Triển khai tiếng Anh tích hợp trong trường tiên tiến, hội nhập
Báo SGGP nhận được phản ảnh của nhiều phụ huynh có hộ khẩu ở phường Tân Phong (quận 7) về việc Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (trú đóng trên địa bàn phường Tân Phong) thông báo năm học 2020-2021 chỉ nhận học sinh lớp 1 chương trình tiếng Anh tích hợp.
Ảnh minh họa
Điều này đồng nghĩa với việc học sinh không học chương trình tiếng Anh tích hợp phải nộp hồ sơ tuyển sinh vào các trường tiểu học khác trên cùng địa bàn.
Trước đó, năm học 2019-2020, chương trình tiếng Anh tích hợp chiếm 50% tổng số lớp 1 của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Đây là chương trình thực hiện theo Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” tại các trường công lập do UBND TPHCM phê duyệt tại Quyết định 5695.
Theo đó, ngoài các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành, học sinh được học thêm các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh, do giáo viên bản ngữ giảng dạy.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, ông Ngô Xuân Đông, Trưởng phòng GD-ĐT quận 7, cho biết năm học 2020-2021, quận 7 có kế hoạch xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu theo mô hình tiên tiến với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Để chuẩn bị cho việc triển khai mô hình, trường đã tổ chức họp lấy ý kiến phụ huynh. Kết quả trao đổi cho thấy, 100% phụ huynh đồng ý triển khai mô hình tiên tiến, hội nhập với sĩ số không quá 30 học sinh/lớp.
Tuy nhiên, với việc tổ chức lớp tiếng Anh theo chương trình tích hợp, trường đã thống nhất với phụ huynh sẽ mở lớp theo nguyện vọng và nhu cầu đăng ký của phụ huynh.
Như vậy, những trường hợp học sinh không đủ điều kiện tham gia chương trình tiếng Anh tích hợp có thể học tại các lớp 1 chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Tới đây, Phòng GD-ĐT sẽ tham mưu UBND quận 7 ban hành chính thức kế hoạch tuyển sinh đầu cấp tại địa phương.
Lựa chọn cảm tính
Tiếng Anh cần cho cuộc sống, nhưng có nhất thiết phải chạy theo một cách cực đoan và cảm tính như những gì chúng ta thấy trong thời gian qua không?
Những trung tâm tiếng Anh được quảng cáo là có tới 100% giáo viên bản ngữ mấy năm gần đây đã phủ khá rộng lên tư duy của phụ huynh học sinh TP Thanh Hóa và khu vực lân cận. Những cái tên rất "tây" được họ nhắc nhiều hơn mỗi khi đề cập đến việc học ngoại ngữ của con em mình.
Những tờ rơi quảng cáo các trung tâm tiếng Anh quốc tế cũng xuất hiện ở rất nhiều nơi: Trên tường, trên đường, trên màn hình led nơi công cộng, được dắt trên cửa xe, cánh cửa nhà ở nhiều khu phố làm phiền người tiếp nhận.
Nhân viên các trung tâm tiếng Anh còn liên kết với nhiều trường học lấy số máy phụ huynh học sinh liên lạc nhiều lần đề nghị cho con em họ đi đánh giá trình độ tiếng Anh với mục đích mời chào tham gia các khóa học.
Thậm chí ngay cả đến trẻ mầm non cũng được tiếp xúc với giáo viên bản ngữ. Nghĩa là nhiều trường mầm non tư thục thuê giáo viên nước ngoài để giảng dạy cho các cháu bao gồm cả những trẻ chưa biết đọc, biết viết.
Học tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng chúng ta sẽ đánh giá trình độ của những giáo viên tiếng Anh này thế nào ngoại trừ cảm quan về hình thức của họ.
Phải lưu ý rằng trong số giáo viên nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam có rất nhiều thầy giáo "ba lô". Họ là khách du lịch nhưng kết hợp dạy học theo giờ ở các trung tâm tiếng Anh để có thêm thu nhập. Họ chưa hề có những chứng chỉ và kỹ năng về sư phạm. Thậm chí trong số những người được gọi là giáo viên bản ngữ nhưng chưa chắc đã đến từ Anh quốc hoặc các nước trong khối Anh ngữ. Trình độ tiếng Anh của họ cũng chỉ như nhiều người Việt Nam.
Căn bệnh sính ngoại một cách cực đoan đang khiến nhiều người đang chạy theo những trung tâm tiếng Anh, những "ông tây" với mức học phí cho một gói học tập thậm chí lên tới hàng chục triệu đồng. Như thế có lãng phí quá không khi chúng ta có đội ngũ giáo viên trong nước có trình độ sư phạm, nhiều người tu nghiệp ở các nước thuộc khối Anh ngữ trở về, mức học phí lại vừa phải, phương pháp dạy phù hợp với các giáo trình phổ thông.
Việc cấp phép cho sự ra đời của nhiều trung tâm tiếng Anh quốc tế tại Việt Nam dường như vẫn chưa được định lượng bằng những tiêu chí cụ thể. Hoặc chí ít vẫn còn thiếu sự kiểm tra, giám sát một cách nghiêm túc từ cơ quan quản lý giáo dục khiến cho việc quảng cáo một mặt hàng đặc biệt nhưng cách làm lại gợi cảm giác rao bán một món đồ ở trung tâm thương mại.
Nhiều phụ huynh tỏ ra hài lòng với việc bỏ số tiền lớn để con em mình được học với những giáo viên mà họ gọi là bản ngữ, nhưng chưa chắc đã là sự lựa chọn đúng.
Tuệ Vũ
Theo baothanhhoa
Học sinh Thái Bình thi vào lớp 10 môn Giáo dục công dân Sở GD-ĐT Thái Bình vừa công bố môn thi thứ 3 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 là Giáo dục công dân. Hai môn còn lại là Toán và Ngữ văn. Tất cả đều được thi bằng hình thức tự luận. Ảnh minh họa Cụ thể, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt...