Triển khai thu phí tự động chậm: Bộ GTVT nhận phê bình nghiêm khắc
Từ đầu năm 2020 tới nay, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) tổ chức liên tiếp 3 cuộc họp để đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm theo yêu cầu của Thủ tướng do triển khai thu phí tự động không dừng chậm tiến độ.
Trách nhiệm từ bộ tới địa phương
Theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, việc triển khai thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc phải xong trước ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp nhiều vướng mắc, dẫn tới không đạt mục tiêu trên.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, không ít nhà đầu tư dự án BOT giao thông đã không đồng tình với cách triển khai của Bộ GTVT khi cho rằng, họ không có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động (chỉ 1 đơn vị cung cấp độc quyền); không được quản lý trạm thu phí (phải bàn giao trạm cho đơn vị thu phí tự động).
Trong khi đó, đơn vị triển khai thu phí tự động (Cty VETC) gặp khó khăn về tài chính, đứng trước nguy cơ phá sản. Chưa nhiều chủ phương tiện sử dụng thu phí tự động do tài khoản giao thông nhất là khi họ phải nộp tiền trước nhưng không được tính lãi suất nếu kết dư. Theo các chuyên gia giao thông, có không ít nhà đầu tư BOT giao thông thích thu phí thủ công, vì nó kém minh bạch hơn thu phí tự động…
Một lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, triển khai thu phí tự động trên thực tế gặp khó khăn, vướng mắc nhiều hơn dự liệu ban đầu, dẫn tới không đạt lộ trình Thủ tướng giao. Khó khăn chủ yếu liên quan tới pháp lý, đàm phán để lắp đặt hệ thống thu phí tự động. Với giai đoạn 2, liên danh nhà đầu tư trúng thầu (do Viettel đứng đầu) gặp khó khăn trong quá trình lập doanh nghiệp và dự án. Chủ phương tiện cũng chưa mặn mà sử dụng thu phí tự động… Ngoài ra, người thực hiện, quản lý, giám sát triển khai thu phí tự động gần như chưa có kinh nghiệm, nên quá trình thực hiện phát sinh tồn tại, hạn chế.
Về trách nhiệm, Bộ GTVT xác định, cơ quan này chịu trách nhiệm trong triển khai thu phí tự động chậm với các trạm do bộ quản lý (74 trạm thu phí); Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm với các tuyến cao tốc do Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý (5 tuyến cao tốc); UBND các địa phương chịu trách nhiệm với những trạm thuộc phạm vi quản lý (19 trạm). “Nhận thức rõ trách nhiệm đó, các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan”, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay.
Video đang HOT
Về phần mình, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm; 30 cá nhân thuộc các đơn vị của bộ đã có bản kiểm điểm trách nhiệm liên quan tới việc dự án chậm tiến độ (9 cá nhân nhận hình thức rút kinh nghiệm, 6 cá nhân nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm).
Có thể để nhà đầu tư BOT tự quản
Về giải pháp, Bộ GTVT cho hay, đã đề xuất các giải pháp về mặt pháp lý để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thu phí tự động. Trong đó, Bộ GTVT tập trung vào đề xuất sửa đổi Quyết định 07/2017 của Thủ tướng, dự thảo này vừa được đưa ra lấy ý kiến. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất, các trạm thu phí đang hoạt động phải vận hành thu phí tự động sau 1 năm kể từ ngày chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động. Với trạm thu phí mới, chỉ được thu phí khi đã triển khai thu phí tự động. Trạm thu phí nào chậm triển khai sẽ bị dừng thu phí.
Đặc biệt, Bộ GTVT đề xuất cho phép nhà đầu tư dự án BOT và đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động thoả thuận về đơn vị quản lý trạm thu phí (thay vì nhà đầu tư dự án BOT bắt buộc phải chuyển giao quyền quản lý, vận hành trạm thu phí cho đơn vị thu phí tự động như đã nêu trong Quyết định 07). Bên cạnh đó, chủ phương tiện, có thể nộp tiền vào tài khoản thu phí qua hình thức nộp tiền vào ví điện tử, hoặc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Dự thảo cũng bổ sung quy định nộp phí theo tháng, quý. Chủ phương tiện cũng được sử dụng dịch vụ thu phí tự động khi chưa nộp tiền vào tài khoản giao thông, đơn vị thu phí sẽ ghi nợ và thông báo với chủ phương tiện; tối đa 10 ngày từ khi nhận thông báo, chủ phương tiện phải chuyển tiền trả phí. Trường hợp chủ phương tiện không nộp, đơn vị thu phí có quyền khởi kiện đòi nợ.
Ngoài ra, Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, cũng bổ sung quy định: Phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng, tước bằng lái 1-3 tháng đối với người lái xe không hoàn thành đủ điều kiện để thu phí tự động mà đi vào làn thu phí tự động…
Từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Bộ GTVT tổ chức 3 cuộc họp để kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong đó, có 4 đơn vị của Bộ GTVT nhận hình thức phê bình nghiêm khắc và rút kinh nghiệm; Bộ trưởng Bộ GTVT và thứ trưởng phụ trách nhận hình thức phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm.
Visa và MasterCard thu 'phí chồng phí'
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Visa và MasterCard đề nghị hai tổ chức thẻ quốc tế này miễn, giảm một số loại phí trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ.
Trên cơ sở phản ánh của các ngân hàng, VNBA đề nghị 2 tổ chức thẻ quốc tế chiếm thị phần lớn này xem xét miễn, giảm một loạt phí để hỗ trợ các ngân hàng trong nước ít nhất trong vòng 12 tháng tới. Về lâu dài, 2 tổ chức này cũng cần xem xét có chính sách phí phù hợp để hỗ trợ thị trường Việt Nam phát triển ổn định và hiệu quả hơn.
Lý giải đề nghị Visa và MasterCard miễn, giảm phí của mình, VNBA cho biết, trong cơ cấu phí thu của 2 tổ chức này, phí xử lý giao dịch chiếm phần lớn. Trong đó, loại phí này vừa thu theo số lượng giao dịch vừa thu theo doanh số giao dịch, dẫn đến tình trạng phí chồng phí đối với 1 giao dịch.
VNBA dẫn ví dụ, trên 1 giao dịch thẻ, Visa và MasterCard có thể thu các loại phí như phí cấp phép, phí thanh toán, phí thương hiệu, phí chi tiêu trong/ngoài Việt Nam, phí dịch vụ và các loại phí khác theo giao dịch...
Vì vậy, cơ quan này đề nghị 2 tổ chức thẻ quốc tế nói trên xem xét giảm tối thiểu 50% phí xử lý giao dịch trong vòng 12 tháng tới đối với tất cả ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành (bao gồm cả phí xử lý giao dịch thanh toán thẻ trực tuyến qua các cổng thanh toán quốc tế).
VNBA cho rằng Visa và MasterCard đang thu nhiều loại phí không hợp lý. Ảnh: V.S.
Đồng thời, áp dụng cơ chế thu 1 loại phí đối với 1 giao dịch, chỉ thu theo số lượng giao dịch hoặc doanh số giao dịch để hạn chế tình trạng phí chồng phí. Ngoài ra, chỉ thu phí đối với giao dịch thành công, không thu phí với giao dịch lỗi.
VNBA cũng đề xuất ngân hàng thanh toán phải trả phí cho ngân hàng phát hành với phí trao đổi. Theo đó, do mức phí trao đổi các tổ chức thẻ quốc tế thu cao nên các ngân hàng thanh toán phải thu của đơn vị chấp nhận thẻ cao tương ứng. Ngoài ra, dưới tác động của dịch Covid-19, doanh số thanh toán đang sụt giảm mạnh dẫn đến việc ngân hàng thanh toán thu không đủ bù chi. Dẫn tới không có doanh thu từ phí thanh toán nhưng vẫn phải tiếp tục chi phí đầu tư, bảo dưỡng và vận hành hệ thống và trả phí trao đổi rất cao cho ngân hàng phát hành cùng các phí khác cho tổ chức thẻ.
Vì vậy, hiệp hội đề nghị Visa và MasterCard giảm mức phí trao đổi nói trên cho các nhóm ngành nghề căn cứ theo mức độ dịch bệnh. Trong đó, miễn phí với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ, không phải là các đơn vị kinh doanh dịch vụ (nhóm ngành thiết bị y tế, bệnh viện, trường học, nhóm ngân sách, chi tiêu công, viễn thông). Giảm 50% phí với nhóm đơn vị chấp nhận thẻ thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ (khách sạn, du lịch, ăn uống, vận tải) và các nhóm ngành khác (siêu thị, điện máy).
Ngoài ra, VNBA cũng đưa ra loạt giải pháp dài hạn để Visa và MasterCard hỗ trợ thị trường thẻ trong nước (được xếp vào nhóm thị trường mới phát triển). Trong đó, giảm 50% phí xử lý giao dịch so với mức thu hiện tại (tương đương còn 0,015 USD/giao dịch) và miễn thu với các loại phí đăng ký và sử dụng dịch vụ cổng cho đơn vị chấp nhận thẻ và phí bảo trì hàng tháng...
Theo số liệu từ VNBA, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh số sử dụng thẻ của nhóm các ngân hàng lớn đã giảm mạnh. Tính đến tháng 3, doanh số sử dụng thẻ trong nước đã giảm 21% và doanh số sử dụng thẻ tại nước ngoài giảm 28% so với cùng kỳ.
Doanh số thanh toán thẻ cũng giảm mạnh qua các tháng, đặc biệt trong tuần đầu tháng 4, doanh số thanh toán bình quân đã giảm 78% so với cùng kỳ và giảm 93% so với tháng 3 liền trước.
Tại nhiều đơn vị chấp nhận thẻ như hàng không, giáo dục, du lịch... doanh số thanh toán trong tháng 3 đã giảm 80% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục giảm mạnh trong các tháng tới.
Quang Thắng
Nam Long Group (NLG) báo lãi 110 tỷ đồng sau thuế, giảm 24% so với cùng kỳ Công ty đang sở hữu 19,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị ghi sổ vào khoảng gần 383 tỷ đồng và đang có kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu quỹ. Ảnh minh họa. CTCP Đầu tư Nam Long (mã NLG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với doanh thu thuần tăng 25% so với cùng kỳ...