Triển khai SGK lớp 1 tại Ninh Bình: Chủ động bắt nhịp yêu cầu
Gần 1 tháng triển khai Chương trình GDPT, SGK lớp 1 tại Ninh Bình đã ghi nhận những tín hiệu tích cực trong dạy và học. Dù còn những khó khăn nhất định phải vượt qua, song giáo viên (GV) và học sinh (HS) đã bắt nhịp với đổi mới.
Cô và trò lớp 1A Trường Tiểu học Ninh Thắng ( xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) trong giờ luyện viết. Ảnh: NTCC
Cô Trần Thị Hợi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) cho biết: Năm học 2020 – 2021 trường có 131 HS lớp 1 chia thành 4 lớp. GV và HS dạy học theo Chương trình SGK lớp 1 mới với nhiều thuận lợi bởi SGK và các trang thiết bị đồ dùng dạy học, phần mềm hướng dẫn dạy học được trang bị đầy đủ.
Cùng đó, GV được tập huấn dạy học SGK lớp 1 kỹ càng nên nắm chắc quy trình dạy học. Môn Tiếng Việt dù được đánh giá khó hơn song quá trình triển khai không khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, nhà trường xác định đây là năm đầu tiên triển khai thay sách vô cùng quan trọng nên đã ưu tiên bố trí những GV có kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng đứng lớp.
Bà Phạm Thị Tuất – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng cho biết: Trước khi triển khai Chương trình GDPT mới, ngành GD-ĐT Ninh Bình thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về công tác tuyên truyền tới phụ huynh, HS, nhà trường, GV về những đổi mới trong chương trình; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phụ huynh, nhà trường trong chọn SGK; tập huấn cho GV, cán bộ quản lý giáo dục về tổ chức thực hiện dạy và học theo Chương trình SGK mới.
Từ thực tế Trường Tiểu học Khánh Nhạc B, cô Trần Thị Hợi chia sẻ: Khó khăn trước hết là đòi hỏi thiết bị dạy học phải hiện đại, mới thì triển khai đạt hiệu quả. Do đó, các trường phải ưu tiên, đầu tư nhiều hơn. Năm học này, nhà trường không có tuần HS làm quen với chương trình mà bước vào giảng dạy ngay nên chưa đạt hiệu quả mong muốn. GV dạy lớp 1 phải đầu tư thời gian để xây dựng, thiết kế từng bài giảng kỹ càng. Mỗi bài giảng phải soạn và dạy thử để tổ dự giờ đánh giá, nhận xét… sau đó rút kinh nghiệm và triển khai vận dụng cho các lớp tùy theo trình độ, điều kiện, đối tượng lớp.
Video đang HOT
Cô Đỗ Thị Mỹ – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Thắng (xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) lại cho rằng: Thời gian để làm quen chưa nhiều nên việc cập nhật cái mới chưa đủ để xóa bỏ hoàn toàn thói quen, phương pháp dạy học đã ăn sâu nhiều năm trong GV. Quá trình dạy học, GV vẫn còn những ảnh hưởng phương pháp, cách thức cũ. Cùng đó, HS chuyển từ mầm non lên tiểu học chưa quen với việc chuyển từ chơi sang học… đòi hỏi GV mất nhiều thời gian hơn cho việc ổn định nền nếp, cách học.
Theo bà Phạm Thị Tuất, thời gian tới sẽ tích cực kiểm tra nắm tình hình, triển khai, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng (đặc biệt đi sâu vào sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học)… để Chương trình GDPT mới và SGK lớp 1 đạt hiệu quả cao nhất, giúp GV có tâm thế vững vàng, mỗi tiết dạy phải mang tới hứng thú, HS tiếp thu bài một cách thoải mái nhất…
Dạy học thực nghiệm tài liệu GD địa phương: Khuyến khích giáo viên sáng tạo, linh hoạt
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 triển khai trong năm học 2020 - 2021 cùng SGK lớp 1 mới được Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương chủ động biên soạn để phát huy những lợi thế riêng.
Tiết dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 1 tại Trường Tiểu học Nho Quan - thị trấn Ninh Bình (Ninh Bình). Ảnh: NTCC
Ninh Bình - một trong những địa phương đã cơ bản hoàn thành khâu biên soạn và đưa vào dạy học thực nghiệm để lấy ý kiến góp ý.
Đổi mới trong biên soạn
Ông Đỗ Văn Thông - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Cuốn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 cơ bản hoàn thành. Hiện đang đợi thẩm định của hội đồng UBND tỉnh, cùng sự góp ý của 20 trường tiểu học sau khi dạy học thực nghiệm.
Cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được soạn thảo với 4 chủ đề: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở địa phương; Lễ hội truyền thống. Các chủ đề sẽ giúp HS nhận ra vẻ đẹp của quê hương Ninh Bình, thêm yêu và tự hào về nơi mình đang sinh sống.
Theo ban soạn thảo, công tác biên soạn được đầu tư kĩ càng. Cuốn tài liệu được trình bày cả kênh chữ và kênh hình, trong đó kênh hình được xác định là trọng tâm nhằm đáp ứng sự phù hợp về trình độ phát triển nhận thức và đặc trưng tâm lý lứa tuổi HS lớp 1. Kênh chữ có mục đích chỉ dẫn các hoạt động học tập, đưa ra câu hỏi cho HS thực hiện.
Đáng chú ý, quán triệt tinh thần dạy học theo định hướng năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 được cấu trúc theo các "Hoạt động": Khởi động - Khám phá - Luyện tập - Vận dụng.
Ở phần khởi động sẽ tạo tâm thế giúp HS có ý thức, tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập, thấy thích thú và háo hức với những điều mới mẻ. Phần khám phá, giúp HS được tham quan địa điểm nổi tiếng của quê hương, gặp gỡ nhiều danh nhân và hòa mình vào các hoạt động đáng nhớ.
Còn với phần luyện tập, HS được củng cố kiến thức, kỹ năng vừa được lĩnh hội, trên cơ sở liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề, đóng góp sức mình làm đẹp hơn cho quê hương.
Hoàn thiện để phù hợp với HS
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình khẳng định: Cuốn tài liệu với mục đích cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình GDPT, bảo đảm yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí...) ở từng lớp cấp tiểu học.
Cô Trần Thanh Bình - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nho Quan - Thị trấn Ninh Bình cho biết: Là 1 trong số 20 trường tiến hành dạy học thực nghiệm cuốn tài liệu, trường triển khai cho toàn bộ GV dạy lớp 1 năm học tới nghiên cứu tài liệu. Sau đó 4 GV bước vào dạy mẫu 4 chủ đề trong sách.
Qua dạy thực nghiệm cho thấy, về cơ bản tài liệu sử dụng tranh ảnh nhiều và đẹp mắt, điều đó đã kích thích được HS học tập. Nội dung phong phú, thông tin bổ ích giúp HS hiểu biết thêm về văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội... của địa phương.
Tuy nhiên cô Bình cũng cho rằng: Có 1 số chủ đề kiến thức còn hơi "nặng" so với tiếp nhận của HS lớp 1 (ví dụ như chủ đề về nhân vật lịch sử). Bản thân GV để dạy và cung cấp được kiến thức cho HS phần này cũng phải tìm hiểu kiến thức trước bởi không phải GV nào cũng đủ am hiểu đầy đủ kiến thức lịch sử địa phương.
"Sách có nhiều ưu điểm, nhưng sau dạy học thực nghiệm chúng tôi vẫn mong muốn ban soạn thảo có điều chỉnh nhất định trên sự đóng góp của các trường. Như vậy, tài liệu sẽ phù hợp với HS lớp 1 cũng như dễ dàng hơn cho GV trong quá trình giảng dạy..." - cô Trần Thanh Bình bày tỏ.
Bà Phạm Thị Tuất - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) khẳng định: Tài liệu đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sau quá trình triển khai dạy thực nghiệm, lấy ý kiến đóng góp của nhà trường sẽ điều chỉnh để có được nội dung, chất lượng tốt nhất. Mặt khác, không chỉ điều chỉnh trước khi in ấn và triển khai dạy học năm học tới, những năm học tiếp theo ngành Giáo dục Ninh Bình tiếp tục lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp để điều chỉnh. Có như vậy, các trường tiểu học trong toàn tỉnh Ninh Bình mới thực hiện hiệu quả, chất lượng chương trình nội dung giáo dục địa phương, phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.
Ninh Bình vinh danh Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 Chiều 28.9, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức buổi gặp mặt vinh danh và khen thưởng Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2020, Nguyễn Thị Thu Hằng. Ông Tổng Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình trao Bằng khen cho Nguyễn Thị Thu Hằng, Quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2020. Ảnh: NT Tại buổi gặp mặt,...