Triển khai Tổng điều tra kinh tế năm 2021 từ ngày 1-3
Tổng điều tra kinh tế (ĐTKT) năm 2021 thực hiện theo hai phương thức: Điều tra toàn bộ thu thập các thông tin cơ bản, kết hợp với điều tra chọn mẫu thu thập thông tin chuyên sâu về đối tượng điều tra.
Điểm mới là Tổng điều tra lần này được ứng dụng triệt để công nghệ thông tin (CNTT), nhằm đem lại kết quả chính xác nhất.
Các doanh nghiệp du lịch thuộc nhóm ngành chịu tác động nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Thống kê (TCTK) tiến hành Tổng ĐTKT năm 2021 trên phạm vi cả nước. Đây là một trong những tổng điều tra được triển khai 5 năm một lần, có quy mô lớn và độ phức tạp nhất của ngành thống kê.
Theo đó, từ ngày 1-3 đến 30-5 tiến hành thu thập thông tin các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khối doanh nghiệp (DN); các chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài; Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên.
Từ ngày 1 đến 30-7, tiến hành thu thập thông tin về các cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Làm rõ bức tranh kinh tế
Video đang HOT
Nội dung điều tra tập trung vào các nhóm thông tin: Nhận dạng đơn vị điều tra; lao động và thu nhập của người lao động; kết quả và chi phí SXKD; tình hình ứng dụng CNTT; tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên sâu về đơn vị điều tra.
Về phương pháp thu thập thông tin, các DN và HTX, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng ĐTKT 2021. Đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể và đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng, điều tra viên đến từng đơn vị phỏng vấn trực tiếp, kết hợp quan sát để ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử trên thiết bị di động.
Theo kết quả Tổng ĐTKT gần đây nhất được thực hiện năm 2017, các đơn vị hành chính, sự nghiệp có xu hướng tăng chậm lại trong khi khu vực kinh tế, đặc biệt là DN có xu hướng tăng cao hơn.
Cụ thể: Trong tổng số hơn 5,86 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, khối DN có tốc độ tăng cao nhất cả về số lượng đơn vị và lao động, với gần 517,9 nghìn DN đang tồn tại và thu hút hơn 14 triệu lao động; kinh tế tập thể (HTX) có 13,6 nghìn đơn vị; có 5,1 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (không bao gồm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản) với 8,7 triệu lao động. Đơn vị hành chính, sự nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh khu vực sự nghiệp; Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có 42,7 nghìn cơ sở.
“Điều đó cho thấy, thực thi chính sách phát triển kinh tế – xã hội, giai đoạn 2012 – 2017 đã có hiệu quả tích cực theo hướng xắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho khu vực kinh tế (nhất là khối DN) phát triển. Quy mô của nền kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng DN tăng lên, số lượng cơ sở SXKD cá thể lại có xu hướng chững lại và chậm dần”, TCTK chỉ ra.
Tính đến ngày 31-12-2019, cả nước có hơn 758,6 nghìn DN đang hoạt động, Năm 2020 có thêm khoảng 134,9 nghìn DN thành lập mới. Những con số đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của DN trong những năm vừa qua. Hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể cũng có nhiều khởi sắc.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra trong năm 2020 đã gây trở ngại không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong cả nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng DN và người dân. Do đó, việc triển khai Tổng ĐTKT 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm thu thập thông tin đầy đủ để thấy rõ bức tranh kinh tế toàn diện của cả nước cũng như sự phát triển của từng khối đơn vị kinh tế, từng địa phương, khu vực.
Kết quả thu được từ Tổng điều tra là cơ sở quan trọng để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương xây dựng, đề ra chính sách, giải pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025. Đồng thời là một trong những cơ sở quan trọng để TCTK biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và các chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê.
Doanh nghiệp cần hợp tác cung cấp thông tin
TCTK cho biết, điều tra DN là một bộ phận của Tổng ĐTKT và năm nay sẽ có cách tiếp cận hoàn toàn mới, áp dụng triệt để CNTT. Thay vì thực hiện điều tra bằng bảng hỏi giấy, khâu thu thập thông tin được thực hiện bằng phương pháp điều tra trực tuyến.
Mỗi DN được cấp một tên đăng nhập và mật khẩu vào trang web https://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn để tự điền thông tin vào bảng hỏi. Trong trường hợp bất khả kháng, DN không có đủ điều kiện để điền thông tin trực tuyến, điều tra viên sẽ hướng dẫn DN điền thông vào phiếu giấy và gửi phiếu có dấu hoặc chữ ký số xác nhận cho điều tra viên.
Điều tra DN năm 2021 xác định rõ khái niệm DN đơn cơ sở và DN đa cơ sở. Thông tin được thu thập chi tiết đến đơn vị cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động đến cấp quản lý hành chính nhỏ nhất (cấp xã). Nhờ vậy, đánh giá tốt hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và sản phẩm đặc thù của từng địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu của hệ thống tài khoản quốc gia để biên soạn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của các địa phương.
TCTK khẳng định: Tổng ĐTKT 2021 nói chung và Điều tra DN nói riêng là cuộc điều tra hết sức phức tạp và khó. Do đó, cần có sự quan tâm của chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ngành trong công tác triển khai để cuộc điều tra được tổ chức thành công, cung cấp số liệu tốt nhất phục vụ Đảng, Nhà nước và địa phương trong công tác chỉ đạo điều hành nền kinh tế.
TCTK sẽ phối hợp Tổng cục Thuế thu thập toàn bộ danh sách DN quản lý thuế, kết hợp với danh sách DN của TCTK thu được hằng năm để tạo lập danh sách nền phục vụ cho Điều tra DN 2021. Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phối hợp các sở, ban, ngành cung cấp thông tin về DN, HTX trên địa bàn. Từ đó tiến hành đối chiếu, rà soát thông tin DN từ các nguồn nhằm hoàn thiện danh sách nền DN điều tra năm 2021.
Rút kinh nghiệm từ cuộc điều tra DN trước đây, TCTK đưa ra nhiều phương án xử lý trong trường hợp DN không hợp tác để cung cấp thông tin.
Cụ thể, TCTK sẽ phối hợp với Chi Cục Thuế cấp huyện hoặc Cục Thuế cấp tỉnh để yêu cầu DN tự cung cấp thông tin. Đề nghị UBND cấp huyện hoặc tỉnh có công văn đốc thúc DN thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin. TCTK cũng không loại trừ phương án phối hợp tổ chức đoàn thanh tra để thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ cung cấp thông tin của DN…
Dự kiến, kết quả sơ bộ Tổng ĐTKT sẽ được công bố tháng 12-2021 và công bố kết quả chính thức vào tháng 1-2022.
Bộ Y tế: Phòng chống COVID-19 trong tình hình mới tại nơi làm việc
Ngày 23/2, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới tại nơi làm việc.
Bộ Y tế nêu rõ, tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp với chủng biến thể mới, có mức độ lây nhiễm cao, có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, không dừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo đảm an toàn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; Bộ Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đề nghị Ủy ban nhân nhân của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) tăng cường kiểm tra và đôn đốc các cơ sở lao động trên địa bàn quản lý nghiêm túc thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động".
Đặc biệt chỉ đạo công tác tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Yêu cầu người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thưởng xuyên kiểm tra và nhắc nhở người lao động thực hiện nghiêm yêu cầu "5K" trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khai khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế.
Yêu cầu người lao động cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và thường xuyên bật Blutooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 để giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc để nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế).
Hội nghị triển khai tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính Ngày 23-2, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh An Giang, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và hướng dẫn nghiệp vụ điều tra cho ban chỉ đạo, tổ thường trực tổng điều tra cấp tỉnh và huyện. Hội nghị triển khai kế hoạch và hướng dẫn nghiệp vụ tổng...