Triển lãm tôn vinh sự sáng tạo của nhà giáo
Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam lần thứ XV, cùng sự thống nhất tại Hội nghị các khối trưởng, khối phó các khối thi đua của CĐGD Việt Nam mới đây.
Nhiều sản phẩm sáng tạo của các nhà giáo sẽ được giới thiệu tại triển lãm
Trong hai ngày 19 và 20/4 tại Hà Nội, CĐGD Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm “ Nhà giáo sáng tạo” nhằm giới thiệu các sản phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2013 – 2018 của đội ngũ đoàn viên công đoàn là nhà giáo, người lao động đang công tác tại các đơn vị trực thuộc CĐGD Việt Nam.
Thành phần tham gia gồm các công đoàn đại học quốc gia, đại học vùng, công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT, công đoàn các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị trực thuộc CĐGD Việt Nam tham gia triển lãm bằng việc gửi các công trình, sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ tiêu biểu của đoàn viên trong đơn vị để trưng bày.
Cụ thể: Các sản phẩm trưng bày tại triển lãm gồm: Các sản phẩm khoa học công nghệ đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, các sản phẩm, công trình đã đạt giải từ cấp Bộ, ngành, tỉnh và tương đương trên lên đã được cấp Bằng Lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Các sản phẩm trưng bày tại triển lãm của các đơn vị sẽ do khối trưởng thi đua tập hợp và báo cáo về Ban tổ chức trước ngày 20/3/2018 qua đồng chí Đặng Hoàng Anh – Trưởng ban Tuyên giáo Nữ công – CĐGD Việt Nam, điện thoại: 0983082370. Các khối trưởng sẽ bàn trưởng sẽ bàn giao sản phẩm của khối mình cho Ban tổ chức vào 8 giờ sáng ngày 18/4/2018 tại Cuung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô.
Theo Giaoducthoidai.vn
Video đang HOT
Nhìn lại những dấu ấn ngành giáo dục năm 2017
Cùng nhìn lại những đổi thay, những dấu ấn đáng nhớ của ngành giáo dục nước ta một năm qua, năm 2017.
Ảnh: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được thông qua cuối tháng 7 năm 2017 (Ảnh:Zing.vn)
Bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến, kinh nhiệm
Nghị định 88/2017/NĐ-CP như đã thổi vào một luồng gió mới trong sự nghiệp của viên chức ngành giáo dục. Nghị định 88/2017/NĐ-CP đã sửa đổi một số điểu của Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị định này đã bỏ đi tiêu chí: "có ít nhất một công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận" khi phân loại đánh giá viên chức (không giữ chức vụ quản lý) ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ.
Việc bỏ tiêu chí thi đua sáng kiến, kinh nghiệm đã nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo những thầy cô giáo. Nghị định này đã giảm bớt nhiều gánh nặng áp lực trên vai các thầy, cô cũng như loại bỏ những biểu hiện chỉ mang tính hình thức của nhiều sáng kiến không hề mang lại hiệu quả thực tế.
Nghị định 88/2017/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
Lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành. Trong đó có nội dung: "lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp".
Như vậy, với dự thảo này thì nhà giáo sẽ được hưởng mức lương cao nhất thuộc loại A3 với hệ số: 6,2 - 8,0. Tuy nhiên, thực tế còn xuất hiện nhiều tranh cãi và những bất cập để đưa dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi này thành hiện thực với mức ngân sách còn hạn hẹp của nước ta hiện nay.
Theo kế hoạch, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi sẽ được trình Quốc hội và thông qua vào kỳ họp cuối năm 2018.
Đưa chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào áp dụng
Ban chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào ngày 27/7/2017.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tập trung vào phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cần thiết của học sinh. 5 phẩm chất đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nghiệm. 10 năng lực được chia thành các nhóm năng lực chung hình thành qua tổng thể các hoạt động giáo dục, nhóm năng lực chuyên môn được hình thành qua từng môn học cụ thể. Một số năng lực chung mà Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể định hướng phát triển cho các em như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,... Một số năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội,...
Đặc biệt chương trình còn góp phần phát hiện, phát triển những năng lực đặc biệt (năng khiếu) bên trong các em. Chương trình cũng chú trọng việc định hướng sự nghiệp của học sinh. Các em sẽ được lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi vào lớp 10.
Năm 2017 đi qua và cũng đã để lại rất nhiều những sự kiện đáng nhớ khác của ngành giáo dục như: Dự thảo bỏ cộng điểm khuyến khích chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh trong kỳ thi tuyển vào lớp 10; Đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa của thạc sỹ Nguyễn Song Hiền; Đề xuất thay đổi tiếng Việt của Phó Giáo sư Bùi Hiền;...
Những vấn đề xoay quanh câu chuyện đại học
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chủ động hoàn toàn trong chính sách tuyển sinh. Điều này giúp các trường linh hoạt, thoải mái quyết định chất lượng, nguồn tuyển của mình. Những thay đổi của cơ chế tuyển sinh năm nay cũng làm tăng cơ hội vào đại học của các em khi cả nước có tới hơn 400.000 chỉ tiêu xét tuyển cho bậc đại học.
Khi kỳ thi THPT Quốc gia kết thúc thì cũng là lúc hiện tượng "mưa điểm 10" xuất hiện. Theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT Quốc gia, cả nước có tới 4.250 điểm 10 ở các môn thi. Đây là một con số cao ngỡ ngàng so với các năm trước (gấp 60 lần so với năm 2016).
Điểm đã cao nhưng thêm vào đó là điểm cộng ưu tiên thì lại thành một câu chuyện khó tin hơn khi nhiều em đạt 29, 30 điểm vẫn có thể trượt đại học. Đặc biệt là các ngành công an, quân đội. Học viện Phòng cháy chữa cháy khu vực phía Bắc có điểm chuẩn tới 30,25 đối với đối tượng Nữ, hay ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn là 29.25. Với điểm chuẩn cao chót vót, một số khoa vượt quá 30 điểm, điều này khiến cho nhiều thí sinh khu vực Hà Nội tuột mất cơ hội được học ở những trường khối công an, quân đội, hay y đa khoa vì không có điểm cộng mặc dù điểm số của các em cũng vô cùng ấn tượng.
Năm qua cũng là một năm khiến người ta băn khoăn về câu chuyện đầu vào và đầu ra của ngành sư phạm. Năm 2017, nhiều trường đại học, cao đẳng trong khối ngành sư phạm đã công bố mức điểm chuẩn bất ngờ, chỉ 9-10 điểm/3 môn. Trong đó, Cao đẳng Sư phạm Lào Cai có điểm trúng tuyển hệ chính quy là 9,5 hay Cao đẳng Sư phạm Hải Dương có điểm trúng tuyển là 10. Một số trường đại học trong khối ngành sư phạm cũng chỉ đưa ra mức điểm chuẩn bằng đúng điểm sàn quy định Bộ Giáo dục như Đại học Thái Nguyên có điểm chuẩn là 15,5 với khoa Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa học,... hay Đại học Hà Tĩnh với 15,5 điểm ở tất cả các khoa trừ khoa Sư phạm Mầm non. Đầu vào ngành sư phạm đã vậy nhưng đầu ra cũng được làm nóng lên với câu chuyện một thủ khoa đầu ra Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Bùi Thị Hà mà lại thất nghiệp ở nhà nuôi lợn.
Một năm qua đi, ngành giáo dục đã để lại rất nhiều những thay đổi, những câu chuyện đáng chú ý. Trong đó, chúng ta có thể thấy được sự nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm công tác giáo dục để sự nghiệp trồng người ngày càng được cải thiện, khắc phục được những hạn chế đang mắc phải.
Theo Toquoc.vn
Nhiều 'sếp' bị treo việc công nhận giáo sư Hôm qua (6.3), Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố quyết định do ông Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch hội đồng, ký công nhận những nhà khoa học, nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. ảnh minh họa Danh sách kèm theo quyết định này bao gồm 1.131 người, ít hơn 95 người so với...