo ngại rằng sự yếu kem trong lĩnh vực sản xuất có thể lan rộng trong nền kinh tế và tác động xấu đến phía người tiêu dùng. Trong khi đó, năm 2020, sẽ còn rất nhiều các sự kiện làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, đó là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 sắp diễn ra dẫn tới nguy cơ tổng thống Donald Trump sẽ tăng cường chương trình chống toàn cầu hóa. Và thỏa thuận thương mại toàn diện giữa Mỹ – Trung dài hạn là điều khó thực hiện.
Nhật Bản, Đức được cho rằng sẽ dễ rơi vào suy thoái kinh tế trong năm 2020 là do nền kinh tế của họ phụ thuộc nhiều vào thương mại và hội nhập mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kinh tế Anh – triển vọng bị che phủ với sự bất ổn về chính trị. Do các vấn đề liên quan đến Brexit dẫn tới môi trường chính trị khó khăn và sự không chắc chắn về quan hệ thương mại với EU đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở Anh. Dù vậy, kinh tế Anh cũng không rơi vào suy thoái trong năm tới bởi đồng tiền mạnh sẽ giúp kìm giữ lạm phát ở Anh. Do đó, cùng với chính sách tài khóa hỗ trợ nhiều hơn từ Ngân hàng Anh, nền kinh tế Anh năm 2020 vẫn ở mức tạm ổn.
Bù lại cho sự sụt giảm kinh tế được dự báo diễn ra ở các nước có nền kinh tế mạnh thì các nền kinh tế thị trường mới nổi sẽ đóng góp không ít cho sự tăng trưởng của năm. Một số nước có nền kinh tế phát triển cũng được dự báo tăng trưởng hơn so với năm 2019, đó là Nga (2020 là 1,6%, tăng 0.5 điểm phần trăm so với dự báo kết thúc năm 2019 là 1,1%), Ấn Độ (dự báo tăng từ 5.6% năm 2019 lên 6,9% cho năm 2020), Brazil (dự báo tăng từ 1% lên tới 2% giai đoạn 2019-2020),…
Minh Huệ
Theo enternews.vn
Năm 2019, NHNN đưa ra thị trường 500.000 tỷ đồng
Sáng ngày 2-1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020. Đến dự hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Toàn cảnh hội nghị ngành ngân hàng sáng ngày 2-1
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, năm 2019, ngành ngân hàng có kết quả kinh doanh thuận lợi là nhờ Chính phủ kiên định, nhất quán trong việc hoạch định thực thi chính sách vĩ mô và chủ động, linh hoạt điều hành sát với thực tế, thích ứng với diễn biến của thế giới. Do vậy, kinh tế vĩ mô đã được giữ ổn định, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng kinh tế cao như vừa qua.
"Đây là vấn đề then chốt, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng. Nhờ đó, lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài vào việc hoạch định, thực thi chính sách ngày càng tăng", Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Về điều hành chính sách tiền tệ, theo ông Lê Minh Hưng, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt và kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Năm 2019, NHNN đã đưa xấp xỉ 500.000 tỷ đồng vào nền kinh tế và tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay là hơn 1 triệu tỷ đồng, nhưng lạm phát vẫn được kiểm soát (trong đó, lạm phát cơ bản tăng khoảng 1,4-2%).
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức hợp lý. Tính đến hết năm 2019, tín dụng tăng xấp xỉ 14%, tương ứng cung ứng 8,2 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế. Quy mô vốn cung ứng lớn nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chất lượng, thể hiện qua việc: giai đoạn năm 2001-2010 tín dụng tăng 30% nhưng tăng trưởng GDP bình quân 6,82% (gấp 4,4 lần so với GDP), riêng năm 2007 tín dụng tăng trưởng 5,3 lần so với tăng trưởng GDP...
Riêng năm 2018-2019, tăng trưởng tín dụng tăng chưa đến 2 lần so với tăng trưởng GDP. Điều đó chứng tỏ hiệu quả tín dụng được tăng cường và góp phần giúp tăng trưởng GDP tăng cao đi kèm với chất lượng.
Về lãi suất, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ đạo, do đó, áp lực lên nguồn vốn thường xuyên cao nhưng NHNN vẫn điều hành, kiểm soát ổn định lãi suất, khi điều kiện thị trường cho phép thì giảm. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trần lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm còn 6%, từ đó góp phần giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Về tỷ giá và thị trường ngoại hối, NHNN đã điều hành linh hoạt, ổn định, phù hợp với thị trường, chính sách vĩ mô của Chính phủ và đã tăng dự trữ ngoại hối kỷ lục. Cho đến nay, dự trữ ngoại hối đã đạt gần 80 tỷ USD, tạo tấm đệm lớn cho tài chính quốc gia, củng cố niềm tin của nhà đầu tư về năng lực thực tế của Chính phủ và NHNN.
Về nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu, ước cuối năm 2019 là 4,59%, thấp hơn tỷ lệ 10,08% khi báo cáo Chính phủ đầu nhiệm kỳ. "Năm tới sẽ quyết tâm đưa nợ xấu về dưới 3%", ông Hưng nói.
Theo tính toán của NHNN, từ 15-8-2017 đến cuối tháng 12-2019, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý được 305.700 tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng), tính trung bình, mỗi tháng, toàn hệ thống xử lý được khoảng 10.500 tỷ đồng.
Theo kế hoạch của NHNN, mục tiêu năm 2020 là tổng phương tiện thanh toán tăng 14%, tín dụng 13%.
HÀ MY
Theo sghp.com.vn
Kiểm soát lạm phát - kết quả kép của năm 2019, thách thức cho năm 2020 Lạm phát tuy đứng thứ hai trong tứ giác mục tiêu (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư, thất nghiệp ít), nhưng đối với chủ thể đông nhất trên thị trường là người tiêu dùng, thì đây là đỉnh được quan tâm nhất. Lạm phát tổng thể được biểu hiện là tốc độ tăng giá tiêu dùng...