Triển lãm tuyển tập ‘First Folio’ của đại văn hào William Shakespeare
Ngày 24/4, Thư viện Guildhall ở thủ đô London (Anh) đã giới thiệu tới công chúng bản sao ấn bản đầu tiên của “First Folio” – tuyển tập các vở kịch của đại văn hào William Shakespeare, nhân kỷ niệm 400 năm ngày tác phẩm này được xuất bản.
Bản sao tuyển tập kịch “First Folio” của đại thi hào người Anh William Shakespeare được trưng bày tại nhà đấu giá Sotheby’s ở London, Anh, ngày 30/3/2006. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Ấn bản đầu tiên của “First Folio” được xuất bản vào ngày 8/11/1623, 7 năm sau khi danh nhân người Anh qua đời (ngày 23/4/1616). Ấn bản được trưng bày tại Thư viện Guildhall là một trong những bản sao được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Thư viện Guildhall cũng là nơi các biên tập viên của “First Folio” – những người bạn của Shakespeare là Henry Condell và John Heminges – từng sống. Nghĩa trang nơi chôn cất họ cũng nằm đối diện với thư viện này.
Video đang HOT
“First Folio” là tuyển tập gồm 36 vở kịch, trong đó có 18 vở chưa từng được xuất bản trước đó, như “Twelfth Night”, “Measure for Measure”, “Macbeth”, “Julius Caesar” và “The Tempest”. Ông Condell và ông Heminges đã xếp loại các vở kịch này thành hài kịch, sử thi và bi kịch, định hình cách diễn đạt và quan điểm của Shakespeare.
Ông Peter Ross – thủ thư của Thư viện Guildhall – cho biết: “Nếu không có ‘First Folio’, chúng ta có thể đã đánh mất phần lớn di sản của Shakespeare. Bản sao chúng tôi có ở đây được coi là một trong những bản được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Tác phẩm này hoàn toàn hoàn chỉnh. Không có phần nào được sao chép từ bản sao khác. Không có gì cho thấy đây giống như bản sao cả. Chúng tôi có một trang bị mất một góc nhỏ, nhưng chỗ đó đã được sửa lại. Ngoài điều đó ra, đây là một bản sao tuyệt vời”.
Khoảng 750 ấn bản “First Folio” đã được phát hành, trong đó có 233 bản còn tồn tại đến ngày nay. Đây luôn là tựa sách được nhiều độc giả quan tâm tại các thư viện. Vào tháng 10/2020, một cuốn “First Folio” đã được mua lại với giá gần 10 triệu USD trong cuộc đấu giá ở New York (Mỹ), qua đó lập kỷ lục cho một tác phẩm văn học giao dịch trên sàn đấu giá.
Theo giới chuyên gia, hiện trên thế giới không còn tồn tại bản thảo gốc của “First Folio”. Những bản sao của “First Folio” sẽ được trưng bày trên khắp thế giới từ nay đến cuối năm để kỷ niệm 400 năm ngày lần đầu tiên phát hành tác phẩm này.
Nhiều quốc gia châu Phi xem xét phê duyệt vaccine ngừa sốt rét mới
Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) và hãng dược phẩm Novavax của Mỹ cho biết nhiều quốc gia châu Phi chuẩn bị phê duyệt sử dụng vaccine mới ngừa sốt rét R21 do 2 đơn vị này phối hợp sản xuất và dự kiến khoảng 20 triệu liều vaccine loại này sẽ được sản xuất trong năm nay, phục vụ cho việc đặt mua của các nước ở "lục địa Đen".
Trong tuần này, Ghana và Nigeria trở thành 2 quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine R21 do các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) phát triển.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, đây là động thái bất thường vì các quốc gia trên phê duyệt tiêm phòng vaccine R21 trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra quyết định tương tự. Trước đây, các nước châu Phi không có đủ nguồn lực để phê duyệt sử dụng thuốc/vaccine nên thường dựa vào WHO để đưa ra đánh giá ban đầu đối với các loại dược phẩm và sinh phẩm mới. Hiện dữ liệu chi tiết về vaccine sốt rét trong các cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn vẫn chưa được công bố công khai và cũng chưa rõ cách thức thanh toán của các quốc gia nghèo nhất khi mua các lô vaccine R21. Tuy nhiên, tính chất cấp bách của việc ngăn chặn căn bệnh cướp đi sinh mạng của hơn 600.000 người mỗi năm, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi ở phía Nam sa mạc Sahara, cùng những nỗ lực gần đây nhằm tăng cường xem xét, giám sát và phê duyệt năng lực tiêm phòng hoặc sử dụng thuốc/vaccine trong khu vực đang làm thay đổi quy trình trên.
Tại cuộc họp cấp cao trong tuần này ở thủ đô London (Anh), WHO cho biết giới ít nhất 10 quốc gia châu Phi khác đang xem xét các dữ liệu thử nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của vaccine R21. Bà Mary Hamel, phụ trách công tác triển khai tiêm vaccine phòng sốt rét của WHO, cho biết có khả năng một số nước sẽ cấp phép sử dụng vaccine R21 vào những tuần tới.
Nhà khoa học Adrian Hill tại Đại học Oxford, nhà phát triển hàng đầu vaccine R21, cho biết loại vaccine này đạt hiệu quả phòng bệnh từ 70-80% trong các cuộc thử nghiệm giai đoạn cuối. Một vaccine phòng sốt rét khác của công ty GSK (Anh) - dù đã được WHO cấp phép tiêm phòng nhưng hiện chưa được sản xuất rộng rãi do thiếu kinh phí - có hiệu quả thấp hơn.
Giám đốc điều hành (CEO) SII, Adar Poonawalla cho biết nhà sản xuất vaccine lớn nhất tại Ấn Độ này dự kiến sẽ xuất xưởng 20 triệu liều R21 trong hai tháng tới, đồng thời cam kết SII sẽ cung cấp vaccine cho các quốc gia cần loại sinh phẩm y tế này nhất.
CEO Poonawalla cũng nêu rõ số vaccine trên sẽ đủ để tiêm phòng cho 5 triệu trẻ em theo phác đồ tiêm 4 mũi và sẽ có sẵn để tiêm chủng kịp thời vào mùa sốt rét sắp tới (bắt đầu vào tháng 6, tùy thuộc từng quốc gia). Với giá 3 USD mỗi liều, 20 triệu vaccine R21 có giá trị tương đương khoảng 60 triệu USD.
Kẻ tình nghi ám sát nhà văn Georgy Markov Ngày 11/9/1978, tại trung tâm thủ đô London của nước Anh, đã xảy ra một trong những vụ giết người bí ẩn nhất thời Chiến tranh Lạnh. Nhà văn kiêm nhà báo Bulgaria Georgy Markov, đã qua đời sau khi "tình cờ" bị một chiếc ô đâm vào chân. Các nhà điều tra, chính trị gia và nhà báo đã đưa ra nhiều...